Nhân đôi ADN

Ha_puppy

Senior Member
Mạch đơn gen có 10% Xitozin và bằng 1/2 guanin của mạch. Gen này có 420 timin. Khi gen nhân đôi, số liên kết hóa trị giữa axit và đường hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là 9592. Lần nhân đôi cuối cùng là lần thứ mấy?
Mọi người giải chi tiết dùm em đc ko ạ? e tính ra gen có 1200nu=> 2398 liên kết => có 4 adn con đc hình thành=> lần 2. Mà đáp án là 2^(n-1)=4=> n=3. Em ko hiểu ạ?
 
Mạch đơn gen có 10% Xitozin và bằng 1/2 guanin của mạch. Gen này có 420 timin. Khi gen nhân đôi, số liên kết hóa trị giữa axit và đường hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là 9592. Lần nhân đôi cuối cùng là lần thứ mấy?
Mọi người giải chi tiết dùm em đc ko ạ? e tính ra gen có 1200nu=> 2398 liên kết => có 4 adn con đc hình thành=> lần 2. Mà đáp án là 2^(n-1)=4=> n=3. Em ko hiểu ạ?

bạn làm như trên là đúng rồi nhưng đến đoạn cuối cùng bạn hiểu sai vấn đề,bởi lần nhân đôi cuối cùng đang thực hiện nên số lk hoá trị bài cho là chỉ cho lần cuối cùng.mà nhân đôi thì số ADN con của lần sau gấp đôi tổng số ADN con của các lần trước,bạn tính ra 4 là số ADN của lần cuối,vậy của cả quá trình nhân đôi sinh ra 8 ADN con,nên lần nhân đôi cuối phải là 3
 
đề sai mà bảo ra đáp án mới hay
nhớ là số liên kết hóa trị giữa axit và đường hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là 9592 chứ không phải là của cả phân tử với lại công thức cũng sai kia : ( N-2)* ( 2^k -1) mới đúng

đề này số k ra lẽ chắc sai r

đừng bao giờ từ đáp án suy ra cách làm bạn sẽ bị cuốn vào nó đấy
( Trích N.V.D )

 
Last edited:
đề sai mà bảo ra đáp án mới hay
nhớ là số liên kết hóa trị giữa axit và đường hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là 9592 chứ không phải là của cả phân tử với lại công thức cũng sai kia : ( N-2)* ( 2^k -1) mới đúng

đề này số k ra lẽ chắc sai r

đừng bao giờ từ đáp án suy ra cách làm bạn sẽ bị cuốn vào nó đấy
( Trích N.V.D )


đề không sai mà là công thức của bạn sai.đúng ra phải là 2(N-1)*(2^n-1).vả lại mình cũng không phải nhìn đáp án để suy ra cách làm đâu nhé.mình đã và đang làm gia sư nên kiến thức phần này không đùa được đâu nhé:spam:
 
Khoan đã, e nghĩ số LK hình thah ở lần nhân đôi cuối cug là số lk hình thah ở các adn con chứ ạ? tức là 4 con=> lần 2 ạ?
 
đề không sai mà là công thức của bạn sai.đúng ra phải là 2(N-1)*(2^n-1).vả lại mình cũng không phải nhìn đáp án để suy ra cách làm đâu nhé.mình đã và đang làm gia sư nên kiến thức phần này không đùa được đâu nhé:spam:

buồn cười quá hình như bạn k đọc đề
À mình hiểu bạn đọc kĩ nhé : giả sử một nu có N gen => nữa mạch có N/2 nu
sẽ nửa mạch sẽ có (N/2) -1 ( nu )
ở đây tính cả 2 mạch gen 2*(( N/2) -1) + N ( ở đây cộng thêm N nữa là mỗi nu ban đầu đã có một lk cộng hóa gắn phần của H3P04 vào đường nữa )
Ở đây đề cho số liên kết hóa trị giữa axit và đường hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là 9592 ( nghĩa là không tính lk riêng của từng nu ) nên ta không cộng N ở công thức này
Trên đây là ý kiến của mình ( Và lần sau bạn đừng đưa cái gì mà gia sư ở đây , chỉ có đúng hoặc sai thôi , ai dám nói thầy cô k sai nào )
 
Mọi người đừng cãi nhau nữa, bài này e lấy trong đề thi đại học 2010 khối B ạ, ko sai đâu. đáp án cũng tính theo kiểu 2N-2=> 4 ADN con nhưng nó lại ghi là 2^(n-1)=4=> n=3. E ko hiểu câu đó, 4 con là sản phẩm lần nhân đôi thứ 2 mà, B nào hiểu giải thích giúp e ạ, có mỗi câu này mà e băn khoăn từ trước tết ạ, huhuhu
 
Sr, Hải đưa cái công thức mình cố đọc nhưng cũng ko hiểu được.

Bài này hiểu đơn giản thế này, không phải có 4 ADN được tạo ra ở lần nhân đôi cuối mà là 4 ADN tham gia vào lần nhân đôi cuối (và số ADN tạo ra là 8) vì cứ 1 ADN tham gia nhân đôi sẽ có N-2 liên kết được hình thành (cũng là số liên kết trong 1 ADN) và có 2 ADN được tạo ra. Bạn lấy số liên kết là 9592 chia cho số liên kết trong 1 ADN là 2398 thì ra 4 là số ADN tham gia. Ứng với số sản phẩm tạo ra là 8 hay số lần nhân đôi là 3.

Mình nghĩ cách học tốt nhất ko phải là nhớ công thức này hay công thức kia mà là cách lập luận để tìm ra lời giải từ những thứ cơ bản. Nếu ko bạn sẽ bị ngập ngụa trong đám công thức mà ko thể tìm được cái cần dùng trong điều kiện phòng thi.
 
Last edited:
Sr, Hải đưa cái công thức mình cố đọc nhưng cũng ko hiểu được. Bài này hiểu đơn giản thế này, không phải có 4 ADN được tạo ra ở lần nhân đôi cuối mà là 4 ADN tham gia vào lần nhân đôi cuối (và số ADN tạo ra là 8) vì cứ 1 ADN tham gia nhân đôi sẽ có N-2 liên kết được hình thành (cũng là số liên kết trong 1 ADN) và có 2 ADN được tạo ra. Bạn lấy số liên kết là 9592 chia cho số liên kết trong 1 ADN là 2398 thì ra 4 là số ADN tham gia. Ứng với số sản phẩm tạo ra là 8 hay số lần nhân đôi là 3. Mình nghĩ cách học tốt nhất ko phải là nhớ công thức này hay công thức kia mà là cách lập luận để tìm ra lời giải từ những thứ cơ bản. Nếu ko bạn sẽ bị ngập ngụa trong đám công thức mà ko thể tìm được cái cần dùng trong điều kiện phòng thi.

bạn nói rất hay.mình đồng tình với cách nghĩ của bạn.trên đây mình nói thêm số lkết hoá trị hình thành chỉ là số lkết của những mạch ADN con tạo ra chưa tính số lkết của mạch gốc tạo ra nó.nên trong trường hợp này khi đang ở lần cuối thì số lkết này không phải cho cả ADN mẹ ban đầu sao.đây là cách mình suy luận,bạn có thể xem lại ct hoặc không tùy bạn.đây là nơi trao đổi kiến thức,mình không muốn mâu thuẫn ảnh hưởng tới các bạn khác.mình đã gửi địa chỉ mail cho bạn rồi Hải.chúng ta sẽ trao đổi tiếp sau(nhẹ nhàng,bình tĩnh,hòa nhã).
 
Trời, Cách làm của Hải và khoihuynhi về bản chất là giống nhau mà còn đem ra cãi nhau làm gì =.=
Sở dĩ 2398 vì gen này có 1200 nu, => số lk hóa trị sẽ là 1200 + 1200 - 2 = 2398. Hải chỉ đang cố gắng giải thích cho các bạn hiểu thôi.
Còn cái đáp án ghi công thức thế kia kể cũng hơi vắn tắt.
Đây là các hiểu (và làm) của mình:

Gen có 2398 lk đúng không? => nửa gen (tức 1 mạch đơn) sẽ có 1199 lk.
Vậy số mạch đơn được tổng hợp từ lần nhân đôi cuối là 9592 : 1199 = 8 => tương ứng với 8 bản sao của gen được hình thành.
Vậy n = 3

Tuy nhiên nếu xem kỹ phần nhân đôi adn, ta thấy adn lấy nguyên liệu từ các dATP, dGTP, dXTP... gì gì đó, tương tự như ATP ấy. Cái liên kết bên trong phân tử nucleotit theo mình đã có sẵn rồi nên nếu tính chỉ tính cái liên kết giữa các nu mà thôi...
Ngoài ra còn có lk trong các đoạn mồi mà ta chưa xét đến...

Mà gen với ADN là khác nhau mà các bạn cứ nói là adn hoài à =.=
 
Trời, Cách làm của Hải và khoihuynhi về bản chất là giống nhau mà còn đem ra cãi nhau làm gì =.=
Sở dĩ 2398 vì gen này có 1200 nu, => số lk hóa trị sẽ là 1200 + 1200 - 2 = 2398. Hải chỉ đang cố gắng giải thích cho các bạn hiểu thôi.
Còn cái đáp án ghi công thức thế kia kể cũng hơi vắn tắt.
Đây là các hiểu (và làm) của mình:

Gen có 2398 lk đúng không? => nửa gen (tức 1 mạch đơn) sẽ có 1199 lk.
Vậy số mạch đơn được tổng hợp từ lần nhân đôi cuối là 9592 : 1199 = 8 => tương ứng với 8 bản sao của gen được hình thành.
Vậy n = 3

Tuy nhiên nếu xem kỹ phần nhân đôi adn, ta thấy adn lấy nguyên liệu từ các dATP, dGTP, dXTP... gì gì đó, tương tự như ATP ấy. Cái liên kết bên trong phân tử nucleotit theo mình đã có sẵn rồi nên nếu tính chỉ tính cái liên kết giữa các nu mà thôi...
Ngoài ra còn có lk trong các đoạn mồi mà ta chưa xét đến...

Mà gen với ADN là khác nhau mà các bạn cứ nói là adn hoài à =.=

Mình thống nhất với kết quả bạn đưa ra. Tuy nhiên theo mình có thể giải thích thế này cho dễ hiểu được không :
- Tính ra được 1200nu => số lk = 2398 => 4 gen mới được hình thành. Ở đây ta nên hiểu là 4 gen mới được hình thành, do vậy phải có 4 gen làm khuôn, từ đó => có tổng số 8 gen ở thời điểm này ( 4gen khuôn và 4 gen mới được hình thành). Từ đó => 8 = 2^3 => gen đang ở lần nhân đôi thứ 3.
- Còn về công thức 2^(n-1)=4. Ta có thể hiểu thế này : Tại thời điểm này ta có 4 gen mới được hình thành dó đó ta không thể sử dụng CT 2^ n được mà phải là 2^n-1 “ n phải trừ đi 1 ( gen làm khuôn)”.
Từ đó ta có 2^(n-1)=4 = 2^2 => n-1 = 2 => n = 3.
:???::???::???:
 
Mạch đơn gen có 10% Xitozin và bằng 1/2 guanin của mạch. Gen này có 420 timin. Khi gen nhân đôi, số liên kết hóa trị giữa axit và đường hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là 9592. Lần nhân đôi cuối cùng là lần thứ mấy?
Thưa các bạn: 9592 lk được hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng tương ứng với 8 mạch đơn(hoàn toàn mới) như vậy tương ứng với nó là 8 mạch gốc(4 gen được hình thành từ lần nhân đôi trước đó) có nghĩa là lần nhân đôi này tạo thành 8 gen con chứ không phải 4 gen con nhé vì thế nên phải nhân đôi 3 lần và tất nhiên lần nhân đôi cuối phải là lần 3.
Còn về công thức: 2^(n-1) đây là công thức mà giáo viên cho các bạn ghi để tính số adn con hình thành ở lần nhân đôi thứ n mình nghĩ cũng chưa chính xác lắm đâu. ví dụ như trên lần nhân đôi thứ 3 tạo nên 8 gen mới nhưng nó lại được tạo nên từ 4 gen hình thành ở lần nhân đôi trước đó có nghĩa là lần này chỉ tạo được 8 mạch đơn mới thôi và cho rằng 8 mạch đơn mới đó thì tương ứng với 4 gen. nhưng suy luận như thế không đúng vì 8 mạch đó đâu có tạo 4 gen mà nó nằm trong 8 gen đấy chứ đúng không (nguyên tắc bán bảo tồn). như thế công thức kia thiếu sót ở chỗ đã đánh đồng 8 mạch đơn bằng 4 gen điều đó gây khó hiểu cho học sinh. vì thế theo mình công thức này nên dùng để tính số cặp mạch đơn mới được hình thành ở lần nhân đôi thứ n thôi. còn công thức tính số adn con hình thành ở lần nhân đôi thứ n vẫn phải là 2^n.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top