Giúp đỡ! Hỏi nghĩa của Culture-dependent approaches

nva1991

Junior Member
Mình đang đọc một tài liệu tiếng Anh thì họ có đề cập đến culture-dependent approaches và culture-independent approach. Bạn nào có thể giải thích của mình đó là gì không, và thuật ngữ tiếng Việt nữa. Xin cảm ơn
 
Mình đang đọc một tài liệu tiếng Anh thì họ có đề cập đến culture-dependent approaches và culture-independent approach. Bạn nào có thể giải thích của mình đó là gì không, và thuật ngữ tiếng Việt nữa. Xin cảm ơn

culture-dependent tức là cần phải phân lập chủng, nuôi cấy trong phòng TN... Nói tóm lại là đối tượng vi sinh có thể nhìn thấy, sờ thấy nó... Nhưng phương pháp này chỉ có thể nghiên cứu, phát hiện được 0.01-1% tổng số vi sinh trong mẫu... còn lại 99,99% là không thể phân lập, nghiên cứu được hoặc không thể biết sự tồn tại của chúng bằng phương pháp nuôi cấy (vi sinh cổ điển). Thuật ngữ culture dependent approach: phương pháp nghiên cứu những vi sinh có thể nuôi cấy được/bằng nuôi cấy.

Culture - independent: tức là nghiên cứu sự có mặt của loài nào đó, mà không cần phải phân lập. Cái này là nghiên cứu về gen, DNA. Hiện nay hay dùng phương pháp sinh học phân tử (16S RNA cho vi khuẩn, ITS ribosomal cho fungal). Hoặc dùng metagenomics nghiên cứu cả hệ gen vi sinh vật. Phương pháp nghiên cứu gen sẽ biết được chính xác vi sinh nào có trong mẫu, cấu trúc hệ sinh thái.... Tóm lại là chỉ nghiên cứu gen trong mẫu. Thuật ngữ này có thể dịch là nghiên cứu vi sinh không cần nuôi cấy...

Hiện nay thuật ngữ metagenomics (culture independent) dùng phổ biến để nghiên cứu vi sinh mà các phương pháp vi sinh cổ điển không thể tiếp cận được (ví dụ nghiên cứu về bệnh học, đất...)

Ví dụ đơn giản, trong mẫu đất/cây... bằng phương pháp culture dependent (phân lập dùng đĩa thạch) ... bạn chỉ có thể phát hiện được 1 con vi khuẩn. Nhưng bằng phương pháp culture independent, bạn có thể phát hiện được 100, 1000 con vi khuẩn, nấm khác nhau...và biết được sự đa dạng và chức năng của chúng. P
 
Mình có một thắc mắc nữa, trong tài liều này người ta hay nhắc đến "putative pathogen". Đây có phải thuật ngữ không vậy bạn? Nghĩa của nó là gì?
Cảm ơn rất nhiều!
 
Mình có một thắc mắc nữa, trong tài liều này người ta hay nhắc đến "putative pathogen". Đây có phải thuật ngữ không vậy bạn? Nghĩa của nó là gì?
Cảm ơn rất nhiều!

Putative pathogen. Theo mình hiểu là các tác nhân gây bệnh giả định (phân tích trên lý thuyết).

Liên quan đến culture independent như trên, người ta lấy toàn bộ bệnh phẩm để phân tích genome của vi sinh vật, từ đó phân tích sự xuất hiện của những vsv lạ, phán đoán loài gây bệnh... Ví dụ, mẫu khỏe, thì ko thấy xuất hiện loài vibrio sp. nhiều... nhưng khi lấy bệnh phẩm, phân tích thấy rất nhiều vibrio... thì có thể kết luận (lý thuyết) là con này có khả năng gây bệnh cho tôm, tảo, cá... Từ đó tìm thuốc diệt nó.
Nếu dùng phương pháp phân lập vi sinh cổ điển, có thể sẽ không bao giờ tìm được sự có mặt của vibrio sp trong mẫu bênh phẩm trên, vì không tìm được môi trường thích hợp để phân lập ra chúng.
 
Molecular technology has enabled the recognition of new putative pathogens that had never been previously found in endodontic infections. Moreover, many species that had already been considered as putative pathogens because of their frequencies as reported by culture-dependent methods have been found in similar or even in higher prevalence values by molecular approaches, strengthening their association with causation of apical periodontitis.
Nguyên văn của phần liên quan đây bạn à. Nếu dịch theo nghĩa mầm bệnh giả định thì đoạn này phải hiểu thế nào cho hợp lý? Nghĩa là sinh học phân tử đã củng cố cho việc khẳng định mầm bệnh giả định đó gây bệnh phải không?
 
Nguyên văn của phần liên quan đây bạn à. Nếu dịch theo nghĩa mầm bệnh giả định thì đoạn này phải hiểu thế nào cho hợp lý? Nghĩa là sinh học phân tử đã củng cố cho việc khẳng định mầm bệnh giả định đó gây bệnh phải không?

Putative tiếng việt là giả định, suy ra, được cho là ....

theo tôi hiểu là vi sinh cổ điển phân lập được một số chủng gây bệnh và sinh học phân tử cũng chứng mình được sự có mặt của chúng. Ngoài ra SH PH cũng phát hiện thêm nhiều loài có khả năng gây bệnh.
SHPT chỉ phán đoán mầm bệnh, rồi muốn chứng minh nó gây bệnh, thì phải phân lập (có định hướng) và re-infection (tái nhiễm) xem nó thực sự gây bệnh không? Vì Nhiều khi, sự có mặt rất nhiều của loài vi khuẩn ở cơ thể chủ bị bệnh, chưa phải nó thực sự là vi khuẩn gây bệnh. Nó chỉ là vi khuẩn cơ hội, ko phải nguyên nhân chính gây bệnh....
 
Ý của phần mình đọc chắc cũng chỉ muốn nói tới vi khuẩn cơ hội thôi, không phải muốn nói nó là tác nhân chủ yếu gây bệnh. Chỉ cần phát hiện nó có mặt trong đó là đc.
Cho mình hỏi thêm phylotype là loại type gì? Genotype, biotype, serotype đều có từ tiếng Việt cả rồi, còn phelotype thì mình chưa bao giờ gặp.
Phylotypes can be regarded as species that have not yet been cultivated and validly named and are known only by a 16S rRNA gene sequence
Mình hiểu thế này có đúng không?
Phylotyp là cách phân loại các loài chưa thể nuôi cấy và đặt tên một cách chính xác được, chỉ dựa trên một chuỗi gen quy định cho rRNA của ribosom 16S
Có ai biết nghĩa tiếng việt của phylotype không :D
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top