phuongthao2002
Junior Member
Động vật kích thước cơ thể nhỏ có tỷ lệ trao đổi chất mạnh hơn, cảm nhận thời gian chậm hơn so với con người, khiến chúng tiếp nhận được thêm thông tin trong mỗi giây.
Chúng ta thường cho rằng thời gian là giống nhau đối với tất cả mọi loài, nhưng theo nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Animal Behaviour, vấn đề cảm nhận thời gian nhanh chậm khác nhau tùy thuộc vào từng loài sinh vật.
Các loài động vật nhỏ có tỷ lệ trao đổi chất nhanh (ví dụ họ hàng nhà ruồi hay chim ruồi) cảm nhận được thêm thông tin trong một đơn vị thời gian, điều này có nghĩa là chúng trải nghiệm hành động chậm hơn so với những loài có kích thước cơ thể lớn, trao đổi chất chậm hơn, bao gồm con người. Nghiên cứu trên được tiến hành bởi các nhà khoa học từ trường Trinity College Dublin của Ireland, trang MNN cho hay.
Thậm chí sự thay đổi này còn diễn ra trong cùng một loài. Tác giả của công trình nghiên cứu cho thấy, đối với con người, một số vận động viên có thể nâng cao khả năng đôi mắt của họ để theo dõi sự chuyển động của một quả bóng trong suốt trận thi đấu ở tốc độ cao. Nhận thức về thời gian cũng thay đổi một cách tinh tế theo tuổi tác, điều này giúp giải thích lý do tại sao trẻ em cảm nhận thời gian dường như chậm hơn so với người lớn.
"Theo kết quả nghiên cứu, vấn đề nhận thức thời gian là một khía cạnh chưa từng được biết đến, chúng tôi bắt đầu hiểu ra rằng, có một mức độ chi tiết về thế giới chỉ một số loài động vật có thể cảm nhận được, điều này thật hấp dẫn vì cách các loài động vật cảm nhận thế giới khác chúng ta”, Andrew Jackson, đồng tác giả nghiên cứu nói.
Jackson và đồng sự đã chứng minh điều này với một hiện tượng gọi là “tần số nhấp nháy kết hợp” dựa trên tốc tốc độ tối đa của đèn nhấp nháy mà một con vật có thể nhìn thấy trước khi ánh đèn trông có vẻ ổn định, tức là ánh sáng liên tục giống như nguyên lý của chiếc TV. Đây là lý do tại sao con chó gặp khó khăn khi nhìn hình ảnh trên truyền hình, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng đôi mắt của chó có tốc độ ghi nhận hình ảnh cao hơn so với màn hình TV, chúng cảm nhận màu sắc ít hơn con người.
Nghiên cứu được thực hiện trên 30 loài khác nhau từ động vật gặm nhấm, thằn lằn, chim bồ câu cho đến chó, mèo và rùa biển. Tác giả nhận thấy đối với nhóm động vật có kích thước cơ thể lớn, chúng cảm nhận thời gian trôi qua nhanh hơn, trong khi nhóm động vật nhỏ có xu hướng cảm nhận chuyển động chậm lại, chúng ta không nên đánh giá thấp não của côn trùng và động vật có xương sống bé nhỏ.
“Động vật có thể sử dụng sự khác nhau trong quá trình nhận thức thời gian để gửi tín hiệu bí mật, nhiều loài như đom đóm và một số động vật biển sâu giao tiếp thông qua đèn nhấp nháy, các loài động vật ăn thịt không thể giải mã các tín hiệu nếu hệ thống thị giác của chúng không đủ nhanh, đây là một kênh bí mật của thông tin liên lạc”, Luke McNally, nhà sinh vật học tham gia nghiên cứu, cho biết.
Chúng ta thường cho rằng thời gian là giống nhau đối với tất cả mọi loài, nhưng theo nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Animal Behaviour, vấn đề cảm nhận thời gian nhanh chậm khác nhau tùy thuộc vào từng loài sinh vật.
Các loài động vật nhỏ có tỷ lệ trao đổi chất nhanh (ví dụ họ hàng nhà ruồi hay chim ruồi) cảm nhận được thêm thông tin trong một đơn vị thời gian, điều này có nghĩa là chúng trải nghiệm hành động chậm hơn so với những loài có kích thước cơ thể lớn, trao đổi chất chậm hơn, bao gồm con người. Nghiên cứu trên được tiến hành bởi các nhà khoa học từ trường Trinity College Dublin của Ireland, trang MNN cho hay.
Thậm chí sự thay đổi này còn diễn ra trong cùng một loài. Tác giả của công trình nghiên cứu cho thấy, đối với con người, một số vận động viên có thể nâng cao khả năng đôi mắt của họ để theo dõi sự chuyển động của một quả bóng trong suốt trận thi đấu ở tốc độ cao. Nhận thức về thời gian cũng thay đổi một cách tinh tế theo tuổi tác, điều này giúp giải thích lý do tại sao trẻ em cảm nhận thời gian dường như chậm hơn so với người lớn.
"Theo kết quả nghiên cứu, vấn đề nhận thức thời gian là một khía cạnh chưa từng được biết đến, chúng tôi bắt đầu hiểu ra rằng, có một mức độ chi tiết về thế giới chỉ một số loài động vật có thể cảm nhận được, điều này thật hấp dẫn vì cách các loài động vật cảm nhận thế giới khác chúng ta”, Andrew Jackson, đồng tác giả nghiên cứu nói.
Jackson và đồng sự đã chứng minh điều này với một hiện tượng gọi là “tần số nhấp nháy kết hợp” dựa trên tốc tốc độ tối đa của đèn nhấp nháy mà một con vật có thể nhìn thấy trước khi ánh đèn trông có vẻ ổn định, tức là ánh sáng liên tục giống như nguyên lý của chiếc TV. Đây là lý do tại sao con chó gặp khó khăn khi nhìn hình ảnh trên truyền hình, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng đôi mắt của chó có tốc độ ghi nhận hình ảnh cao hơn so với màn hình TV, chúng cảm nhận màu sắc ít hơn con người.
Nghiên cứu được thực hiện trên 30 loài khác nhau từ động vật gặm nhấm, thằn lằn, chim bồ câu cho đến chó, mèo và rùa biển. Tác giả nhận thấy đối với nhóm động vật có kích thước cơ thể lớn, chúng cảm nhận thời gian trôi qua nhanh hơn, trong khi nhóm động vật nhỏ có xu hướng cảm nhận chuyển động chậm lại, chúng ta không nên đánh giá thấp não của côn trùng và động vật có xương sống bé nhỏ.
“Động vật có thể sử dụng sự khác nhau trong quá trình nhận thức thời gian để gửi tín hiệu bí mật, nhiều loài như đom đóm và một số động vật biển sâu giao tiếp thông qua đèn nhấp nháy, các loài động vật ăn thịt không thể giải mã các tín hiệu nếu hệ thống thị giác của chúng không đủ nhanh, đây là một kênh bí mật của thông tin liên lạc”, Luke McNally, nhà sinh vật học tham gia nghiên cứu, cho biết.