Xin tài liệu bài tập Di truyền ôn thi quốc gia

mrbi.crazy

Junior Member
Tình hình là mình đang cần bài tập Di truyền ở độ khó thi quốc gia vòng 1, bạn nào có thì chia sẻ cho mình với. Cảm ơn!
 
Câu 1:cho 1 đoạn polipeptit có trình tự axit amin:
Tyr_Leu_Val_Phe_Trp_Leu_Val
Trong đó: Tyr được mã hoá bởi 2 bộ ba
Leu được mã hoá bởi 4 bộ ba
Val được mã hoá bởi 3 bộ ba
Phe được mã hoá bởi 1 bộ ba
Trp được mã hoá bởi 4 bộ ba
Hỏi số cách má hoá có thể trên mARN của đoạn peptit trên.
Câu 2: một phân tử mARN có 3 ribôxôm tham gia dịch mã 1 lần. Các ribôxôm cách nhau 61.2 angstrom. Thời gian dịch mã 1 axit amin là 0.2s. Hỏi thời gian tổng hợp xong từng chuỗi polipeptit của ribôxôm trên mARN tính từ axit amin mở đầu.
Câu 3: Phân tích thhàn phần hoá học của 1 chuỗi polipeptit đặc trưng có các loại axit amin tương ứng với số lượng như sau:
3Ala, 2Lys, 2Trp, 2Ser
Hỏi số khả năng sắp xếp các axit amin có thể có trong chuỗi polipeptit trên.
 
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG QUỐC GIA
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1.
a. Xét về mặt cấu trúc hoá học, giải thích tại sao lipid lại là chất cung cấp năng lượng tốt hơn nhiều so với carbohydrate?
b. Tại sao các tế bào của cơ thể khi đang hoạt động mạnh lại không sử dụng mỡ để tạo ra nhiều năng lượng hơn mà lại sử dụng đường?
Câu 2.
a. Enzyme có thể làm giảm năng lượng hoạt hoá và tăng tốc độ phản ứng bằng cách nào?
b. Bằng cách nào các enzyme khác nhau có thể “phối hợp” cùng nhau thực hiện một con đường chuyển hoá?
Câu 3. Khi phá thành tế bào của vi khuẩn Gram dương và Gram âm bằng lysozyme trong dung dịch sinh lí, ta thu được hai cấu trúc khác biệt nhau: ở vi khuẩn Gram dương là tế bào trần (protoplast) còn ở vi khuẩn Gram âm là thể hình cầu (spheroplast). Hãy giải thích tại sao lại có khác biệt như vậy và so sánh protoplast với spheroplast (kháng nguyên bề mặt, khả năng khôi phục thành, khả năng xâm nhập của phage, khả năng phân bào và khả năng dung hợp).
Câu 4.
a. Một virus hoàn toàn mới có thể xuất hiện và lan rộng trong quần thể bằng cách nào?
b. Nêu các cơ chế mà virus có thể gây ung thư.
c. Tại sao virus không thể tiêu diệt được hoàn toàn các dòng vi khuẩn mà nó lây nhiễm?
Câu 5. Nấm gây bệnh Fusicoccum amygdali tiết ra một độc tố gọi là fusicoccin làm hoạt hoá bơm proton H+ của màng sinh chất tế bào thực vật.
a. Fusicoccin dẫn đến sự mất nước không điều tiết được. Hãy nêu cơ chế làm hoạt hoá bơm proton dẫn đến sự héo lá một cách nghiêm trọng.
b. Fusicoccin có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của các đoạn thân cắt rời?
Câu 6.
a. Nêu và giải thích các đặc điểm cấu trúc của rễ cây thích nghi với việc hấp thụ và vận chuyển khoáng vào trong thân cây. Biện pháp canh tác giúp cây tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng ở đất là gì? Giải thích.
b. Một người trồng lạc thấy các lá già ở cây lạc của ông đang biến thành màu vàng sau một thời kì dài ẩm ướt. Giải thích.
Câu 7.
a. Sự cân bằng giữa các hormone trong cây như thế nào?
b. Cần chú ý điều gì khi ứng dụng hormone sinh trưởng trong nông nghiệp?
c. Hãy cho biết tỉ lệ hai nhóm chất điều hoà sinh trưởng sau đây điều chỉnh hiện tượng hoặc quá trình sống nào? Auxin/Cytokinin; ABA/Giberrelins; Auxin/Ethylene; Cytokinin/ABA.
Câu 8.
a. Để tối ưu hoá tốc độ trao đổi khí ở bề mặt hô hấp thì các loài động vật khác nhau phải có những đặc điểm thích nghi gì? Giải thích ở chim và cá xương.
b. Tại sao mức chênh lệch về phân áp CO2 ở cả phổi và mô đều thấp hơn nhiều so với mức chênh lệch phân áp O2 nhưng CO2 vẫn khuếch tán kịp thời từ tế bào vào máu và từ máu vào phế nang?
Câu 9.
a. Adrenalin khởi đầu một con đường truyền tín hiệu liên quan đến cAMP và dẫn đến sự hoạt hoá enzyme glycogen phosphorylase phân giải glycogen thành glucose, một nguồn năng lượng chính của tế bào. Nhưng, sự phân giải glycogen chỉ là một phần của đáp ứng nguy cấp mà chúng mang lại; ảnh hưởng chung đến cơ thể người bao gồm: nhịp tim tăng và sự tỉnh táo, cũng như sự gắng sức. Giả sử caffein ức chế hoạt động của enzyme phosphodiesterase, hãy giải thích cơ chế đó ở việc dùng caffein làm đầu óc trở nên tỉnh táo và/hoặc mất ngủ.
b. Giả sử bạn được tiêm một mũi cortisone, một mũi glucocorticoid, vào một khớp viêm. Những khía cạnh nào của hoạt động glucocorticoid mà bạn muốn khai thác? Nếu một viên glucocorticoid cũng có tác dụng điều trị viêm, tại sao người ta vẫn thích dùng nó tại chỗ?
Câu 10. Người ta có thể tiêu diệt côn trùng bằng các biện pháp sau: Phun thuốc chứa chất dầu dạng sương mù; Phun thuốc chứa một loại hormone trong quá trình biến thái của côn trùng; Phun thuốc ức chế hoạt động của enzyme acetylcholinesterase. Hãy giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp trên.
Câu 11.
a. Một số loài chuột khi không kiếm đủ thức ăn thường có tập tính bỏ con và không nuôi nữa. Biết rằng chọn lọc tự nhiên ủng hộ những cá thể sinh được nhiều con, tập tính này của chuột có trái với chọn lọc tự nhiên hay không? Giải thích.
b. Một số loài vật có tập tính tiết ra những chất chất béo khi rỉa lông. Điều này có ý nghĩa gì?
Câu 12.
a. So sánh ADN polymerase và ARN polymerase.
b. Ở Escherichia coli, mARN khi dịch mã được giữ ở dạng vòng tròn do tương tác giữa đuôi polyA ở đầu 3’ với mũ m7G ở đầu 5’ qua protein. Điều này dẫn đến kết quả gì?
Câu 13. Hiệu quả của đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao có những đột biến điểm xảy ra trong ADN mà vẫn không tác động đến giá trị thích ứng của một sinh vật?
Câu 14.
a. Các thể đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có những đặc điểm gì khác biệt với các loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể khác? Nêu ý nghĩa của đột biến này trong chọn giống và tiến hoá.
b. Sử dụng colchicine để tạo đột biến đa bội thể có hiệu quả nhất ở giai đoạn nào của chu kì tế bào? Giải thích.
Câu 15. Nêu vai trò của sự kết cặp các nucleotide giữa các mạch axit nucleic trong các kĩ thuật sau đây: thẩm tách Southern, thẩm tách Northern, giải trình tự ADN, RT- PCR và vi dãy ADN (microarray).
Câu 16.
a. Ở loài ốc Cepaea nemoralis, màu sắc vỏ do một locus gen có 3 alen quy định. Trong đó mối quan hệ trội lặn giữa 3 alen quy định màu nâu (VB), màu hồng (VP) và màu vàng (VY) là VB>VP>VY. Trong một mẫu quần thể ở trạng thái cân bằng, người ta xác định được có 510 ốc màu nâu, 400 ốc màu hồng và 90 ốc màu vàng. Hãy xác định tần số của các alen trên.
b. Trong số tất cả các biến dị xảy ra trong một quần thể, tại sao chỉ có một lượng nhỏ được phát tán rộng khắp ở các thành viên của quần thể?
Câu 17.
a. Điểm khác biệt cơ bản giữa chọn lọc nhân tạo khác với chọn lọc tự nhiên là gì? Hiệu quả của chọn lọc nhân tạo phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao sau một số thế hệ nhất định, hiệu quả chọn lọc lại giảm? Người ta khắc phục hiện tượng trên như thế nào?
b. Xét một quần thể trong đó các cá thể dị hợp tử về một locus nhất định có kiểu hình cực đoan có ưu thế chọn lọc. Đây là kiểu chọn lọc nào? Giải thích.
Câu 18.
a. Tại sao cạnh tranh sinh học cùng loài là động lực tiến hoá và thiết lập trạng thái cân bằng trong tự nhiên?
b. Theo nguyên tắc cạnh tranh loại trừ, điều gì sẽ xảy ra nếu hai loài có ổ sinh thái giống nhau, cạnh tranh nhau giành nguồn sống? Giải thích.
Câu 19. Người ta làm thí nghiệm trên hai lô đất giống nhau có 5 loài hoa dại với số lượng như nhau ở cả hai lô. Một trong hai lô đất được rào kín ngăn kangaroo. Sau hai năm thấy 4 loài hoa dại đã không còn ở lô đất được rào kín, nhưng một loài đã tăng lên rất nhanh. Lô đối chứng có số loài không thay đổi. Hãy giải thích hiện tượng trên và cho biết vai trò của kangaroo.
Câu 20.
a. Dựa vào mô hình cân bằng trên các đảo (mô hình địa lí sinh học đảo) của Mar Arthur và Wilson, hãy giải thích kích thước đảo và khoảng cách giữa đảo với đất liền ảnh hưởng như thế nào đến số lượng các loài trên đảo.
b. Bạn kì vọng điều gì về độ giàu loài của các loài chim trên đảo so với độ giàu loài của các loài rắn và thú? Giải thích.
-----------------------Hết-----------------------
Thí sinh không được dùng tài liệu; Giám thị không giải thích gì thêm.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top