Bùi Lê Thanh Khiết
Junior Member
Cơ điện tử và sinh học là hai lĩnh vực xa lạ với nhau, thế nhưng có một ?sinh viên (SV) đã "phá cách" khi kết hợp cả hai lại để thực hiện đề tài khoa học độc đáo: "Thiết lập hệ thống nuôi cấy thủy canh tự động".
Để chuẩn bị cho đề tài tốt nghiệp, Trịnh Hải Thanh Bình - SV khoa Cơ điện tử, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - đã tìm đến Phân viện sinh học Đà Lạt (Lâm Đồng) ngỏ lời với tiến sĩ Dương Tất Nhựt (Phó phân viện) xin giúp thực hiện đề tài thiết lập hệ thống nuôi cấy thủy canh tự động. Tiến sĩ Nhựt đồng ý và cô SV gốc Đà Lạt này bắt đầu tiếp cận môi trường sinh học hoàn toàn mới mẻ.
Bình vừa tìm hiểu quá trình sinh trưởng cây trồng, vừa mày mò thiết kế hệ thống thủy canh tuần hoàn tự động. Trong khoảng thời gian nghiên cứu, Bình còn được sự tiếp sức của các nam SV cùng lớp, sự chi viện tài chính từ gia đình (khoảng 40 triệu đồng). Cuối năm 2006, vụ trồng rau xà lách bằng phương pháp thủy canh tuần hoàn tự động đầu tiên cho thu hoạch trong niềm vui khôn tả của thầy lẫn trò. Khi chúng tôi viết bài này thì Thanh Bình chuẩn bị thu hoạch vụ rau thứ 2.
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình sản xuất, tiến sĩ Nhựt cho biết: "Tất cả thông số về dinh dưỡng, nhiệt độ, độ pH.. đều được Thanh Bình lập trình sẵn. Khi cây trồng thiếu nước máy sẽ báo hiệu và nước tự động được bơm vào hệ thống ống dẫn khép kín. Nếu nhiệt độ, độ PH quá cao hoặc quá thấp máy cũng báo hiệu và tự điều chỉnh thích hợp giúp cây trồng phát triển tối ưu. Với cách nuôi trồng này chỉ cần 3 tuần lễ là cho thu hoạch một vụ rau xà lách, chất lượng cao hơn, màu sắc đẹp hơn". ?
Trịnh Hải Thanh Bình vừa mới bước qua tuổi 23. Khi còn là học sinh phổ thông, Bình là học sinh giỏi của Trường THPT chuyên Lâm Đồng (chuyên vật lý) trong nhiều năm liền. Chúng tôi hỏi: "Lý do nào Thanh Bình lại nghiên cứu đề tài này, trong khi các bạn cùng khoa thường nghiên cứu chế tạo robot?". Thanh Bình thổ lộ: "Tôi sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, xứ sở của rau và hoa. Từ lúc đi học, tôi đã ấp ủ ước mơ khi lớn lên phải làm điều gì đó có ích cho nông dân Đà Lạt trong việc hiện đại hóa nông nghiệp, cho nên đã mạnh dạn chọn đề tài gắn liền với rau và chuyên ngành mình đang học".
Tiến sĩ sinh học Dương Tấn Nhựt đánh giá: "Đây là thành quả của sự nỗ lực không biết mệt mỏi của Thanh Bình, công trình khoa học này có tính thực tiễn cao, có thể chuyển giao mô hình công nghệ tự động này cho các vùng hải đảo vốn thiếu rau xanh để trồng rau sạch, rau an toàn". Sắp tới, Phân viện sinh học Đà Lạt sẽ ứng dụng công nghệ tự động này trong việc trồng khoai tây, dâu tây và một số cây thuốc có hợp chất sinh học.
(Trích từ Thanh Nien Online 22:06:19, 17/01/2007)
Để chuẩn bị cho đề tài tốt nghiệp, Trịnh Hải Thanh Bình - SV khoa Cơ điện tử, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - đã tìm đến Phân viện sinh học Đà Lạt (Lâm Đồng) ngỏ lời với tiến sĩ Dương Tất Nhựt (Phó phân viện) xin giúp thực hiện đề tài thiết lập hệ thống nuôi cấy thủy canh tự động. Tiến sĩ Nhựt đồng ý và cô SV gốc Đà Lạt này bắt đầu tiếp cận môi trường sinh học hoàn toàn mới mẻ.
Bình vừa tìm hiểu quá trình sinh trưởng cây trồng, vừa mày mò thiết kế hệ thống thủy canh tuần hoàn tự động. Trong khoảng thời gian nghiên cứu, Bình còn được sự tiếp sức của các nam SV cùng lớp, sự chi viện tài chính từ gia đình (khoảng 40 triệu đồng). Cuối năm 2006, vụ trồng rau xà lách bằng phương pháp thủy canh tuần hoàn tự động đầu tiên cho thu hoạch trong niềm vui khôn tả của thầy lẫn trò. Khi chúng tôi viết bài này thì Thanh Bình chuẩn bị thu hoạch vụ rau thứ 2.
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình sản xuất, tiến sĩ Nhựt cho biết: "Tất cả thông số về dinh dưỡng, nhiệt độ, độ pH.. đều được Thanh Bình lập trình sẵn. Khi cây trồng thiếu nước máy sẽ báo hiệu và nước tự động được bơm vào hệ thống ống dẫn khép kín. Nếu nhiệt độ, độ PH quá cao hoặc quá thấp máy cũng báo hiệu và tự điều chỉnh thích hợp giúp cây trồng phát triển tối ưu. Với cách nuôi trồng này chỉ cần 3 tuần lễ là cho thu hoạch một vụ rau xà lách, chất lượng cao hơn, màu sắc đẹp hơn". ?
Trịnh Hải Thanh Bình vừa mới bước qua tuổi 23. Khi còn là học sinh phổ thông, Bình là học sinh giỏi của Trường THPT chuyên Lâm Đồng (chuyên vật lý) trong nhiều năm liền. Chúng tôi hỏi: "Lý do nào Thanh Bình lại nghiên cứu đề tài này, trong khi các bạn cùng khoa thường nghiên cứu chế tạo robot?". Thanh Bình thổ lộ: "Tôi sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, xứ sở của rau và hoa. Từ lúc đi học, tôi đã ấp ủ ước mơ khi lớn lên phải làm điều gì đó có ích cho nông dân Đà Lạt trong việc hiện đại hóa nông nghiệp, cho nên đã mạnh dạn chọn đề tài gắn liền với rau và chuyên ngành mình đang học".
Tiến sĩ sinh học Dương Tấn Nhựt đánh giá: "Đây là thành quả của sự nỗ lực không biết mệt mỏi của Thanh Bình, công trình khoa học này có tính thực tiễn cao, có thể chuyển giao mô hình công nghệ tự động này cho các vùng hải đảo vốn thiếu rau xanh để trồng rau sạch, rau an toàn". Sắp tới, Phân viện sinh học Đà Lạt sẽ ứng dụng công nghệ tự động này trong việc trồng khoai tây, dâu tây và một số cây thuốc có hợp chất sinh học.
(Trích từ Thanh Nien Online 22:06:19, 17/01/2007)