Đoạn mồi RAPD của Nấm rơm Volvariella volvacea

Trần Đông Anh

Junior Member
Chào các Thầy cô, các anh chị và các bạn!
Em rất vui khi được làm thành viên mới của SHVN! Chúc mọi người luôn mạnh khỏe và thành công trong công tác.
Em đang có một vấn đề rất khó khăn và cần mọi người chỉ giúp. Em đang tiến hành làm đề tài tốt nghiệp về đa dạng di truyền của Nấm rơm bằng phương pháp RAPD, nhưng khổ nỗi không thể nào tìm được mồi để chạy RAPD, em đã cố gắng tìm trên mạng rất nhiều rồi nhưng vẫn chỉ thất vọng thôi, nếu không tìm được mồi thì đề tài của em coi như không thực hiện được. Vậy nếu ai biết chút thông tin gì về trình tự các đoạn mồi RAPD của Nấm rơm Volvariella volvacea thì chỉ cho em biết với. Em cảm ơn rất nhiều.



Title was edited by CXH
 
Nếu em đã tìm các tài liệu mà chưa thấy tài liệu nào đăng primer ngẫu nhiên dùng trong RAPD để xét tính đa hình về genome về loài nấm của em thì em phải tự tìm thôi.

Qui trình tìm như sau:

1. Một số hãng, họ có bán các serial về mồi ngẫu nhiên dùng cho RAPD (khoảng vài trăm mồi, mỗi mồi có độ dài 10 nu). Em mua cái đó về.

2. Chọn một chủng nấm rơm đại diện để nghiên cứu (thông thường, người ta chọn chủng có đầy đủ thông tin về nó như genome, kiểu hình, các hoạt chất sinh học nổi bật...)

3. Chạy RAPD cho chủng nấm rơm đó với lần lượt các mồi ngẫu nhiên ở nồng độ các chất trong PCR mixture và số chu trình phản ứng mà nhà cung cấp đã hướng dẫn

4. Chọn mồi nào mà tạo ra được mô hình band ADN tốt nhất (số lượng các band tạo ra, khoảng cách giữa các band, cường độ khuyếch đại của các band trên agarose gel)

5. Sử dụng mồi đó cho những nghiên cứu tiếp theo của mình.

Tuy nhiên, có rất nhiều cách khác, dễ dàng hơn để ta có thể tìm được mồi ngẫu nhiên đó, chẳng hạn như, tìm những loài có quan hệ gần gũi với loài của mình, xem họ đã sử dụng loại mồi ngẫu nhiên nào trong nghiên cứu của họ, rồi mình áp dụng thử mồi đó với loài của mình xem sao. Nếu thấy ok thì gật đầu ngay...

Cuối cùng, RAPD là một phương pháp tương đối tốt để đánh giá tính đa hình về hệ gen của sinh vật, Song còn nhiều bất lợi trong phương pháp RAPD chẳng hạn như: kết quả tạo ra giữa các lần khác nhau là khác nhau, kết quả thu được không thể so sánh với các kết quả của các phòng thì nghiệm khác...

Mọi việc suôn sẻ!

P/S: lần sau phải cắm đúng đầu dê vào thịt dê, đầu chó vào thịt chó, chứ đừng....
 
Khó quá anh ạ!

Anh Trung ơi, cảm ơn anh, giải pháp này em cung đã nghĩ tới nhưng em mới chỉ làm thực tập tốt nghiệp thôi, làm sao có đủ kinh phí để mua mồi chứ, theo em được biết, bây giờ để đặt mua một mồi 10 nu thì phải mất 250-300 ngàn, như vậy thì làm sao có thể. Với lại như thế cũng chỉ là thử xem thôi, chẳng may không được band nào thì chết, như trường hợp Bộ môn em ngày trước chạy RAPD của lúa, cũng tốn rất nhiều tiền nhưng mua phải mồi không thích hợp nên bị thất bại.
Em chỉ mong sao bây giờ có thể tìm được bài báo nào nói đến mồi RAPD dùng cho Nấm rơm Volvariella volvacea, theo như đề tài của em thì chỉ cần 2 mồi là đủ.
Mọi người cố gắng giúp em với.
Em cảm ơn nhiều!
Mọi người xem có thể down được bài báo này không thì giúp em với nhé:
? ?http://scholar.ilib.cn/A-zgnxtb200506018.html
 
chào bạn ?Trần Đông Anh, ở phòng mình có làm về RAPD trên đối tượng là nấm Linh chi và Nấm sò và xử dụng mồi OPO và OPN kết quả rất tốt. Bạn có thể tìm trên mạng thông tin về mồi OPO và OPN để xem có giúp ích gig cho đề tài tốt nghiệp của bạn không? chúc bạn thành công!!!
 
Mọi người ai biết được một chút thông tin gì về mồi RAPD của nấm rơm thì báo cho em với. Chẳng lẽ ko ai biết sao?
 
Hi

Theo mình thì mồi RAPD của nấm rơm dùng là mồi OPO và OPN , nếu bạn cần biết thêm thì đến Viện Di Truyền No nhờ anh Khoa, anh Trung....Các anh biết rất rõ đó. Chúc bạn thành công
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top