Nuôi cấy mô là thế nào?

giongcaynongnghiep

Junior Member
Hiện tại bên mình đang có cung cấp giống chuối nuôi cấy mô. Nhưng mình thực sự cũng chưa hiểu lắm vê phương pháp nuôi cấy mô này. Mong mọi người giải thích giúp. các bạn có thể liên hệ qua mail hoặc sđt 0979589557 thân ái
 
Hiện tại bên mình đang có cung cấp giống chuối nuôi cấy mô. Nhưng mình thực sự cũng chưa hiểu lắm vê phương pháp nuôi cấy mô này. Mong mọi người giải thích giúp. các bạn có thể liên hệ qua mail hoặc sđt 0979589557 thân ái

Chào bạn. Mình cũng đang làm về Nuôi cấy mô, nói ra thì nó nhiều bước và nhiều cách lắm. Mình khuên nếu bạn muốn tìm hiểu có thể lên google search lấy một quyển về Công nghệ sinh học, hay nuôi cấy mô tế bào thực vật sẽ rất rõ ràng. Cong nếu hỏi chi tiết và đi sâu thì mình có thể trả lời cho bạn. Nơi mình đang làm việc, mình cũng đang nhân chuối Tiêu hồng , chuối tây mô, hoa lan các loại, Cây dược liệu Ba Kích, Đinh lăng, các cây lâm nghiệp, hoa dạ yến thảo nữa. Không biết Gía Chuối mô bên bạn thế nào? Có gì LH mình qua email. nguyenquocdong89@gmail.com
Thân ái
 
  • [FONT=&quot]Các giai đoạn trong nhân giống cấy mô:[/FONT]
[FONT=&quot]Giai đoạn 0: Chuẩn bị cây mẹ[/FONT]
[FONT=&quot]Giai đoạn 1: Bắt đầu tiệt trùng mẫu cấy[/FONT]
[FONT=&quot]Giai đoạn 2: Nhân chuyền[/FONT]
[FONT=&quot]Giai đoạn 3: - Kéo dài[/FONT]
[FONT=&quot] - Tạo rễ và tiền thuần dưỡng[/FONT]
[FONT=&quot]Giai đoạn 4: Thuần dưỡng[/FONT]
[FONT=&quot]1. Cây mẹ và mẫu cấy:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] a. Cây mẹ: [/FONT][FONT=&quot]Cây lấy mẫu muốn đạt được kết quả tốt cần lưu ý các điều kiện sau:[/FONT]
[FONT=&quot] - Chế độ dinh dưỡng của cây mẹ: cây phải sinh trưởng và phát triển tốt.[/FONT]
[FONT=&quot] - Cây mẹ phải bảo đảm sạch bệnh.[/FONT]
[FONT=&quot] - Vị trí lấy mẫu trên cây: Mẫu được lấy ở phần trên mặt đất thì dễ đạt hơn.[/FONT]
[FONT=&quot] - Thời gian lấy mẫu.[/FONT]
[FONT=&quot] b. Mẫu cấy: [/FONT][FONT=&quot]Tỷ lệ thành công của công đoạn vô trùng mẫu cấy phụ thuộc các yếu tố sau:[/FONT]
[FONT=&quot] - Tình trạng sinh lý của mẫu cấy ban đầu rất quan trọng, những mô trưởng thành tốt[/FONT]
[FONT=&quot]hơn mô già cõi, nếu mẫu cấy là chồi thì phải đủ độ thành thục (chồi bánh tẻ).[/FONT]
[FONT=&quot] - Mô bên trong ít nhiễm hơn bên ngoài. Ví dụ như mầm bên trong, bầu, hạt... Mô bên[/FONT]
[FONT=&quot]trên mặt đất ít nhiễm hơn mô dưới mặt đất.[/FONT]
[FONT=&quot] - Những mẫu kích thước nhỏ thì ít nhiễm hơn mẫu lớn, nhưng khả năng sống sót kém[/FONT]
[FONT=&quot]hơn.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Sự vô trùng: [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] Trong nuôi cấy mô, tiệt trùng mẫu cấy là rất quan trọng nhằm đảm bảo mẫu cấy không bị[/FONT]
[FONT=&quot]nhiễm khuẩn, thông thường sử dụng các phương pháp nhiệt, lọc, hoá chất ...[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Hoá chất[/FONT][FONT=&quot][/FONT]​
[FONT=&quot]Nồng độ áp dụng[/FONT][FONT=&quot][/FONT]​
[FONT=&quot]Thời gian áp dụng (phút)[/FONT][FONT=&quot][/FONT]​
[FONT=&quot]Calci hypochlorite[/FONT]
[FONT=&quot]9-10%[/FONT]
[FONT=&quot]5-30[/FONT]
[FONT=&quot]Nước Javel hoặc Clorox (NaOCl)[/FONT]
[FONT=&quot]2% của dung dịch tẩy rửa (20% NaOCl)[/FONT]
[FONT=&quot]5-30[/FONT]
[FONT=&quot]Nước Brom[/FONT]
[FONT=&quot]1-2%[/FONT]
[FONT=&quot]2-10[/FONT]
[FONT=&quot]H2O2[/FONT]
[FONT=&quot]10-20%[/FONT]
[FONT=&quot]5-15[/FONT]
[FONT=&quot]AgNO3[/FONT]
[FONT=&quot]1%[/FONT]
[FONT=&quot]5-30[/FONT]
[FONT=&quot]HgCl2[/FONT]
[FONT=&quot]0.1-1%[/FONT]
[FONT=&quot]2-10[/FONT]
[FONT=&quot]Kháng sinh[/FONT]
[FONT=&quot]400-500 mg/l[/FONT]
[FONT=&quot]30-60[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]

[FONT=&quot] [/FONT]

[FONT=&quot]3. Một số vấn đề phát sinh trong khử trùng bề mặt mẫu cấy:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] - Virus: là tác nhân gây hại nguy hiễm trong nông nghiệp. Một mẫu cấy nhiễm virus có[/FONT]
[FONT=&quot]thể tạo ra vô số cây con nhiễm. Vì vậy để tạo cây giống không nhiễm virus thì mẫu cấy ban[/FONT]
[FONT=&quot]đầu phải đảm bảo không bị nhiễm virus. Để đảm bảo loại bỏ virus có thể dùng phương[/FONT]
[FONT=&quot]pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng kết hợp với nhiệt trị, hoá trị hoặc vi ghép.[/FONT]
[FONT=&quot] - Vi khuẩn: nhiễm do vi khuẩn thường gặp trong nuôi cấy mô. Vi khhuẩn có thể sống tự[/FONT]
[FONT=&quot]do trong không khí. Sự hiện diện của chúng trong môi trường nuôi cấy gây nhiều bất lợi,[/FONT]
[FONT=&quot]có thể gây chết cây hoặc làm chậm sinh trưởng của mẫu nuôi cấy.[/FONT]
[FONT=&quot] Trong thực tế, việc quản lý mẫu cấy và môi trường nuôi cấy vô trùng là rất khó khăn. Đôi[/FONT]
[FONT=&quot]khi triệu chứng nhiễm xuất hiện chậm trong môi trường nuôi cấy hoặc sau vài lần cấy[/FONT]
[FONT=&quot]chuyền. Các vi khuẩn gây nhiễm thường gặp trong quá trình nuôi cấy là Agrobacterium,[/FONT]
[FONT=&quot]Bacillus, Pseudomonas, Lactobacillus, Staphylococus. Biện pháp khắc phục phổ biến là[/FONT]
[FONT=&quot]cấy đỉnh sinh trưởng hoặc dùng kháng sinh.[/FONT]
[FONT=&quot] - Nấm: rất dễ nhiễm trong quá trình nuôi cấy làm hạn chế sự phát triển của mẫu cấy, làm[/FONT]
[FONT=&quot]chết mẫu cấy. Nhiều loại nấm thường gặp trong nuôi cấy mô là Aspergillus, Candida, Microsprium, Phialopora. Sự nhiễm nấm thường dễ phát hiện sau 1 đến 2 tuần cấy mẫu, nguyên nhân[/FONT]
[FONT=&quot]gây nhiễm là do khử trùng bề mặt mẫu cấy chưa sạch hoặc hoá chất khử trùng chưa thích[/FONT]
[FONT=&quot]hợp, nhiễm do thao tác cấy chuyền hoặc bởi côn trùng nhỏ...[/FONT]
[FONT=&quot]4. Hiện tượng thừa nước[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] Hiện tượng thừa nước được biểu hiện như lóng ngắn hơn cây bình thường, mộng nước,[/FONT]
[FONT=&quot]giòn, dễ gẫy, màu sắc bất thường, chủ yếu do:[/FONT]
[FONT=&quot] - Mẫu cấy: tuỳ loài giống, độ dài thời gian cấy chuyền, số lần cấy chuyền, cách đặt mẫu[/FONT]
[FONT=&quot]cấy trên môi trường.[/FONT]
[FONT=&quot] - Môi ttrường: loại và nồng độ agar, nồng độ của khoáng, loại và nồng độ auxin.[/FONT]
[FONT=&quot] - Bình chứa quyết định thành phần và nồng độ khí.[/FONT]
5. Sự hoá nâu
Mẫu cấy và môi trường thường trở nên nâu hoặc đen sau khi cấy, sau một thời gian mô
thường chết. Sự sinh trưởng bị ảnh hưởng nặng ở những loài có nồng độ tanin cao hoặc
các hợp chất phenol.
* Cách khắc phục sự hoá nâu:
- Để các mẫu đã cấy vào trong tối hoặc nơi ánh sáng ít hơn.
- Cấy chuyền nhiều lần, có thêm chất oxy hoá vào môi trường nuôi cấy.
- Ngâm trong nước máy hoặc trong các chất oxy hoá như Acid ascorbic (Vitamin C); acid
citric...Sau khi khử trùng mẫu cấy có thể ngâm trong nước cất đã khử trùng 1-2 giờ tuỳ đặc
tính của mô cấy.
[FONT=&quot]6. Sự thuần dưỡng:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] Cây được nuôi trong phòng đến khi hoàn chỉnh thì cho ra ngoài thuần dưỡng thành cây[/FONT]
[FONT=&quot]con thành thục ở ngoài môi trường tự nhiên thích hợp.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Điều kiện trong keo[/FONT]
[FONT=&quot]Điều kiện bên ngoài nhà lưới[/FONT]
[FONT=&quot]Nhiệt độ: 26 ± 20C[/FONT]
[FONT=&quot]Ẩm độ: Tương đương 100%[/FONT]
[FONT=&quot]Cường độ ánh sáng: 1000 lux[/FONT]
[FONT=&quot]Nhiệt độ: 29 - 340C[/FONT]
[FONT=&quot]Ẩm độ: Tương đương 67-75%[/FONT]
[FONT=&quot]Cường độ ánh sáng: 3000-4000[/FONT]
[FONT=&quot] lux[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]

[FONT=&quot] [/FONT]

[FONT=&quot] [/FONT]

[FONT=&quot]Cấu trúc hình thái và giải phẩu của cây cấy mô có một số khác biệt so với cây con trồng trong[/FONT]
[FONT=&quot]nhà lưới:[/FONT]
[FONT=&quot] - Lớp cutin: do ẩm độ trong bình nuôi cấy cao nên sự thiếu lớp sáp dày trên bề mặt lá[/FONT]
[FONT=&quot] là một trong những nguyên nhân làm cho cây cấy mô dễ mất nước và dễ chết trong điều kiện[/FONT]
[FONT=&quot]tự nhiên.[/FONT]
[FONT=&quot] - Khí khẩu: ở cây cấy mô thì khí khẩu có dạng tròn so với bình thường cây trồng trong nhà[/FONT]
[FONT=&quot] lưới có cấu trúc hình elip. Mặt khác, cây cấy mô có số khí khẩu trên đơn vị diện tích lá nhiều[/FONT]
[FONT=&quot]hơn cây trồng trong nhà lưới. Khí khẩu của cây cấy mô chưa có chức năng đóng mở, khi[/FONT]
[FONT=&quot]chuyển từ bình nuôi cấy ra môi trường bên ngoài hầu hết khí khẩu đều mở. Vì vậy, trong[/FONT]
[FONT=&quot]những ngày đầu khi chuyển cây cấy mô ra môi trường ngoài sự mất nước của cây rất cao.[/FONT]
[FONT=&quot] - Lá của cây cấy mô mỏng hơn lá của cây trồng trong nhà lưới.[/FONT]
[FONT=&quot] - Thân của cây cấy mô thiếu mô giữa và cương mô là những mô hỗ trợ cho sự cứng[/FONT]
[FONT=&quot]chắc của thân. Vì vậy, cây cấy mô thường yếu hơn cây trồng trong nhà lưới.[/FONT]
[FONT=&quot] - Rễ của cây cấy mô thường chưa có chức năng như một số loài, rễ chưa phát triển[/FONT]
[FONT=&quot]lông hút, chưa hoàn chỉnh sự liên kết giữa hệ mạch rễ và thân.[/FONT]


7. Một số ứng dụng nổi bật:
Ứng dụng nuôi cấy mô trong giai đoạn hiện nay để nhân nhanh cây giống là rất cần thiết,
nhất là đối với những giống cây khó nhân nhanh bằng biện pháp thông thường hoặc cần sản
xuất ra hàng loạt theo nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên nếu sản xuất ra số lượng nhiều mà không có người mua thì không có hiệu quả.
Do đó thường thì cơ sở nuôi cấy mô sản xuất theo đơn đặt hàng trước.
 
bạn cho mình xin tỷ lệ pha môi trường mẹ và lấy ra bao nhiều của mỗi MS khi vào môi trường nuôi cấy được không ạ, mình cảm ơn
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top