Ôn thi 2012

Status
Not open for further replies.
câu 14: cơ chế điều hòa trạng thái cân bằng sinh học của quần xã do
a. Sự phát tán và di cư của quần thể
b. Mối quan hệ thống nhất giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong
c. Sự cân bằng giữa xuất cư và nhập cư.
d. Khống chế sinh học giữa các quần thể đối địch trong quần xã

câu 15
một tế bào sinh dục của lúa nước (2n = 24) nguyên phân liên tiếp 3 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng, tất cả các tế bào tiếp tục chuyển sang vùng chín để tiến hành giảm phân tạo giao tử. Số lượng nst đơn môi trường cần cung cấp cho toàn bộ quá trình trên là
a. 744
b. 360
c. 168 .
d. 768.

14, d
15, b
 
vậy nhé: 1,tự thụ phấn vẫn cho ra cả cây con dị hợp và đồng hợp
2,lai xa và đa bội hóa tạo ra AABB là dòng thuần.
3,hai cá thể không thuần chủng lai với nhau có cả đồng hợp và dị hợp
4, hai giao tử có thể là AA và aa tạo ra con AAaa là thể dị hợp, nhưng vẫn có thể là aaaa và AAAA và là đồng hợp

Nếu nói rằng chắn chắn tạo cá thể thuần chủng mình nghĩ là lai xa và đa bội hóa

Nếu nói rằng có thể tạo ra dòng thuần chủng thì là tự thụ phấn, lai cá thể không thuần chủng với nhau và xử lý consisin như trên
Thực ra mình thấy cả cơ thể lai xa rồi đa bội hóa cũng chỉ cho ra một kiểu giao tử và nói ở góc độ cho rằng đó là một loài khác thì cơ thể đó thuần chủng.

Vậy nên mình đồng ý với đáp án của bạn:) lúc trước làm ko chịu nghĩ cho kĩ nên...
Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp là rất thấp
 
Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp là rất thấp

Ừ nhỉ:D Nhưng mà:D muốn giảm đến 0 thì lý thuyết bảo là không thể. Nên không thể bảo là tự thụ phấn sẽ cho hoàn toàn cây con thuần chủng nếu như trong đời bố mẹ có cây dị hợp được. Nên mình cũng không thấy nó ảnh hưởng đến kết quả lắm:D Nhưng mà nó tăng độ chính xác:rose:
Mà cho dù có chọn lọc thì mình thắc mặc là "kết hợp chọn lọc" thế nào được nhỉ? Dị hợp đâu có nhận biết dk rõ ràng đâu.
 
tóm lại câu 13 ''tứ bội hóa F1 thành thể dị đa bội.'' là không chấp nhận được rồi, mạnh dạn mà chọn C đi:chuan:
còn ý 1 câu 13 chuẩn mà, tự thụ phấn liên tiếp kết hợp chọn lọc dòng, nhận biết thể dị hợp thì cũng bằng cách tự thụ phấn thôi, đến khi nào tìm được cái cơ thể kiểu hình mong muốn mà tự thụ phấn mãi nó vẫn là nó thì xong!
giống như sơ đồ tạo giống thuần chủng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp của sgk NC ấy.
 
Câu 16: Ở biển, sự phân bố các nhóm tảo ( tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục ) từ mặt nước xuống dưới sâu theo thứ tự:
A. tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu
B. Tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ
C. Tảo đỏ, tảo nâu, tảo lục
D. tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục.
Câu 17: Theo Đacuyn thì thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng:
A. sinh sản của các KG khác nhau trong quần thể
B. thích nghi của cá thể với môi trường
C. phản ứng của cơ thể với môi trường
D. sống sót của các cá thể khác nhau trong loài.
 
Câu 18: Vai trò của chuỗi và lưới thứ ăn trong chu trình tuần hoàn vật chất là:
A. đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái
B. đảm bảo tính khép kín của chu trình tuần hoàn vật chất
C. đảm bảo giai đoạn trao đổi chất bên trong hệ sinh thái
D. đảm bảo mối quan hệ dinh dưỡng.
Câu 19: Sự phân tâng thẳng đứng trong quần xã là do:
A. Trong quần xã có nhiều quần thể
B. Phân bố ngẫu nhiên
C. Sự phân bố các quần thể trong không gian
D. Nhu cầu không đồng đều ở các quần thể.
 
Mình chả hiểu cái đề này, nó tính theo cách hiểu nào đây ???

Mình hiểu vậy này: câu này nếu hiểu là trường hợp nào có thể tạo ra cá thẻ thuần chủng thì sẽ có đáp án như của fire dragon.còn nếu nói là chắc chán có dòng thuần thì có lẽ là ko có đáp án đúng đâu. mình chỉ thấy tự thụ chắc chắn có dòng thuần thôi. Vì vậy mình nghĩ là câu hỏi diễn đạt ko chuẩn.
 
Câu 20: Nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng phân tính ở F2 là :
A. Các giao tử F1 thuần khiết và đc tạo ra với xác xuất ngang nhau.
B. Giao tử của cơ thể lai F1 thuần khiết
C. Cơ thể F1 không tạo ra đc giao tử thuần khiết
D. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh khi hình thành F2

(ai giải thích chỗ giao tử thuần khiết cụ thể mình với ) :cry:

Câu 21: Trong kĩ thuật chọc ối trước khi sinh ở người, đối tượng khảo sát là:
A. Các tế bào của bào thai trong nước ối
B. Tính chất của nước ối
C. Tính chất của nước ối và các tế bào của thai trong nước ối
D. Tế bào tử cung của mẹ.
Câu 22: Độ đa dạng sinh học có thể coi là "hằng số sinh học" vì :
A. Quần xã có số lượng cá thể rất lớn nên ổn định
B. Có mối quan hệ chặt chẽ nên ít biến đổi
C. Các quần thể trong quần xã có mối quan hệ ràng buộc
D. Cùng sinh sống dẫn đến các quần thể cùng tồn tại.
Câu 23: Để giải thích nguồn gốc tiến hóa giữa các loài, theo Đacuyn, nhân tố tiến hóa quan trọng nhất là :
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Tích lũy các biến dị có lợi
C. Phân li tính trạng
D. Biến dị cá thể.
Câu 24: Điền thuật ngữ phù hợp vào câu sau :
Chứng bạch tạng ở người liên quan tới một ĐB....(I)....trên...(II)... . Người ....(III).... về gen này không có khả năng tổng hợp enzim...(IV).....có chức năng biến đổi Tirozin thành sắc tố....(V)....
a. tirozinaza
b. melanin
c. đồng hợp
d. lặn
e. trội
f. NST thường
g. NST giới tính
A. Id, IIf, IIIc, IVa, Vb
B. Ie, IIf, IIIc, IVa. Vb
C. Id, IIf. IIIc, IVb. Va
D. Ie, IIg, IIIc, IVa, Vb
:cuta: :???: :buonchuyen:
 
Mình thấy câu D đúng với phân bố loài theo mặt phẳng ngang rồi, nên k chọn :cry:
Có khi nào đúng với cả 2 không nhỉ, thấy cũng có lí :hum:
phân bố theo chiều ngang: các quần thể thường tập trung sống tụ tập tại nơi có nguồn thức ăn dồi dào, đất đai màu mỡ,... nguồn sống thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật
còn phân bố theo chiều thẳng đứng: tùy theo nhu cầu của quần thể sinh vật mà sự phân bố khác nhau
VD: chim, côn trùng sống trên các tán cây, một số lòai sóc làm tổ ở thân cây,v.v.
Vậy đáp án phải là D bạn ơi
còn câu C: phân bố cá thể trong không gian bao gồm theo chiều ngang và chiều thẳng đứng rồi
 
Mình thấy câu D đúng với phân bố loài theo mặt phẳng ngang rồi, nên k chọn :cry:
Có khi nào đúng với cả 2 không nhỉ, thấy cũng có lí :hum:
Câu 19: sự phân bố của các quần thể trong không gian là do nhu cầu không đồng đều của các quần thể và sự phân bố không đồng đều nguồn sống.
Câu 20: bạn có thể hiểu giao tử thuần khiết thế này
-trước đây tồn tại học thuyết di truyền pha trộn tức là khi lai hoa tím với hoa trắng sẽ cho F1 có hoa tím nhạt.
-thí nghiệm của Mendel ra kết quả trái ngược với giả thuyết cũ vì F1 có hoa tím giống cây ở P.
---> vật chất di truyền không bị hòa trộn
-F2 lại xuất hiện hoa trắng chứ không toàn hoa tím như F1.
---> vật chất di truyền quy định hoa trắng không bị triệt tiêu bởi vật chất di truyền quy định hoa tím.
tóm lại là vật chất di truyền chỉ lấn át lẫn nhau chứ không bị biến dổi, hòa trộn hay biến mất và giao tử tạo ra mang các vật chất di truyền thuần khiết.
Câu 21: kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm xét nghiệm các hóa chất có trong dịch ối và bộ NST của các tế bào thai nhi bong ra trong dịch ối
 
Status
Not open for further replies.

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top