Xin hỏi về mối quan hệ giữa vật lí và sinh học (quang hợp) ?

Sky037

Junior Member
Chào các anh chị
- Như mọi người đã biết, quá trình quang hợp là cấn ánh sáng.
- Cũng có nhiều câu hỏi liên quan tới việc ánh sáng đỏ,xanh,tím ... ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
- Trong quá trình quang hợp có một giai đoạn gọi là giai đoạn quang vật lý, sự vận chuyển các electron, các foton ánh sáng trong giai đoạn này.
.
VẬY CHO EM HỎI:
- Nếu trong quá trình quang hợp có sự ảnh hưởng của các yếu tố như electron,foton ánh sáng, bước sóng ánh sáng, cường độ chiếu sáng ... vậy có mối liên hệ vật lí nào trong quá trình quang hợp không, mà cụ thể là có một sự liên quan nào giữa CƠ HỌC LƯỢNG TỬ (CHLT) và QUANG HỢP (QH) không ?
- Nếu có sự liên quan giữa CHLT và QH thì ở giai đoạn nào trong quá trình QH thể hiện rõ nhất mối quan hệ đó, hay nói cách khác, trong giai đoạn nào của quá trình QH thì CHLT có tác động mạnh mẽ nhất.
- Khi ứng dụng vào thực tế, cụ thể là lĩnh vực nông nghiệp, ta có thể ứng dụng CHLT vào quá trình QH như thế nào để cho cây trồng đạt năng suất cao nhất, anh chị có thể cho e một ví dụ cụ thể được không ?
- Trong công nghệ vi nhân giống quang tự dưỡng, ta có thể sử dụng mối quan hệ giữa CHLT và QH được ko, nếu có thì sử dụng như thế nào ?
.
Em xin cám ơn
 
Mấy hôm rồi không có ai trả lời cho bạn, mà mình cũng đang muốn đọc. Nói chung là mình k trả lời được vì quên hết quang hợp thế nào rồi, trừ câu hỏi đầu tiên,
- Nếu trong quá trình quang hợp có sự ảnh hưởng của các yếu tố như electron,foton ánh sáng, bước sóng ánh sáng, cường độ chiếu sáng ... vậy có mối liên hệ vật lí nào trong quá trình quang hợp không, mà cụ thể là có một sự liên quan nào giữa CƠ HỌC LƯỢNG TỬ (CHLT) và QUANG HỢP (QH) không ?
quá chung chung nên có thể trả lời chung chung như sau.

Tất nhiên là có. Cơ học lượng tử mô tả tương tác các hạt nên thực ra quan trọng với hầu hết các quá trình quang hoá, nói riêng quang hợp. Cụ thể là nó mô tả tương tác giữa photon và điện tử, mà kết quả là kích thích điện tử thoát khỏi liên kết. Tuy nhiên về mặt chi tiết có lẽ không có nhiều ý nghĩa, ngoài điều tổng quát thể hiện rằng điện tử hấp thụ năng lượng gián đoạn cộng hưởng với một vài dải màu sắc nhất định (chứ k liên tục như cơ học cổ điển). Phổ hấp thụ gián đoạn là hệ quả của cơ học lượng tử (cơ học cổ điển cho phổ hấp thụ liên tục). Mình chỉ nghĩ được thế.
- Khi ứng dụng vào thực tế, cụ thể là lĩnh vực nông nghiệp, ta có thể ứng dụng CHLT vào quá trình QH như thế nào để cho cây trồng đạt năng suất cao nhất, anh chị có thể cho e một ví dụ cụ thể được không ?
Cái này mình nghĩ là không có nhiều triển vọng. Mình đoán là: ngụ ý của cơ học lượng tử là tác động phổ sáng khác nhau cho năng suất quang hợp khác nhau ở các diệp lục có màu khác nhau. Tạm thời mình không nghĩ ra cách nào cải thiện năng suất mà không tốn kém gấp mấy lần. Trong nghiên cứu dùng để chọn lọc thì có thể.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top