Sáng 2/9, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế) đã tiếp nhận thêm con bọ xít hút máu người từ gia đình bà Nguyễn Thị Kim Liên - ở tổ 42, KV 8, phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn để tiếp tục nghiên cứu. Đây là con bọ xít thứ ba trong vòng một tuần được mẹ con bà Liên phát hiện và bắt tại nhà.
Trước đó, lúc 20h45’ tối 1/9, trong lúc cả nhà đang ngồi xem tivi, bà Liên phát hiện có con bọ xít hút máu người bay lòng vòng rồi đáp xuống nền nhà. Trong 2 buổi tối ngày 26 và 27/8, bà Liên và con gái đã bắt được 2 con bọ xít hút máu người ngay giữa nhà.
Một con bọ xít hút máu người
Cả 3 con bọ xít mà mẹ con bà Liên bắt được có hình dáng, kích cỡ giống nhau và giống những con bọ xít hút máu người đã từng phát hiện và bắt được ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… Con bọ xít này có 3 đôi chân, vòi chích dài, cứng và nhọn, sau lớp cánh mỏng trên lưng có những vạch ngang màu vàng nâu, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có 5 viền màu vàng, toàn thân màu nâu đen…
“Thật sự gia đình chúng tôi rất lo lắng vì không hiểu sao mà bọ xít xuất hiện liên tục như vậy. Hôm trước cán bộ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn cũng đã xuống điều tra mà chẳng phát hiện gì, nay bọ xít lại xuất hiện nữa…” - bà Liên nói.
Trước đó, tối 29.8, hai cán bộ Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã đến nhà bà Liên để điều tra sơ bộ, nắm bắt thông tin về bọ xít hút máu người liên tiếp xuất hiện.
Tuy nhiên, dù được gia đình cung cấp thông tin rất tỉ mỉ và trực tiếp kiểm tra nhiều nơi của căn nhà nhưng cán bộ của Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn không phát hiện được gì.
Khi tiếp nhận con bọ xít mà bà Liên bắt được tối qua, thạc sỹ Hồ Việt Hiếu - nghiên cứu viên Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, khẳng định: “Cả ba con bọ xít mà nhà bà Liên bắt được là cùng một loài bọ xít hút máu người gây buồn ngủ, tuy nhiên cả 3 con bọ xít này trong bụng đói và chưa hút máu.
Đây là loại bọ xít có nguồn gốc từ Trung - Nam Mỹ di cư sang Châu Á và nước ta bằng đường du lịch. Loại bọ xít này có tuổi thọ rất lâu từ 1 - 2 năm, đặc biệt trong vòng 20 ngày không cho nó ăn uống bất cứ thứ gì thì nó vẫn sống được. Ngoài việc chích hút máu người, loài bọ xít này có thể chích hút máu ở bất kỳ loài động vật nào mà nó tiếp cận được như chó, mèo, chuột… Khi đói nó cũng có thể chích hút nước từ những quả trái cây chín để sống…”.
Trước đó, lúc 20h45’ tối 1/9, trong lúc cả nhà đang ngồi xem tivi, bà Liên phát hiện có con bọ xít hút máu người bay lòng vòng rồi đáp xuống nền nhà. Trong 2 buổi tối ngày 26 và 27/8, bà Liên và con gái đã bắt được 2 con bọ xít hút máu người ngay giữa nhà.
Một con bọ xít hút máu người
Cả 3 con bọ xít mà mẹ con bà Liên bắt được có hình dáng, kích cỡ giống nhau và giống những con bọ xít hút máu người đã từng phát hiện và bắt được ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… Con bọ xít này có 3 đôi chân, vòi chích dài, cứng và nhọn, sau lớp cánh mỏng trên lưng có những vạch ngang màu vàng nâu, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có 5 viền màu vàng, toàn thân màu nâu đen…
“Thật sự gia đình chúng tôi rất lo lắng vì không hiểu sao mà bọ xít xuất hiện liên tục như vậy. Hôm trước cán bộ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn cũng đã xuống điều tra mà chẳng phát hiện gì, nay bọ xít lại xuất hiện nữa…” - bà Liên nói.
Trước đó, tối 29.8, hai cán bộ Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn đã đến nhà bà Liên để điều tra sơ bộ, nắm bắt thông tin về bọ xít hút máu người liên tiếp xuất hiện.
Tuy nhiên, dù được gia đình cung cấp thông tin rất tỉ mỉ và trực tiếp kiểm tra nhiều nơi của căn nhà nhưng cán bộ của Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn không phát hiện được gì.
Khi tiếp nhận con bọ xít mà bà Liên bắt được tối qua, thạc sỹ Hồ Việt Hiếu - nghiên cứu viên Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, khẳng định: “Cả ba con bọ xít mà nhà bà Liên bắt được là cùng một loài bọ xít hút máu người gây buồn ngủ, tuy nhiên cả 3 con bọ xít này trong bụng đói và chưa hút máu.
Đây là loại bọ xít có nguồn gốc từ Trung - Nam Mỹ di cư sang Châu Á và nước ta bằng đường du lịch. Loại bọ xít này có tuổi thọ rất lâu từ 1 - 2 năm, đặc biệt trong vòng 20 ngày không cho nó ăn uống bất cứ thứ gì thì nó vẫn sống được. Ngoài việc chích hút máu người, loài bọ xít này có thể chích hút máu ở bất kỳ loài động vật nào mà nó tiếp cận được như chó, mèo, chuột… Khi đói nó cũng có thể chích hút nước từ những quả trái cây chín để sống…”.