Những khó khăn trong nuôi cấy tế bào động vật

Trương Xuân Đại

Senior Member
Nuôi cấy tế bào thực vật đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những thập niên gần đây như nuôi cấy tế bào động vật vẫn còn những giới hạn mà các khoa hoc chưa khám phá hoặc những rào cản chưa vượt qua được.Vậy thì theo các bạn đây là những khó khăn  :?:
 
Các khó khăn chính (theo tôi):

+ Expertise: kỹ năng cao - ít người được đào tạo bài bản
+ Hạ tầng cơ sở: không đạt chuẩn
+Chi phí hoạt động: quá lớn so với một phòng thí nghiệm ở VN
+ Tiêu chuẩn: Quá ngặt nghèo và nhiều bước
+ Tiêu chuẩn ứng dụng: VN khó có thể vươn tới (muốn thử nghiệm lâm sàng cần thử nghiệm trên nhiều đối tượng chuột, khỉ, miễn dịch...v.v)
+ Đề tài: Rất khó nghĩ ra trừ phi lab đã thành lập lâu đời (không như CNSH)

Kinh nghiệm làm thực nghiệm của tôi cho thấy: Đối với SHPT và TB đọc sách 10 lần không bằng làm 1-2 lần có sự giám sát chặt chẽ của người có kinh nghiệm. Tất nhiên sau đó về đọc sách sẽ càng thấm hơn và làm như vậy thì tiến bộ nhanh hơn. Các bạn từng làm nhiều về thực nghiệm có cảm thấy thế không nhỉ?
 
Nuôi cấy tế bào động vật ở ta đã thực hiện từ những năm 50-60: tế bào thận chuột đất vàng, tế bào khỉ xanh châu phi, tế bào thận khỉ, thận chó dùng để làm và thử nghiệm một số loại vắc xin..., nhưng chỉ dừng lại ở mức độ lấy từ nguồn nào đó, nuôi và cấy chuyển, từ đó tách và làm những việc khác, rồi nuôi, giữ, bảo quản tế bào...

Tiêu chuẩn ứng dụng thì rất khó: vì để tiến hành thử nghiệm lâm sàng phải được phép và có nguồn kinh phí rất lớn cộng thêm một hệ thống nhân lực tốt để có thể mời những người tình nguyện tham gia ở các quy mô khác nhau của thử nghiệm.

Nuôi cấy tế bào cứ như nuôi con mọn, một ngày phải xem vài lần, sơ sảy một phát là tiêu tùng cả vài tháng, thậm chí cả nhiều đời tế bào nuôi mất hàng năm. Lúc nó dần dần ngỏm củ tỏi thì tiếc đứt ruột và không thể làm gì khác được dùng tiếp thì sợ, ko dùng thì tiếc khá nhiều công sức ?mà nhiều lúc ko thể phát hiện nổi là tại sao, vì trong môi trường có quá nhiều thành phần và ko thể nào kiểm soát nổi tất cả các loại thành phần đó.
 
Năm 50/60 thì chắc là "kháng sinh" thường xuyên nhỉ 8O

Nuôi cấy tế bào cứ như nuôi con mọn, một ngày phải xem vài lần, sơ sảy một phát là tiêu tùng cả vài tháng, thậm chí cả nhiều đời tế bào nuôi mất hàng năm. Lúc nó dần dần ngỏm củ tỏi thì tiếc đứt ruột và không thể làm gì khác được dùng tiếp thì sợ, ko dùng thì tiếc khá nhiều công sức ?mà nhiều lúc ko thể phát hiện nổi là tại sao, vì trong môi trường có quá nhiều thành phần và ko thể nào kiểm soát nổi tất cả các loại thành phần đó.

Ngày xem vài lần nó chết là đúng rồi.
Tế bào chết không phải lúc nào cũng vì môi trường.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top