Tự phối có phải là giao phối không?

vitcon

Senior Member
Trong chương Di truyền học quần thể SGK có nói là "về mặt di truyền học, người ta phân biệt quần thể tự phối và quần thể giao phối", tức là 2 thằng này khác nhau.

Còn trong bài Các nhân tố tiến hóa, SGK lại nói là "Giao phối được thể hiện ở các dạng: giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối) và giao phối không ngẫu nhiên (giao phối có lựa chọn, giao phối gần, tự phối)", tức là tự phối là 1 kiểu giao phối!

Thế là sao? Anh chị nào vào giúp em với :eek:
 
Bạn nên đọc cả SGK cơ bản, nó có một chút khác biệt:
GP gồm:
- GP ngẫu nhiên ( ngẫu phối)
- GP k ngẫu nhiên, gồm: tự thụ phấn , GP gần, GP có chọn lọc.
Ở phần di truyền QT thì sách chia thành:
- QT tự thụ phấn và GP gần
- QT giao phối ngẫu nhiên
Có thể coi là chi tiết này SGK NC viết thiếu.

Vậy tự phối (gồm tự thụ phấn, tự thụ tinh) có phải là 1 dạng giao phối không?
Có bạn ạ!
 
Last edited:
Vậy tự phối (gồm tự thụ phấn, tự thụ tinh) có phải là 1 dạng giao phối không?
 
Theo mình nghĩ là quần thể chia 2 loại: tự phối, giao phối.
Trong đó, giao phối bao gồm 3 loại:
- giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối)
- giao phối có lựa chọn (giao phối không ngẫu nhiên)
- giao phối gần (giao phối cận huyết)

Trong 4 kiểu quần thể này thì tự phối, giao phối có lựa chọn, giao phối gần làm tần số dị hợp giảm, đồng hợp tăng.
Còn riêng cái ngẫu phối thì làm tần số ổn định.

Do đó mình nghĩ SGK gom chung 3 kiểu quần thể tự phối, giao phối có lựa chọn, giao phối gần để ý nói là nó là nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen, nhưng làm thay đổi tần số KG của quần thể.

Chứ việc gom chung 3 kiểu quần thể này là giao phối không ngẫu nhiên có nhầm lẫn chăng? tự phối SGK đã phân biệt là khác với giao phối về mặt di truyền mà?
 
Hà hà! tự phối (giữa các cá thể gần nhau về mặt huyết thống hay di truyền) và ngẫu phối (giữa các cá thể xa nhau về mặt huyết thống hay di truyền) đi khỏi hiểu lầm.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top