Vài nét về khoa học con người

Nguyễn Văn Lai

Junior Member
VÀI NÉT VỀ KHOA HỌC CON NGƯỜI

Trên Trái Đất chỉ có con người là sinh vật duy nhất có khả năng tự nhận thức mình và nhận thức được các quy luật tạo hoá. Bằng những nhận thức đó nền văn minh nhân loại đã đạt đến đỉnh cao trong hai ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.Trong khoa học thực nghiệm nhà nghiên cứu hoàn toàn độc lập với các quy luật
. Còn nghiên cứu về chính mình, con người đã làm được gì ?Trong khoa học sự sống nói chung và khoa học con người nói riêng liệu tư duy, ý nghĩ... của nhà nghiên cứu có tham gia vào các quy luật vận động hay không ?Tiền đề của khoa học sự sống và khoa học thực nghiệm có gì khác nhau, giống nhau ? Nghiên cứu con người dưới góc độ nào đễ có ý nghĩa khoa học và có thể ứng dụng thực tiễn ?...
Nhũng câu hỏi lớn như vậy đặt chúng ta trước nhiệm vụ nặng nề khi nghiên cứu con người.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SINH VẬT VÀ VẬT CHẤT VÔ SINH

Thế giới của sự sống không chỉ đơn thuần có các quá trình vật lý ( vô sinh ) mà còn nhiều quá trình sinh học ( sự sống ) Thực tế sự sống gồm hai phần: Cơ thể thực (PR)VÀ Cơ thể mờ(PI).Khoa học về con người không chỉ dựa trên phần thực PR mà còn phải nghiên cứu PI cũng như mối quan hệ giữa PR và PI. Biểu hiện của con người nếu được coi như một hàm số, thì khoa học thức nghiệm thu được f ( P)= f (PR)  (1),trong khi đó khoa học sự sống sẽ có F (P)= F1 (PR) + i F2 (PI) ( 2 ). Một phần nguyên nhân của các hiện tượng kỳ diệu nơi con người không thể giải thích bằng khoa học thực  nghiệm bởi vì người ta thường bỏ mất vai trò của PI VÀ F2 (PI).Đánh giá F2 (PI) ( Theo một nghĩa nào đó tựa như modul của hàm phức trong toán học chẳng hạn ) sẽ giúp chúng ta có cơ sở đầy đủ để nghiên cứu con người.

Tồn tại hai sự khác biệt lớn nhất giữa vật chất vô sinh và hữu sinh

1 - KHÁC BIỆT THỨ NHẤT LÀ CẤU TRÚC TẾ BÀO

Sinh học hiện đại chỉ ra rằng cơ thể sống hoàn toàn khác biệt với vật chất vô sinh ở cội nguồn cấu trúc, đó là tế bào sống. Tế bào có cấu trúc phức tạp, có kích thước lớn gấp nhiều lần phân tử và nguyên tử của vật chất vô sinh. Chính tế bào đảm bảo cho sự sống tồn tại, phát triển và tiến hoá.

Ví dụ :Nhiều người vẫn cho rằng Virut là một sinh vật. Nhưng trên thực tế Virut chỉ là một "dạng sống đặc biệt", một sự thoái hóa để thích nghi với lối sống ký sinh nội bào bắt buột. Virut không có khả năng tự sinh sản...

2 - KHÁC BIỆT THỨ HAI LÀ NĂNG LƯỢNG MANG THÔNG TIN

Nhà vật lý thiên tài Einstein đã tiên đoán về sự tương đương giữa vật chất và năng lượng. Vật chất là năng lượng cô đọng lại, còn năng lượng là vật chất bị phân tán ra.

Khi nghiên cứu sự sống, chúng ta thấy rằng mọi cơ thể sống đều được cấu tạo bởi hai thành phần : Năng lượng thông tin, trong khi đó vật chất vô sinh chỉ có năng lượng mà thôi.

Phần năng lượng đặc của con người được gọi là thân thể : PR,phần năng lượng mang thông tin được gọi là cơ thể năng lượng : PE. Tính thông tin của PE đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại, tiến hóa của sinh vật và trong quan hệ giữa các cơ thể sống với nhau.

Trong hai sự khác biệt : cấu trúc tế bào và PE, hiện nay khoa học chỉ mới nghiên cứu được một phần của cấu trúc thực thể tuân theo các quy luật vật lý. PE tạo thành khuôn mẫu quanh mọi cơ thể sống và có vai trò như của PI nói trên. Như vậy đối tượng nghiên cứu của chúng ta sẽ là PE và mối quan hệ giữa PR và PE. Phần thứ hai của sự sống PE vẫn còn bỏ ngõ.

NGUYỄN VĂN LAI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG
NĂNG LƯỢNG SINH HỌC - CBE
 
Chào anh Lai,

Nói thú thực là có quá nhiều dị biệt giữa 2 ngành học của chúng ta. Tuy nhiên tôi vẫn cố gắng tò mò một vài điểm trong bài viết của anh.

1, Giả thuyết về sự tồn tại PR- PE - PI là do ai đưa ra lần đầu tiên? công bố ở đâu?

2, Tác giả đã sử dụng những kỹ thuật/ phương pháp nào để khảo sát sự tồn tại của những dạng vật chất/ năng lượng như vậy? Những đánh giá ủng hộ / phản bác giả thuyết diễn ra ở những điểm nào?

3, Nếu PR - PE - PI là những phần vật chất / năng lượng cấu thành nên con người? Vậy ở các sinh vật khác như chim muông hoa lá có tồn tại các thành phần này không?

4, PR - PE - PI là đặc trưng cho mỗi người theo tôi hiểu. Vậy những đặc điểm này có di truyền qua các thế hệ được không?

5, Khi một sinh vật/ con người phát triển đến giai đoạn nào thì bắt đầu có PE / PI? Tế bào trứng? Phôi? Thai? Trẻ sơ sinh? hoặc lớn hơn? hay là phải luyện tập mới có?

6. PE / PI của những cơ thể khác nhau có xảy ra tương tác không? Cách thức tương tác như thế nào?

7. Câu cuối cùng (không liên quan đến chủ đề bài viết): Anh có tin vào Tử Vi - Tướng số không? Anh có cho rằng Tử Vi / Tướng số đều ít nhiều có tính khoa học không?

Chúc anh sức khỏe và thành công,
 
NĂNG LƯỢNG SINH HỌC VÀ SỰ TỒN TẠI

CHÀO ANH HIẾU

NĂNG LƯỢNG SINH HỌC LỊCH SỬ TÊN GỌI

* Cách đây trên 6.500 về trước, trong kinh Vedas và Upanishads đã nói đến Prâna và hệ thống luân xa ( đại huyệt). Khí prâna có từ trong tế bào sống đến cả vũ trụ
* Khoảng 4.800 năm về trước, nền văn minh Ai Cập cũng đã đề cập đến năng lực siêu nhiên.
* Người cổ Trung Quốc gọi chất này là "Qi" và luyện tập khí công để thu ngoại khí
* Khoảng 2549, trong pháp Phật cũng bàn đến Điễn Quang quanh cơ thể sống
* Đầu kỹ nguyên này, Jesus cũng từng nói:" Ta là ánh sáng"
* Ở thế kỷ thứ 14, nhà thông thái Paracelsus của Thụy sĩ gọi vật chất này là "Illiaster"
* Đầu những năm 1800, nhà toán học Helment hình dung loại vật chất náy là chất lỏng như một sinh linh. Nhà toán học Leibnitz lại cho rằng yếu tố chính của vũ trụ là trung tâm lực chứa đựng mọi cội nguồn vận động vật chất, kể cả sự sống. Đây là thời kỳ khoa học chú ý đến loại vật chất này. Y sĩ người Đức M esmer phát hiện và xây dựng ngành thôi miên bằng "dung dịch Mesmerism" này.
* Vào năm 1830, sau 30 năm nghiên cứu, reichen-back cho rằng loại vật chất này là trường điện từ và đặt tên là trường Odic. ( vì lúc này vừa xuất hiện trường điện từ Maxwell trong vật lý )
* Ngày nay cơ thể năng lượng PE được biết dưới nhiều tên khác nhau: Nhân điện,Plasma sinh học, Ethe sinh học, Trường sinh học...và chúng ta tạm quy ước là NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

SỰ TỒN TẠI NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

Khác biệt giữa sự sống và vật chất vô sinh, chúng ta đã biết được có sự tồn tại của cơ thể năng lượng PE
Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học thực nghiệm , nhà vật lý Liên Xô, Kỉlian đã tìm ra phương pháp chụp ảnh của cơ thể năng lượng sinh học. Mặc dù đây là một hiệu ứng vật lý nhưng đã gián tiếp mô tả phần năng lượng sinh học của các cơ thể sống dưới dạng hào quang. Năm 1972, tại New York các nhà khoa học đã tổ chức Hội thảo khoa học về vấn đề này, năm 1973, cũng tại New York các nhà khoa học lại hội thảo và gọi phương pháp này là hiệu ứng Kirlian. Có thể nhận định rằng hiệu ứng Kirlian là tiên đề để nghiên cứu khoa học về sự sống nói chung và khoa học về con người nói riêng.
Năng lượng là một thành phần mang tính tổng thể của vật chất và đã được nhà vật lý thiên tài Einstein biểu diễn chúng qua phương trình ?E = mC2,trong đó E là ?Năng lượng ( Energy), m là khối lượng vật chất ( mas), còn c là vận tốc ánh sáng
Đối với sinh vật, các cơ thể sống bao gồm hai thành phần : Năng lượng ?(PE) và Thông tin ( PI). Một phần năng lượng đặc được gọi là cơ thể (PR), phần còn lại mang thông tin được gọi là năng lượng sinh học.

Như vậy mọi cơ thể sống đều có sẵn năng lượng sinh học nhưng chưa đủ mạnh để có thể khai thác những khả năng tiềm ẩn

Lai
 
Cám ơn anh Lai đã trả lời thắc mắc của tôi. Tôi xin tập trung vào điểm mấu chốt mà anh cho là bằng chứng khoa học của Năng lượng sinh học chính là hiệu ứng Kirlian.

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học thực nghiệm , nhà vật lý Liên Xô, Kỉlian đã tìm ra phương pháp chụp ảnh của cơ thể năng lượng sinh học. Mặc dù đây là một hiệu ứng vật lý nhưng đã gián tiếp mô tả phần năng lượng sinh học của các cơ thể sống dưới dạng hào quang. Năm 1972, tại New York các nhà khoa học đã tổ chức Hội thảo khoa học về vấn đề này, năm 1973, cũng tại New York các nhà khoa học lại hội thảo và gọi phương pháp này là hiệu ứng Kirlian. Có thể nhận định rằng hiệu ứng Kirlian là tiên đề để nghiên cứu khoa học về sự sống nói chung và khoa học về con người nói riêng.

Đúng là nhà vật lý Semyon Kirlian (http://en.wikipedia.org/wiki/Semyon_Kirlian) đã phát hiện ra hiện tượng vật lý lấy tên ông là Kirlian effect (http://en.wikipedia.org/wiki/Kirlian_photography) trong quá trình chụp ảnh và ông giả định rằng hiện tượng này chỉ đặc trưng cho sinh vật sống. Tuy nhiên, theo những những người xây dựng bài viết này trên Wikipedia, hiện tượng vật lý này có tên chính thức là Corona_discharge ?(http://en.wikipedia.org/wiki/Corona_discharge ) và hiệu ứng Kirlian có thể quan sát ko chỉ từ sinh vật sống mà từ những đồng xu, cái kẹp giấy, chìa khóa .v.v nếu biết thiết kế đúng cách (http://www.imagesco.com/articles/kirlian/kirlian-photography-device.html).

Dưới đây là bài comment khá hài hước về hiệu ứng Kirlian
http://www.straightdope.com/classics/a3_069.html

Dưới đây là một số hình ảnh về hiệu ứng Kirlian cực đẹp.

Mong anh Lai giải thích giúp là hiện giờ những giả thuyết của Kirlian còn đứng vững ở những điểm nào.
 
QUAN ĐIỂM CỦA KHOA HỌC THỰC NGHIỆM

CHÀO ANH HIẾU
QUAN ĐIỂM CỦA KHOA HỌC THỰC NGHIỆM

Trong lịch sử khoa học thực nghiệm, lần đầu tiên đề cập đến sự phát sáng là vào năm 1972, nhà toán học , nhà vật lý học Newton đã nói đến Auric ?Field - Hào quang
Mãi tới năm 1939, khoa học đã có những thiết bị đễ chụp cơ thể năng lượng sinh học quanh mỗi lá cây, con người. Ảnh như vậy gọi là hiệu ứng ?Kirlian mà chúng ta đã bàn đến ở trên. Hiệu ứng Kirlian cho biết vầng sáng của năng lượng sinh học tồn tại quanh bất kỳ cơ thể sống nào. Năng lượng sinh học bức xạ ra ngoài thành vật chất thực tại - hào quang
Cũng năm 1939, bác sĩ Harol Burr, giáo sư khoa sinh học trường Đại học Yale- Mỹ, trong báo cáo của viện hàn lâm khoa học quốc gia có bài : :" Bằng chứng về sự tồn tại của trường điện động học trong cơ thể sống" ( Evidence for ?Existence ?of ?Electro- dynamic ?Filed ?In Living ?Ỏganism)

Năm 1962 nhà vật lý Walter Kirner dùng máy ảnh có chất Dicyanine chụp cơ thể năng lượng quanh cơ thể sống. Cũng năm 1962,nhà khoa học Nhật Bản, ông Hiroshi Motoyama đề cập đến máy đo luân xa ( Chakra Measing Device. )
Năm 1988 đến nay, tại trường sức khỏe Đông Hamton New York (Mỹ), Nhà vật lý, chuyên viên chửa bệnh bằng năng lượng sinh học, B. A. Brennan đã sử dụng các thiết bị nhận dạng hào quang cho học viên.

http://BarbaraBrennan.com
 
Cao Xuân Hiếu said:
7. Câu cuối cùng (không liên quan đến chủ đề bài viết): Anh có tin vào Tử Vi - Tướng số không? Anh có cho rằng Tử Vi / Tướng số đều ít nhiều có tính khoa học không?

Anh Lai cho em hỏi lại câu này. Anh có nghiên cứu về Tử vi / Tướng số k? Em đang muốn tìm những người cùng yêu thích món này.
 
Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang đầy yếu tố mê tín và lừa đảo?
Câu trả lời còn đang tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí mờ ẩn và hư ảo, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị...
Thiết nghĩ khoa Tử vi là một nhánh nghiên cứu nhân học khá lý thú. Nó dựa trên các sao trong Tử vi để mệnh danh một yếu tố trong con người và sự tương tác qua lại giữa chúng nhằm đưa ra những nhận định dựa trên những suy đoán qua thống kê về số phận và tính cách con người. Nếu ta biết gạn đục khơi trong, nhìn nhận những giá trị khoa học và triết học cơ bản cũng như loại trừ những yếu tố mê tín dị đoan của khoa Tử vi thì đây chính là một trong những vấn đề khoa học rất đáng được quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Tôi cũng ưa thích, và đang nghiên cứu về môn khoa học dự báo này
 
Em chả học tử vi, chỉ học mai hoa đạo của Thiệu Khang Tiết và Kinh dịch của Phục Hy thôi. Rảnh anh em mình bàn về Kinh dịch đi. Rốt cuộc nó của người Việt hay người Hoa ?
 
Chào bạn Ngọc Hiển

Nguồn góc Kinh dịch là của Việt Nam, chẳng qua người Trung Hoa lấy được hai cực đồ, đó là Thiên đồ và Địa đồ mà không có Nhân đồ, vì Nhân đồ cha ông của chứng ta cất dấu rất kỷ trong trống đồng cho nên Trung Hoa chỉ biết và đưa ra Âm và Dương. Vì vậy người Trung Hoa 1 ngàn năm không đồng hóa được chúng ta

Có thời gian mình sẽ bàn sâu vế kinh dịch
 
Các bác bàn luận cái gì tôi chẳng thể hiểu. Kinh dịch là của người Việt???
Mà giả sử là "người Việt" nào đó thì họ có quan hệ với Việt Nam chúng ta không? Bên Trung Quốc cũng khối người Việt đấy: Ngô Việt ở Giang Nam, Việt ở Quảng Đông...v.v. Họ chẳng ở Việt Nam và chẳng quan hệ gì với người Việt Nam chúng ta.
Coi chừng thấy người sang bắt quàng làm họ đấy.
Mà Kinh Dịch là của ai điều đó quan trọng gì nhỉ. "What is in a name?" (Quoted Poincaré)
 
Khoa học con người là nhảm nhí ?

Câu trả lời là không. Y học phương tây đến giờ vẫn chưa tìm ra kỳ kinh bát mạch (nhâm mạch, đốc mạch,...), chưa đủ chứng cứ để đánh ngã lý luận bát quái, ngũ hành của người Tàu hay Việt (?). Giả sử tìm ra được kinh mạch và ứng dụng lý thuyết ngũ hành bát quái trị bệnh rộng rãi hơn bây giờ thì việc khẳng định Kinh dịch thuộc về ai có tác dụng cưc lớn phục hưng nền y học dân tộc. Đây sẽ là cuộc cách mang thực sự, do đó Kinh dich thuộc về ai là cực kì quan trọng.
 
Nguyễn Ngọc Lương said:
Các bác bàn luận cái gì tôi chẳng thể hiểu. Kinh dịch là của người Việt???
Mà giả sử là "người Việt" nào đó thì họ có quan hệ với Việt Nam chúng ta không? Bên Trung Quốc cũng khối người Việt đấy: Ngô Việt ở Giang Nam, Việt ở Quảng Đông...v.v. Họ chẳng ở Việt Nam và chẳng quan hệ gì với người Việt Nam chúng ta.
Coi chừng thấy người sang bắt quàng làm họ đấy.
Mà Kinh Dịch là của ai điều đó quan trọng gì nhỉ. "What is in a name?" (Quoted Poincaré)

Họ chắc chắn không ở VN nhưng việc ko có quan hệ chủng tộc thì phải nghiên cứu chứ? bác có reference k?

Tôi hỏi mọi ng vì tôi cũng mê cái Tử vi, chu Dịch, ?bói toán đó mà. :D ?

Kinh dịch, sản phẩm sáng tạo của nền văn hiến Âu Lạc , Trần Quang Bình
 
Cao Xuân Hiếu said:
Đúng là nhà vật lý Semyon Kirlian (http://en.wikipedia.org/wiki/Semyon_Kirlian) đã phát hiện ra hiện tượng vật lý lấy tên ông là Kirlian effect (http://en.wikipedia.org/wiki/Kirlian_photography) trong quá trình chụp ảnh và ông giả định rằng hiện tượng này chỉ đặc trưng cho sinh vật sống. Tuy nhiên, theo những những người xây dựng bài viết này trên Wikipedia, hiện tượng vật lý này có tên chính thức là Corona_discharge ?(http://en.wikipedia.org/wiki/Corona_discharge ) và hiệu ứng Kirlian có thể quan sát ko chỉ từ sinh vật sống mà từ những đồng xu, cái kẹp giấy, chìa khóa .v.v nếu biết thiết kế đúng cách (http://www.imagesco.com/articles/kirlian/kirlian-photography-device.html).

Dưới đây là bài comment khá hài hước về hiệu ứng Kirlian
http://www.straightdope.com/classics/a3_069.html

Dưới đây là một số hình ảnh về hiệu ứng Kirlian cực đẹp. ....

Mong anh Lai giải thích giúp là hiện giờ những giả thuyết của Kirlian còn đứng vững ở những điểm nào.

? ?Thực ra hiện tượng này còn đc gọi nôm na là "chụp ảnh kô qua ống kính", lần đầu phát hiện bởi Jodko-Narkiewic người gốc Belarussia, ông này cũng là người đầu tiên tìm ra hiện tượng phát, thu sóng radio. ( vì thế mà giờ Ý và Belarussia vẫn còn chí chóe về phát minh máy thu radio đầu tiên ). Sau ông có Kirilian, Gurwish ... nghiên cứu sâu thêm về tính chất cũng như khả năng áp dụng trong sinh, y học hiện đại. Và hiện tai ở một số nước EU, Mỹ, TQ và Nga đã áp dụng khá thành công lý thuyết này vào trong chuẩn đoán, điều trị hay theo dõi sức khỏe người bệnh.
? ?

? Còn câu hỏi mà a Hiếu cũng như nhiều người ở đặt ra, thiết nghĩ rằng đó cũng ko có gì sai, mà tôi nghĩ a Lai cũng khó giải thích cơ chế, cũng như tìm cách biện hộ cho giả thuyết đó đứng vững đc, bời vì một số lý do sau:

1- Lý thuyết mọi người học Sinh học, CNSH trên bậc ĐH, NCS tại Việt Nam khác xa so với những gì mà a Lai trình bày trên. Ngay cả ở các nước phát triển cũng vậy, vì thế mà Biophonic và biological pole còn có cái danh là pseudobiology thoery.
2- Phương pháp nghiên cứu của các ngành CNSH giờ chủ yếu là Hóa Sinh và sinh học phân tử ( hầu hết là phương pháp Hóa-Lý, hóa phân tích, Miễn dịch ), chủ yếu là dựa vào nền tảng của hóa phân tích, hóa hữu cơ, lý lượng tử,phóng xạ ... và các thí nghiệm này mang tính invitro hơn là invivo. Chất nền, buffer nơi tiến hành tách chiết hầu hết là hợp chất hữu cơ, hợp chất gây kết tinh, thực chất chỉ tìm ra đc tính chất tĩnh của vật chất, hay hình tượng hơn là vẽ cái xác chết hàng tháng cho sinh viên học và bảo đó là người sống, điểm này chỉ thích hợp ở giải phẫu chứ ko thích hợp trong nghiên cứu sâu về dynamic hay kinetic.
3- Phương pháp nghiên cứu mà biophotonic, khoa học về con người giờ nghiên cứu hầu hết là phương pháp dựa trên nền tảng biophysic và lý lượng tử, cũng như sử dụng bio- physical- detectors, để hiểu rõ thì người NC phải có nền tảng khá cơ bản về vật lý và xử lý thông tin. Điều này rất ít đc chú trọng trong hầu hết các nhà trường ở trong cũng như ngoài nước. Vì thế nhiều lúc giải thích nhiều ông GS cũng còn mắt nhắm mắt mở, chưa rõ đầu cua, tai nheo ra sao.
4- Vấn đề kinh tê - chính trị. Thì ai cũng hiểu rõ giờ nếu đâm sâu vào nghiên cứu những vấn đề như a Lai nêu hay đả động đến cấu trúc nước, phản đối thuyết cấu tạo màng sinh học ... thì có biết bao cty Hóa Chất, dược phẩm sẽ đi đời. Nếu thay đổi hướng NC sinh học, CNSH thì bao tiền đổ vào genomic, proteomic sẽ đi đâu, ai là ng nhận trách nhiệm sai lầm về mình ....
Và còn có thể liệt kê thêm một số điểm nữa, nhưng chỉ bằng đó cũng thấy đủ rằng tại sao nhiều người phản đối a Lai, cũng như các lý thuyết khác. Riêng tôi, thì thấy để khoa học phát triển đc, hay bất cứ gì phát triến, thì cũng phải cần hai mặt đối lập, nhưng ko phải để chỉ trích, khinh bỉ, trù dập mà là chỉ cho nhau những cái sai, cùng giúp đỡ nhau phát triển.

...
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top