Chỉ cần vài đột biến gene, virus cúm gia cầm H5N1 có thể phát tán giữa các cá thể động vật có vú

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Staff member
Theo như công trình được "chờ đợi đã lâu" của Ron Fouchier đến từ Erasmus Medical Centre (Rotterdam, Hà Lan), virus cúm gia cầm H5N1 có thể biến đổi để có thể phát tán trong không khí giữa các cá thể chồn. Công trình được công bố trên tạp chí Science sau hàng tháng tranh cãi giữa lợi ích của việc công bố và những rủi ro có thể gặp.
H5N1 có thể gây chết do nhiễm trùng ở người nhưng nó không thể phát tán hiệu quả từ người này sang người khác. Công trình của Ron Fouchier là công bố thứ 2 mô tả về cách thức loài virus này có thể tiến hóa để đạt được khả năng mới. Ở công bố thứ 1 của Yoshihiro Kawaoka đến từ Đại học Wisconsin–Madison được thực hiện trên loài virus lai giữa 2 chủng H5N1 và H1N1 đã gây nên đại dịch cúm 2009. Nghiên cứu của Fouchier chỉ tiến hành trên gene của H5N1.
Mặc dù công bố sau công trình của Kawaoka nên nghiên cứu của Ron Fouchier có thể bị đánh giá thấp hơn, tuy nhiên những thông tin mà nghiên cứu mang lại là quý giá, theo lời của nhà virus học, Vincent Racaniello, đến từ Đại học Columbia (New York).
Chỉ có 1 điểm đột biến chung giữa 2 tổ hợp biến dị mà Fouchier và Kawaoka xác định. Nó có nghĩa là có nhiều con đường để đi đến 1 kết quả chung, theo Robert Webster, nhà virus học tại bệnh viện St Jude Children’s Research (Memphis, Tennessee).
Mặc dù có những sự khác nhau, 2 tổ hợp đột biến đều đưa lại một sự thay đổi tương tự về đặc tính của H5N1. Một số đột biến này cho phép protein HA trên bề mặt virus có thể bám vào một dạng thụ thể trong thượng khí quản ở người. Các đột biến còn lại tăng tính ổn định của protein, một đặc tính bất ngờ trở nên quan trọng trong quá trình phát tán ở động vật có vú. Có 2 chiến thuật khác nhau để cùng đạt được một thay đổi chung về chức năng, nhà virus học ở Đại học Hồng Kông, Malik Peiris, cho rằng những thay đổi này không phải là hiếm gặp ở virus tự nhiên.
Fouchier giờ đây muốn biết xem những tính trạng này có cho phép virus cúm phát tán trong không khí, theo cách mà có lẽ các đại dịch trước kia đã diễn ra. Virus có thể tiến hóa theo hàng ngàn cách khác nhau. Nhưng nếu chúng ta có thể chỉ ra rằng dạng đột biến nào ở vùng bám thụ thể hay thay đổi nào ở tính ổn định của HA có thể giúp virus phát tán thì câu chuyện sẽ trở nên khác hẳn. Khi đó, chúng ta có thể giám sát những đột biến này để đề phòng hiệu quả tương tự.
Nhóm Fouchier bắt đầu bằng việc thêm 3 đột biến vào chủng H5N1 phân lập ở Indonesia năm 2005. Hai trong số đột biến - Q222L và G224S - làm thay đổi gene HA cho phép protein tương ứng có thể bám vào thụ thể người tốt hơn so với thụ thể tế bào gia cầm. Đột biến thứ 3, E627K, trên gene PB2, liên quan đến quá trình sao chép vật liệu di truyền của virus tạo điều kiện cho virus có thể tái sinh ở môi trường bên trong tế bào động vật có vú.
Nhóm nghiên cứu cho phép chủng virus đột biến này tiến hóa tự nhiên bằng cách lây truyền từ con chồn này sang chồn khác thông qua việc tiêm chúng dưới mũi con vật và thu thập mẫu phẩm hàng ngày trong 4 ngày. Sau khoảng 10 vòng như vậy, virus đã có thể phát tán trong các con chồn được nuôi nhốt trong các lồng riêng rẽ.

Chỉ cần một vài đột biến gene cho phép cúm gia cầm H5N1 phát tán trong các cá thể động vật có vú.​

Chủng virus lây qua đường không khí này kém hiệu quả hơn so với chủng H1N1 gây đại dịch 2009 và cũng nhạy cảm hơn so với các liệu pháp chống virus và các loại vaccine đang thử nghiệm. Virus có thể gây chết nếu được chuyển trực tiếp vào khí quản của chồn ở liệu lượng cao, nhưng không gây chết nếu con vật chỉ bị nhiễm virus qua không khí tự nhiên.
Các chủng virus lây truyền do Fouchier tạo ra mang một phổ các đột biến nhưng cùng có chung 5 điểm đột biến bao gồm 3 đột biến ban đầu mà Fouchier tạo ra và 2 đột biến mới trên gene HA: T156A liên quan đến việc bám thụ thể và H103Y, giúp ổn định protein. Chỉ 5 đột biến có lẽ là đủ để H5N1 phát tán ở chồn, nhưng cũng có thể là phải cần đến 9 hoặc nhiều hơn. Chúng ta sẽ chỉ biến được đáp án khi gây tổ hợp đột biến này trên virus H5N1, theo như Racaniello.
Trong một công trình liên quan cũng đăng ở Science, Derek Smith và cộng sự từ Đại học Cambridge (UK) đã chứng thực rằng những virus H5N1 trong tự nhiên đã mang khá nhiều đột biến mà Fouchier và Kawaoka xác định. Một vài virus chỉ còn thiếu từ 2 đến 4 thay đổi nucleotide là trở nên "hoàn chỉnh". Tuy nhiên, những đột biến cho phép các chủng H5N1 lây truyền giữa chồn này liệu có lây được sang người hay không thì vẫn chưa được rõ ràng.
Fouchier giờ đây muốn xác định số lượng cá thể bị nhiễm virus để xây dựng mô hình truyền nhiễm mang tính chất định lượng. Trong khí đó Racaniello quan tâm đến việc phát triển các thuốc chống virus cúm tổng thể.
[sửa]Nguồn và Xem thêm



 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top