6 dạng bài tập thường có trong đề thi ĐH môn Sinh

dinhhai1308

Senior Member
“Lý thuyết Sinh học tương đối phức tạp, thế nên chỉ cần đọc thiếu một từ, hay hiểu không thấu đáo vấn đề là thí sinh có thể mất điểm.”



Thực tế thi đại học cho thấy, số học sinh “chủ ý” chọn khối B để “sống chết” không nhiều. Hầu hết thí sinh thi khối A thường “đá ngang” sang khối B. Kiến thức Sinh họcvới những thủ thuật và kĩ năng giải bài tập chỉ thực sự được thí sinh chuyên Sinh lưu tâm, nên Sinh học thực sự là một môn khó đối với nhiều người.

Trước ngày thi, Hocmai.vn đã có cuộc trò chuyện, trao đổi với cô giáo Th.s Trương Thu Thủy, giáo viên dạy Sinh trường Chuyên Hà Nội-Amsterdam xung quanh việc thi ĐH môn Sinh 2008.

Cô Thủy nhận định đề thi đại học môn Sinh hàng năm là vừa sức với học sinh. Về cơ bản, phần lí thuyết và phần bài tập có những dạng chính sau đây:

I. Lí thuyết

Nội dung kiến thức chính ở 3 chương:

1. Biến dị - di truyền 17/50 câu.
2. Ứng dụng di truyền học 11/50 câu
3. Tiến hóa 14/50 câu

Hai chương đầu cô Thủy cho rằng: “học sinh chỉ cần hiểu và học thuộc là có thể làm tương đối tốt. Học sinh yếu nhất kiến thức về vấn đề sinh triết. Phần này học thuộc rất khó, đòi hỏi các em phải có khả năng tư duy”.

Cô đã đưa ra lời khuyên đối với các bạn học sinh: “Vì những câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi rất sát chương trình nên các em phải nắm thật chắc kiến thức SGK. Trên lớp, khi nghe giáo viên giảng, học sinh phải nắm và chốt được kiến thức cơ bản của từng bài, xác định được trọng tâm mỗi bài và tư duy đến những kiến thức liên quan”.

Trong đề thi trắc nghiệm học sinh cần phải đọc kĩ câu hỏi và các phương án trả lời để chọn cho mình một đáp án tối ưu. Lý thuyết Sinh tương đối phức tạp, thế nên chỉ cần đọc thiếu một từ, hay hiểu không thấu đáo vấn đề là thí sinh có thể mất điểm.

II. Phần bài tập Sinh

Cô Trương Thu Thủy đã khái quát thành 6 dạng bài tập chính, bao gồm:

1. Bài tập biến dị (trọng điểm, 12 câu).

2. Bài tập ứng dụng di truyền học chọn giống.

3. Bài tập di truyền người.

4. Bài tập di truyền học quần thể. (14 câu)

5. Bài tập cơ sở vật chất cơ chế di truyền, các quy luật di truyền.

Không phân ban: 5 câu.
Phân ban: 2 câu
+ Cấp độ phân tử AND, ARN, Protein
+ Cấp độ tế bào: Nhiễm sắc thể
Các quy luật di truyền: Quy luật di truyền của Menđen: Bài toán thuận, bài toán nghịch
Quy luật di truyền bổ sung cho Menđen. Bao gồm:
Di truyền liên kết
Tác động qua lại giữa các gen.
Du truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính.
Di truyền ngoài nhân.

6. Bài tập sinh thái học: xây dựng chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong hệ sinh thái.

Cô Thủy cho rằng thông thường trong đề thi đại học môn Sinh, phần bài tập chiếm ít hơn lí thuyết, tỉ lệ của hai phần này khoảng 2/8.

Chính vì nhiều người quan niệm môn Sinh là môn lí thuyết nên phần bài tập thường không được chú trọng đầu tư. Trong quá trình học ôn, theo cô Thủy, “vai trò của “người cầm lái” rất quan trọng. Bởi chỉ có thầy cô mới có thể chốt những vấn đề cơ bản nhất, hướng dẫn những bước giải ở từng dạng bài tập, làm định hướng cho học sinh”.

“Để làm tốt phần bài tập, yêu cầu học sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản từng phần. Mặt khác, các em phải biết liên kết kiến thức giữa các phần với nhau và phải có tư duy tổng hợp. Đặc biệt, kĩ năng tính toán nhanh không thể thiếu ở học sinh trong khi làm bài tập môn Sinh”. Cô Thủy cho biết hiện nay, kĩ năng tính toán nhanh của học sinh rất yếu phần lớn do thói quen phụ thuộc vào máy tính từ những năm cấp 2.

Thực tế cho thấy bài tập sinh trong SGK không nhiều, nếu giáo viên không chốt được các dạng bài tập thì kĩ năng làm bài tập của học sinh sẽ bị hạn chế, học sinh không nhận diện được dạng bài tập. Ví dụ, bài tập đột biến gen có 4 dạng thì dạng nào làm thay đổi số liên kết hiđrô, nuclêôtít…

Như vậy, nếu không có thủ thuật làm bài, việc đạt điểm trọn vẹn trong phần bài tập Sinh là rất khó. Các bạn học sinh hãy tham gia giải các bài tập trắc nghiệm trên hocmai.vn để củng cố kiến thức trước kì thi đại học. Ngoài ra, các bạn học sinh có thể click vào đây để tham khảo thêm ý kiến của cô Trương Thu Thủy về việc học môn Sinh.
 
thế còn phần tiến hóa đâu? khong thấy cô nhắc tới là sao? mấy cái cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự, rồi mấy học thuyết tiến hóa nữa...
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top