Bắt nguồn từ Topic Tại sao một ADN có N nu thì lại có (N/6-1) aa và một số bài tập các bạn học sinh lớp 12 đua nhau hỏi kiểu như:
Tóm lại là các bài tập liên hệ giữa ADN, ARN, Protein.
Hôm nay mình muốn gửi lời khuyên tới các bạn học sinh phổ thông ( kể cả cơ sở nếu muốn nghe ) đang học tập môn Sinh vì nhiều mục đích, trong đó có thi Tốt nghiệp và thi Đại học.
- Tính đúng sai của các bài tập kiểu trên đã được làm rõ trong Topic Tại sao một ADN có N nu thì lại có (N/6-1) aa.
- Các dạng bài kiểu trên do một bộ phận giáo viên hay người ra đề bịa ra phục vụ cho các kì thi cấp cơ sở, có lẽ đến giờ các học sinh lớp 9 (12) vẫn đang làm.
- Các dạng bài tập kiểu trên hoàn toàn không có trong chương trình thi bởi kiến thức chương trinh SGK cấp 3 ( thậm chí lớp 9) không dung túng cho những bài như thế. Tất nhiên các bạn đều biết nội dung thi không nằm ngoài SGK.
- Chương trình thi chỉ cho phép các bài kiểu như:
+ Tính toán số lượng trên ADN, ARN, Protein... đơn thuần, tức chỉ làm công việc tính toán trên duy nhất một đối tượng. Bạn có thể vặn vẹo, xâu xé đủ kiểu phân tử ADN nhưng đừng liên hệ nó với ARN hay Protein.
+ Chỉ liên hệ về mặt cấu trúc giữa các đại phân tử này, ví dụ codon nào đi với a.a nào.
- Tác dụng của việc làm các dạng bài tập kiểu trên:
+ Nó giúp bạn hiểu sâu về cấu trúc các đại phân tử ? Không, nó chỉ làm bạn hiểu sai lệch kiến thức và tốn thời gian vô ích.
+ Nó giúp bạn rèn luyện tư duy toán học, vật lý ? Có thể, nó cho bạn cảm giác sung sướng khi giải xong một bài tập hóc búa kiểu trên, biết cách chia 3 rồi trừ đầu trừ đuôi, hay tâm đắc với vận tốc trượt của ribosome....Nhưng có nhiều cách để rèn luyện tư duy hơn là với những bài tập kiểu trên.
Mong các bạn sớm tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho mình.
1 gen có 90 vòng xoắn tự sao 2 lần ( 1 vòng cao 34A^o , gồm 10 cặp Nu) .Mỗi gen con tạo ra phiên mã 3 lần , trên mỗi mARN được tổng hợp có số riboxom trượt qua bằng nhau. Tổng số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình trên là 17940. Biết mỗi riboxom chỉ trượt qua mỗi mARN một lần . Số riboxom trượt trên mỗi phân tử mARN là bao nhiêu ?
Các bạn giúp tó giải chi tiết bài này nhé , tớ không hiểu đề bài lắm
Tóm lại là các bài tập liên hệ giữa ADN, ARN, Protein.
Hôm nay mình muốn gửi lời khuyên tới các bạn học sinh phổ thông ( kể cả cơ sở nếu muốn nghe ) đang học tập môn Sinh vì nhiều mục đích, trong đó có thi Tốt nghiệp và thi Đại học.
- Tính đúng sai của các bài tập kiểu trên đã được làm rõ trong Topic Tại sao một ADN có N nu thì lại có (N/6-1) aa.
- Các dạng bài kiểu trên do một bộ phận giáo viên hay người ra đề bịa ra phục vụ cho các kì thi cấp cơ sở, có lẽ đến giờ các học sinh lớp 9 (12) vẫn đang làm.
- Các dạng bài tập kiểu trên hoàn toàn không có trong chương trình thi bởi kiến thức chương trinh SGK cấp 3 ( thậm chí lớp 9) không dung túng cho những bài như thế. Tất nhiên các bạn đều biết nội dung thi không nằm ngoài SGK.
- Chương trình thi chỉ cho phép các bài kiểu như:
+ Tính toán số lượng trên ADN, ARN, Protein... đơn thuần, tức chỉ làm công việc tính toán trên duy nhất một đối tượng. Bạn có thể vặn vẹo, xâu xé đủ kiểu phân tử ADN nhưng đừng liên hệ nó với ARN hay Protein.
+ Chỉ liên hệ về mặt cấu trúc giữa các đại phân tử này, ví dụ codon nào đi với a.a nào.
- Tác dụng của việc làm các dạng bài tập kiểu trên:
+ Nó giúp bạn hiểu sâu về cấu trúc các đại phân tử ? Không, nó chỉ làm bạn hiểu sai lệch kiến thức và tốn thời gian vô ích.
+ Nó giúp bạn rèn luyện tư duy toán học, vật lý ? Có thể, nó cho bạn cảm giác sung sướng khi giải xong một bài tập hóc búa kiểu trên, biết cách chia 3 rồi trừ đầu trừ đuôi, hay tâm đắc với vận tốc trượt của ribosome....Nhưng có nhiều cách để rèn luyện tư duy hơn là với những bài tập kiểu trên.
Mong các bạn sớm tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho mình.