Nghiên cứu về nhóm tuổi và vấn đề khai thác cá

pdn

Moderator
Staff member
ch2a.h13.gif


SGK có nêu 1 ví dụ chứng minh việc nghiên cứu nhóm tuổi giúp cho chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn:

Khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít thì ta hiểu rằng nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép. Ngược lại, nếu mẻ lưới chủ yếu chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì có nghĩa nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức. Khi đó, nếu tiếp tục đánh bắt cá với mức độ lớn, quần thể cá sẽ bị suy kiệt.

Sau khi đọc ví dụ này mình thực sự không hiểu tại sao lại thế, và các nhóm cá lớn, cá bé ứng với nhóm tuổi nào, mỗi trường hợp ứng với dạng tháp nào?
Ai hiểu phần này giải thích giúp mình (y).
 
ch2a.h13.gif


SGK có nêu 1 ví dụ chứng minh việc nghiên cứu nhóm tuổi giúp cho chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn:



Sau khi đọc ví dụ này mình thực sự không hiểu tại sao lại thế, và các nhóm cá lớn, cá bé ứng với nhóm tuổi nào, mỗi trường hợp ứng với dạng tháp nào?
Ai hiểu phần này giải thích giúp mình (y).

Thực ra mình thấy câu này, chỗ gây nhầm lẫn nhẫn là ý nghĩa 3 tháp tuổi: ổn định, phát triển và suy thoái. Với cấu trúc dân số người, nếu ko có những biến động quá lớn (chiến tranh, dịch bệnh...) thì hình dạng 3 tháp đó và tên gọi của nó liên quan đến nhau.

Nhưng với các quần thể trong tự nhiên, mình ko nghĩ nó đúng. Một quần thể ổn định (số cá thể dao động quanh 1 trạnh thái cân bằng) thì sẽ thường có cấu trúc dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ bởi càng lớn dần thì số cá thể chết càng tăng. Tóm lại một quần thể ổn định thường sẽ có dạng tháp phát triển ở trên - nhưng ko có nghĩa nó phát triển - thay vì tháp ổn định.

Quay về câu hỏi em vừa hỏi. Bây giờ cứ gạt hết trong đầu 3 cái tháp ở trên và phân tích theo logic thông thường. Một quần thể ổn định thường có số cá thể bé (trước sinh sản) nhiều hơn số cá thể trong sinh sản (trường thành), nhưng ko phải là nhiều hơn quá nhiều. Nếu tỉ lệ này chênh lệch quá lớn (mẻ cá rất ý cá lớn) có nghĩa cá lớn đã bị đánh rất nhiều, lớp trẻ sinh ra chưa kịp thay thế. Đánh tiếp thì cá bé cũng bị ảnh hưởng và làm quần thể suy giảm.

Ngược lại, nếu 1 mẻ có quá ít cá bé và đa phần cá lớn chứng tỏ đợt cá lớn vẫn chưa có lớp thay thế với số lượng phù hợp. Có thể tài nguyên trong ao, hồ còn rất nhiều mà chưa tận dụng được hết, và nên tăng số cá con bằng cách thả bổ sung chẳng hạn.
 
Vậy là em có thể hiểu:
trong điều kiện thuận lợi việc số cá lớn chiếm tỉ lệ nhiều chứng tỏ cá con lớn lên nhanh và QT đang phát triển.
ngược lại, cá bé chiếm tỉ lệ nhiều, cá lớn ít thì cá con lớn lên chậm, sinh sản kém và QT đang suy giảm ?
 
Giải thích của một anh trong group facebook, thấy hay nên post lên đây
VD trên có thể hiểu thế này, giả sử trạng thái ban đầu của tháp sinh thái là cân bằng, khi đánh cá cất được mẻ lưới chủ yếu là cá lớn - tức là cá ở lứa tuổi trưởng thành và hơn, tháp sinh thái sẽ trở thành dạng tam giác hay quần thể cá vẫn có thể phát triển mạnh => có thể khai thác mạnh hơn nữa. Nhưng khi cá bắt được chủ yếu là cá con, tháp sinh thái rơi vào trạng thái hình thang - đang suy thoái => phải chờ thời gian phục hồi cho quần thể nếu không tiếp tục đánh bắt sẽ dẫn đến suy kiệt quần thể
chỗ từ tỉ lệ -> tình trạng QT thì e hiểu, nhưng -> dạng tháp thì chưa ạ! theo chị nhóm cá lớn, cá bé ứng với nhóm tuổi nào , tại sao khi cá lớn nhiều, cá bé ít thì lại ở dạng tháp phát triển ?
Tháp ở trạng thái cân bằng, bắt đi phần lớn cá thể trưởng thành => tháp thành dạng gì. Bắt đi phần lớn cá thể non => tháp thành dạng gì ?
Lần lượt thành tháp ptr và tháp suy thoái. Nhưng đó là mình rút cá thể ra, e k hiểu việc đánh bắt lên thấy nhiều cá lớn thì trong QT thời điểm đó cá lớn cũng phải chiếm ưu thế chứ ạ - dạng suy thoái, nhưng theo logic thì QT này đang ptr ?
Thì đúng rồi, quần thể dạng cân bằng và suy thoái, em đánh bắt được nhiều cá lớn thì nó sẽ trở thành dạng phát triển tức là em còn khai thác được. Khi em đánh bắt nhiều cá thể non hơn tức là em đang đẩy nó vào dạng suy thoái. Vấn đề là ở đó
 
Last edited:
Vậy là em có thể hiểu:
trong điều kiện thuận lợi việc số cá lớn chiếm tỉ lệ nhiều chứng tỏ cá con lớn lên nhanh và QT đang phát triển.
ngược lại, cá bé chiếm tỉ lệ nhiều, cá lớn ít thì cá con lớn lên chậm, sinh sản kém và QT đang suy giảm ?

Chưa hẳn, anh nghĩ rằng quần thể gọi là phát triển khi số cá thể tăng dần qua các thế hệ, chứ ko phụ thuộc vào việc nó lớn nhanh hay chậm. tương tự với quần thể ổn định và suy thoái.


Về câu hỏi trên, anh vẽ tạm hình thể hiện hai trường hợp:

5756_4960875820064_1492506508_n.jpg


Trường hợp 1
(bên trái): trong những lần đánh bắt thì thấy số cá thể bé chiếm tỷ lệ rất lớn.

Xảy ra khi nào?
- Có thể việc đánh bắt quá nhiều làm số lượng cá lớn suy giảm, cá bé sót lại là do ở những lần đánh bắt trước kích thước nó quá nhỏ nên lọt lưới hoặc vẫn ở dạng trứng. Cũng có thể do trong các ao, hồ nhân tạo, việc thả cá con quá muộn trong khi đánh bắt quá nhiều.

Hậu quả?
- Nếu tiếp tục đánh tiếp thì tất nhiên cá nhỏ cũng bị bắt nốt, số cá thể sẽ giảm rất nhanh và không còn lớp kế cận (quần thể suy giảm)

lưu ý: Ở trường hợp này, mặc dù cấu trúc nhóm tuổi rất giống tháp phát triển nhưng đây hoàn toàn không phải loại đấy. Quần thể gọi là phát triển khi số cá thể con lớn hơn số cá thể trường thành một cách tự nhiên (thức ăn dồi dào, thiên địch giảm làm tỷ lệ sinh tăng) chứ ko phải do số cá thể lớn đột ngột bị chết/bắt hết.


Trường hợp 2 (bên phải): trong những lần đánh bắt thì thấy số cá thể lớn chiếm tỷ lệ rất lớn.

Xảy ra khi nào?
- Anh nghĩ thường ở trong các ao hồ, đầm cá nhân tạo. Do không chú trọng việc thả cá con và chỉ khai thác cá ở giai đoạn muộn nên đến lúc đánh bắt có rất nhiều cá to mà ko thấy mấy cá con

Hậu quả?
- Đánh tiếp thì ko đến nỗi làm quần thể suy giảm nhưng rõ ràng nguồn thức ăn sẽ thừa thãi rất nhiều nếu ko chịu thả thêm cá con -> lãng phí nguồn sống hay chưa tận dụng hết tiềm năng.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top