Đề thi học sinh giỏi quốc gia Sinh Học 2007

Bùi Quang Nhựt

Senior Member
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 2007. Ngày 8-2-2007

Câu 1

? ?a, Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào ở tế bào nhân chuẩn (eukariote) có cấu tạo như thế nào?
? ?b, Tế bào của cơ thể đa bào có đặc tính cơ bản nào mà người ta có thể lợi dụng để tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh? Giải thích.

Câu 2

? ?Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng.

Câu 3

? ?Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có hiện tượng gì xẩy ra? Giải thích.

Câu 4

? ?Vi khuẩn có những đặc tính cơ bản nào mà người ta dùng chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại?

Câu 5

? ?Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọc lọc chứa 0,06M saccarozơ và 0,04M glucô được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M saccarozơ, 0,02M glucô và 0,01M fructozơ.

? ? ? ?a, Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi hay không? Giải thích.
? ? ? ?b, Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào?

Câu 6

? ?a, Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nhiều loài cây trồng không sống được ở đất có nồng độ muối cao?
? ?b, Hoạt động của coenzim NADH trong hô hấp tế bào và quá trình lên men có gì khác nhau?

Câu 7

? ?a, Ôxi được sinh ra từ pha nào của quá trình quang hợp? Hãy biểu thị đường đi của ôxi qua các lớp màng để đi ra khỏi tế bào kể từ nơi nó được sinh ra.
? ?b, Trong nuôi cấy mô thực vật, người ta thường dùng chủ yếu hai nhóm hoocmôn nào? Tác dụng sinh học chính của chúng trong nuôi cấy mô thực vật là gì?

Câu 8

? ?a, Quá trình hình thành loài mới nhưng không kèm lai xa và đa bội hoá có thể được hay không? Giải thích.
? ?b, Vì sao các dạng thực vật thường gặp ở những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt?

Câu 9

? ?Trong một quần thể sinh vật ngẫu phối, tần số alen lặn (có hại) càng thấp thì tương quan về tần số giữa các kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn phản ánh điều gì?

Câu 10

? ?Những dạng đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng ADN của một NST. Hậu quả và cách phát hiện các dạng đột biến này.

Câu 11

? ?Ở một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét 3 lôcut trên NST thường, mỗi lôcut đều có 2 alen khác nhau. Hãy xác định số kiểu gen khác nhau có thể có trong quần thể ở 2 trường hợp:

? ? ? ?a, Tất cả các locut đều phân li độc lập
? ? ? ?b, Tất cả các lôcut đều liên kết với nhau (Không xét đến thứ tự các gen)

Câu 12

? ?Cho lai 2 cơ thể thực vật cùng loài, khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản thuần chủng, F1 thu được 100% cây cao, quả đỏ hạt tròn. Sau đó cho cây F1 lai với cây khác cùng loài thu được thế hệ lai gồm:

? ? ? ?802 cây thân cao quả vàng hạt dài
? ? ? ?199 cây thân cao quả vàng hạt tròn
? ? ? ?798 cây thân thấp quả đỏ hạt tròn
? ? ? ?201 cây thân thấp quả đỏ hạt dài

? ?(Biết rằng mỗi tính trạng đều do một gen quy định)

? ? ? ?a, Hãy xác định quy luật di truyền chi phối đồng thời 3 tính trạng trên
? ? ? ?b, Viết các kiểu gen có thể có của P và F1 (Không cần viết sơ đồ lai)

Câu 13

? ?Trong kỹ thuật di truyền, việc lựa chọn plasmit cần quan tâm đến những đặc điểm nào?

Câu 14

? ?Ở người bệnh hoá xơ nang (cystic fibrosis) và alcapton niệu (alkaptonuria) đều do một alen lặn trên các NST thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh trên sinh ra một đứa con mắc cả 2 bệnh đó.

? ? ? ?a, Nếu họ sinh con thứ hai, thì xác suất đứa trẻ này mắc cả 2 bệnh trên là bao nhiêu?
? ? ? ?b, Nếu họ muốn sinh con thứ hai chắc chắn không mắc các bệnh trên thì theo di truyền học tư vấn có phương pháp nào?

Câu 15

? ?Mạch đập ở cổ tay hoặc thái dương có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không? Giải thích.

Câu 16

? ?Hãy nêu thành phần của dịch tuỵ được tiết ra từ phần ngoại tiết của tuyến tuỵ. Vì sao tripxin được coi là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải protein?

Câu 17

? ?Hiện tượng vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên có phải là bệnh lí hay không? Tại sao?

Câu 18

? ?Nêu ý nghĩa sinh học và thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học. Cho ví dụ về ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 19

? ?Tại sao chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái ở cạn thường ngắn hơn so với các chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái dưới nước?

Câu 20

? ?Diện tích rừng trên Trái đất ngày một giảm gây ra hậu quả gì?


Mời các bạn tham khảo ?!
 
Bùi Quang Nhựt said:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 2007. Ngày 8-2-2007


Câu 8

? ?a, Quá trình hình thành loài mới nhưng không kèm lai xa và đa bội hoá có thể được hay không? Giải thích.
? ?b, Vì sao các dạng thực vật thường gặp ở những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt?

Câu này có sai đôi chút, sửa lại nhé:
a, Quá trình hình thành loài mới bằng cách ?lai xa nhưng không kèm đa bội hoá ?có thể được hay không? Giải thích.
b, Vì sao các dạng thực vật đa bội thường gặp ở những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt?
 
Nguyễn Khiết Tâm said:
Bùi Quang Nhựt said:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 2007. Ngày 8-2-2007


Câu 8

   a, Quá trình hình thành loài mới nhưng không kèm lai xa và đa bội hoá có thể được hay không? Giải thích.
   b, Vì sao các dạng thực vật thường gặp ở những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt?

Câu này có sai đôi chút, sửa lại nhé:
a, Quá trình hình thành loài mới bằng cách  lai xa nhưng không kèm đa bội hoá  có thể được hay không? Giải thích.
b, Vì sao các dạng thực vật đa bội thường gặp ở những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt?

Cám ơn Tâm đã phát hiện ra sai sót. Anh đã sửa lại. Chắc là do em nào đóng góp cho VLOS nhưng gõ vội. Tuy nhiên rất hoan nghênh em đó vì em đã post đề thi gần như ngay sau khi thi xong.
 
câu 3, đơn giản.
Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có hiện tượng gì xẩy ra? Giải thích.
Chú ý các từ "còn" , " dễ", "gì"===>mô lá tươi dễ gì còn (hiện tượng)
Giải thích: tế bào trần. :D
 
Huỳnh Như Ngọc Hiển said:
câu 3, đơn giản.
Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có hiện tượng gì xẩy ra? Giải thích.
Chú ý các từ "còn" , " dễ", "gì"===>mô lá tươi dễ gì còn (hiện tượng)
Giải thích: tế bào trần. :D

? Mình vừa đến thăm thầy Phạm Văn Lập, trong cuộc nói chuyện có nhắc đến cái đề thi Quốc gia năm nay - nói chung là cũng bình luận khá nhiều về đề thi và cách ra đề. Nhắc đến câu này thì thầy chỉ hỏi lại một câu: "Một thời gian là bao lâu? Vài phút, vài giờ hay vài tuần? Thậm chí vài năm?"

? Thực ra thì ai cũng đoán được ý tưởng của câu hỏi. Vấn đề ở đây là cách ra đề không chặt và nói thật là... không biết các thầy sẽ chấm điểm kiểu gì với mấy câu hỏi kiểu như thế?

? Hay như câu 4:
? Vi khuẩn có những đặc tính cơ bản nào mà người ta dùng chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại?

? Đáp án của câu này - theo như ý tưởng của người ra đề - cũng không có gì phức tạp, nhưng với dạng câu hỏi mở như thế này thì chúng ta có thể bôi ra 3 tiếng cũng không đủ thời gian, không biết ba-rem điểm sẽ như thế nào để phân loại được thí sinh?

Câu 9

? Trong một quần thể sinh vật ngẫu phối, tần số alen lặn (có hại) càng thấp thì tương quan về tần số giữa các kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn phản ánh điều gì?

? Đáp án có nhắc đến cân bằng Hardy-Weinberg, nhưng một trong các điều kiện của định luật là "không có áp lực chọn lọc". Ở đây lại xuất hiện "gen lặn có hại", xin phép được no-comment.

? Trên đây chỉ là một vài điều được nói ra bên bàn trà, và chỉ là một vài nhận xét cá nhân. Nếu có điều gì không phải xin mọi người ?bỏ quá cho ?:)
 
Cảm ơn mọi người đã đóng góp những ý kiến quý báu. ?:mrgreen:

Còn nhớ trước kia đề thi chọn đội tuyển quốc tế có câu hỏi về biểu đồ nồng độ glicogen và hocmon ảnh hưởng, theo đánh giá chủ quan của em đây là câu khó nhất, biểu đồ vẽ ra biết chỗ nào thiếu chỗ nào thừa, mặt khác có rất nhiều quyển Atlas vẽ khác nhau. Đáp án sử dụng hình màu trong quyển Atlas sinh lý học A.V Corocob, S.A Tsenocova, Trường hữu nghị Lumumba, NXB y học ấn hành, quyển sách đầu tiên về Atlas sinh lý học.

Ngặt nỗi cả hình photo trắng đen còn chưa thể hiện được cái hồn của biểu đồ (độ đậm nhạt của nồng độ), huống chi HS trúng đề, vả lại chả hiểu làm sao hình photo thiếu mất 2 dấu mũi tên quan trọng.


Ấy mà đến năm 2005 khi xuất bản quyển giới thiệu đề thi quốc gia môn sinh, ngô văn hưng, NXB DHQG TPHCM ấn hành y chang lỗi ấy. Dường như tác giả bê y chang đáp án.
 
Cảm ơn bạn đã post đề lên! Nhưng đề thi này làm trong thời gian bao nhiêu phút. 20 câu trong một ngày thì có vẻ hơi mệt. Không biết bao giờ mới có đề thi vòng 2. Nếu bạn nào có thì post lên sớm nhé! thanks
 
Đề thi chọn HSG quốc gia vòng 1 dành cho HS lớp 11 và 12. Đối tượng bắt buộc tối thiểu phải là lớp 11. Theo qui định của kì thi IBO (international biology olympiad) là kì thi dành cho lứa tuổi 18. Tuy nhiên, cũng có một số phá cách. Còn nhớ 1979, cậu HS ?Lê Bá Khánh Trình làm kinh động cả Luân Đôn ? :mrgreen:
 
câu 3, đơn giản.
Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có hiện tượng gì xẩy ra? Giải thích.
Chú ý các từ "còn" , " dễ", "gì"===>mô lá tươi dễ gì còn (hiện tượng)
Giải thích: tế bào trần. :D
Theo như anh nói thì câu này giải thik theo tế bào trần hả, anh thử nói rõ hơn cho em xem nào, hình như em hơi bị bất đồng quan điểm lắm! ^^
 
Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có hiện tượng gì xẩy ra? Giải thích.

Mô lá gồm các tế bào lá có cùng cấu trúc và chức năng nên chỉ cần xét một tế bào. Mô lá còn tươi tức là tế bào còn sống. Tế bào dễ bị phân giải tức là tế bào dễ bị tác động bởi enzim hay áp suất thẩm thấu. Tế bào lá còn sống khó phân giải vì vách tế bào chỉ bị phân giải bởi enzim thuộc loại xenlulase. Hội đủ cả hai điều kiện còn sống và dễ phân giải tức là tế bào đã bị xử lí xenlulase, bóc mất vỏ tế bào thành tế bào trần. Tiếp theo ngâm mô lá vào cốc nước, hiện tượng giống thả hồng cầu vào cốc nước.

Khó mà nói cốc nước trên là cốc nước tinh khiết hay đã hòa lẫn enzim phân giải protein, axitnucleic,...trong đó. Nếu cốc nước chứa các enzim trên, tế bào bị phân giải bởi enzim. Hiện tượng giống thả hồng cầu vào cốc nước.

Về mặt ý tưởng mà nói thì là như vậy...

Thân.
 
Cái đề muốn nhấn mạnh chức năng của vách tế bào và là cách hỏi khác của câu ngâm hồng cầu và tế bào lá thài lài tía vào nước. Cũng là một cách để đề quốc gia chứng tỏ vị trí của mình so với đề 30/4, 30/4 là khác- quốc gia là giống.

Rất mong kiến giải của em. Đề quốc gia không có một đáp án chuẩn nhất, nên luôn gọi là hướng dẫn giải, vì biết đâu học sinh có thể đưa ra câu trả lời chính xác hơn hướng dẫn giải.
 
Lúc làm câu này, em cũng phân vân lắm
Cũng có thể như anh đã nói, tế bào mô lá dễ phân giải có thể là thành tế bào bị tổn thương hoặc bị mất! Nhưng em nghĩ chắc đề sẽ ko cho đáp án thế này đâu! Vì chỉ nói dễ phân giải mà => thành tế bào tổn thương thì chưa chắc! Vì có thể dd ngâm có thể phân giải rất nhiều chất chứ cũng ko hắn là thành tế bào!
Nhưng mà hôm thi em cũng đánh liều viết theo ý như trên vì cũng ko biết nói thế nào nữa! ^^
Chắc câu này phải chờ đáp án để xem họ trả lời ra sao! ^^
 
Năm trước làm câu này mình cũng rất phân vân nhưng theo mình hiện tượng ở đây chỉ đơn giản thôi
Tế bào bị phân giải,nước trở nên đục và có mùi.
Nước đục là do vi sinh vật phân giải chất hữu cơ làm tăng lượng CO2 trong nước.
Nước có mùi do Vi sinh vật kị khí hoạt động mạnh, thải H2S, NH3...
Theo mình câu này không đề cập gì tới chuyện tế bào bị mất thành hay thành bị tổn thương.
Vì tế bào bị mất thành thì dễ bị phân giải, nhưng tế bào dễ bị phân giải thì chắc gì đã mất thành,hoặc bị tổn thương thành.
 
^^

Năm trước làm câu này mình cũng rất phân vân nhưng theo mình hiện tượng ở đây chỉ đơn giản thôi
Tế bào bị phân giải,nước trở nên đục và có mùi.
Nước đục là do vi sinh vật phân giải chất hữu cơ làm tăng lượng CO2 trong nước.
Nước có mùi do Vi sinh vật kị khí hoạt động mạnh, thải H2S, NH3...
Theo mình câu này không đề cập gì tới chuyện tế bào bị mất thành hay thành bị tổn thương.
Vì tế bào bị mất thành thì dễ bị phân giải, nhưng tế bào dễ bị phân giải thì chắc gì đã mất thành,hoặc bị tổn thương thành.
Mình cũng làm như bạn, mình nghĩ chắc là ko phải mất thành đâu mà dễ phân giải ở đây mình làm là thành tế bào đã bị thương tổn => mất hình dạng thôi. ( ko có cái nước đục hay có mùi gì cả^^).
 
Mình lại không nghĩ thế, theo bạn, hiện tướng ở đây là gì?
Nếu nói nó bị mất hình dạng thôi, e là chưa đủ.
Một mô lá bình thường cũng dễ bị phân giải mà, không phải là thành tế bào bị tổn thương đâu.
chi tiết dễ bị phân giải cho vào chỉ để nhấn mạnh thôi.
Mong nhận được ý kiến đóng góp
(Mình lấn đất một chút, mình đã gửi tin nhắn cho mấy bạn về cuộc thi sinh học, nhưng chẳng thấy ai có ý kiến gì thế, cả Tuấn Anh nữa)
 
năm ngoái mìn cho đi bụi câu này luôn.
Nghe con bạn mình bảo câu này giống câu nào nào đó trong sách Olympic30.4
=>nghe đến đây thì hết muốn hỏi nữa
:D cả nhà về xem thấy có hợp lý hok
Năm ngoái Trang cũng thi rùi à, chắc năm nay định thi tiếp chứ?Năm ngoái Trang có giải chưa?

thế mới bảo
Đinh Duy Thành said:
Mình vừa đến thăm thầy Phạm Văn Lập, trong cuộc nói chuyện có nhắc đến cái đề thi Quốc gia năm nay - nói chung là cũng bình luận khá nhiều về đề thi và cách ra đề. Nhắc đến câu này thì thầy chỉ hỏi lại một câu: "Một thời gian là bao lâu? Vài phút, vài giờ hay vài tuần? Thậm chí vài năm?"

? Thực ra thì ai cũng đoán được ý tưởng của câu hỏi. Vấn đề ở đây là cách ra đề không chặt và nói thật là... không biết các thầy sẽ chấm điểm kiểu gì với mấy câu hỏi kiểu như thế?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top