Ôn thi 2012

Status
Not open for further replies.
oh, trang 199 SGK Sinh học cơ bản 12, trong cái ô màu xanh, dòng thứ ba nói rõ ràng câu B là đáp án đúng, sr các bạn nhiều nhé :eek::eek::eek::eek:
 
nhưng mà đâu có tuần hòan trong tự nhiên đâu bạn ơi
luân chuyển qua các bậc tức là tuần hoàn ý, tự nhiên ở đây không có nghĩa là môi trường vô sinh mà nó bao gồm cả quần xã trong đó nữa, nên chọn B là đầy đủ nhất.
 
Cảm ơn mọi ng nhiều :thom:
Tớ học ở trường theo ban chọn từ ngày lớp 10, chả đc học sách cơ bản. Mấy nay đang đọc sách cơ bản đây, chứ k thì làm trắc nghiệm kiểu này có ngày chết k kịp ngáp.:hihi: Sách nâng cao viết chả chi tiết :ah:
Mà câu đó SGK cơ bản viết rõ rồi, một chu trình sinh địa hóa bao gồm tổng hợp các chất, tuần hoàn các chất trong tự nhiên,phân giải lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.:)
 
công nhận sgk cơ bản viết nhiều cái hay, thế mới nói khỏi phải chia nâng cao cơ bản làm gì, gộp lại làm 1 ai thích học thế nào thì học, bình thường học sinh ban nâng cao lúc nào cũng phải ôm cả 2 quyển sgk, lúc học thì lấy sách này 1 tý ,sách kia 1 tý.^^
 
Lúc đầu mình nghĩ đơn giản là học ban nào thì thi ban nấy, chắc cũng k đụng chạm đến ban cơ bản nhiều. Nhưng thi nhiều, làm nhiều rồi mới thấy mình lầm to. Giờ thì đành ôm 2 quyển sách. Căng mắt ra mà đọc, mà lọc lựa. >"<
 
Câu 9: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo sự gắn bó giữa các loài trong quần xã là :
A. quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh
B. quan hệ hợp tác và sinh sản
C. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở
D. quan hệ hỗ trợ và nơi ở
Câu 10: Quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp nhiều hơn,phong phú hơn nguyên liệu sơ cấp vì:
A. Làm xuất hiện nhiều KH đa dạng, phong phú
B. Nhân rộng đột biến và tạo ra vô số biến dị tổ hợp
C. Trung hòa tính có hại của đột biến
D. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp, trong đó có nhiều tổ hợp có giá trị thích nghi cao.
Câu 11: Sự sống sẽ không thể tồn tại,phát triển và tiến hóa nếu không xảy ra sự kiện:
A. Sự xuất hiện các đại lục lớn,tạo đk cho sinh vật di cư lên cạn
B. xuất hiện cơ chế tự sao chép
C. xuất hiện các enzime
D. xuất hiện oxi tự do trong khí quyển.
Câu 12: Mô sẹo đc tạo ra nhờ công nghệ tế bào để tạo giống cây trồng. Hãy cho biết đặc điểm của mô sẹo và phương pháp tạo mô sẹo:
A. Là tế bào lai có khả năng tái sinh thành cây lai xoma - dung hợp tế bào trần
B. có bộ NST là 2n - nuôi cấy hạt phấn
C. Là các dòng tế bào xoma có biến dị dùng để tạo giống cây trồng mớ i-nuôi cấy tế bào xoma
D. Gồm các tế bào chưa biệt hóa có khả năng sinh sản nhanh - nuối cấy tế bào trong ống nghiệm
 
1 câu nhé
Những phương pháp nào sau đây luôn tạo ra được dòng thuần chủng.
1. Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc.
2. Cho hai cá thể không thuần chủng của hai loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể dị đa bội.
3. Cho hai cá thể không thuần chủng của cùng một loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể tứ bội.
4. Cônxisin tác động lên giảm phân 1 tạo giao tử lưỡng bội, hai giao tử lưỡng bội thụ tinh tạo ra hợp tử tứ bội.
Phương án đúng:
A. 1, 2, 4.
B.
1, 2, 3.
C.
1, 3, 4.
D.
2, 3, 4.
 
câu 11: B
câu 12: D
câu của bạn fire dragon thì... thấy hình như t không chọn được:D Nếu bảo là chắc chắn ra dòng thuần chỉ có lai xa và đa bội hóa thôi chứ nhỉ. Nếu là chắc chắn có cá thể thuần chủng thì có thể có thêm ý 1 và ý 3 nữa. Có thể thôi. vậy nếu phải chọn một đáp án thì mình chọn B

Mà mình có ý kiến vậy này, cho dù là câu hỏi của ai cũng cứ đánh số đi nha, VD câu của fire dragon đánh số 13 đi. cho dễ làm việc.
 
câu 11: B
câu 12: D
câu của bạn fire dragon thì... thấy hình như t không chọn được:D Nếu bảo là chắc chắn ra dòng thuần chỉ có lai xa và đa bội hóa thôi chứ nhỉ. Nếu là chắc chắn có cá thể thuần chủng thì có thể có thêm ý 1 và ý 3 nữa. Có thể thôi. vậy nếu phải chọn một đáp án thì mình chọn B

Mà mình có ý kiến vậy này, cho dù là câu hỏi của ai cũng cứ đánh số đi nha, VD câu của fire dragon đánh số 13 đi. cho dễ làm việc.
Đáp án nó cho là câu C bạn ơi
 
cái câu 2 chưa cần xem cơ chế nhưng cách diễn đạt đã không ổn lắm, tứ bội hóa tạo thể dị đa bội nhưng thể dị đa bội ko phải thể tứ bội. 4n khác 2(n1+n2) mà.
 
câu 14: Cơ chế điều hòa trạng thái cân bằng sinh học của quần xã do
A. sự phát tán và di cư của quần thể
B. mối quan hệ thống nhất giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong
C. sự cân bằng giữa xuất cư và nhập cư.
D. khống chế sinh học giữa các quần thể đối địch trong quần xã

Câu 15
Một tế bào sinh dục của lúa nước (2n = 24) nguyên phân liên tiếp 3 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng, tất cả các tế bào tiếp tục chuyển sang vùng chín để tiến hành giảm phân tạo giao tử. Số lượng NST đơn môi trường cần cung cấp cho toàn bộ quá trình trên là
A. 744
B. 360
C. 168 .
D. 768.
 
cái câu 2 chưa cần xem cơ chế nhưng cách diễn đạt đã không ổn lắm, tứ bội hóa tạo thể dị đa bội nhưng thể dị đa bội ko phải thể tứ bội. 4n khác 2(n1+n2) mà.
Loài A: AA x Lòai B: BB
con lai: AB
Đa bội hóa: AABB (thể dị đa bội)
như thế này có dc coi là dòng thuần chủng k nhỉ???? mình đang băn khoăn cái này
 
vậy định nghĩa dòng thuần là gì nhỉ!
câu 13 nếu ý 3 đúng giả sử P Aa * Aa tạo F1 có Aa, tứ bội hóa thành AAaa.
ý 4 giả sử giao tử lưỡng bội là AA kết hợp aa tạo AAaa.
vấn đề này có lẽ nên xem lại về NST cùng hay khác nguồn.
 
vậy định nghĩa dòng thuần là gì nhỉ!
câu 13 nếu ý 3 đúng giả sử P Aa * Aa tạo F1 có Aa, tứ bội hóa thành AAaa.
ý 4 giả sử giao tử lưỡng bội là AA kết hợp aa tạo AAaa.
vấn đề này có lẽ nên xem lại về NST cùng hay khác nguồn.
Chắc bài này có ý nói đến NST cùng nguồn, như vậy thì mới chọn C dc
 
theo mình thì dựa vào cách diễn đạt sai mà chọn luôn còn không cần đào sâu làm gì.
thưc ra trước giờ mình vẫn coi AA là dòng thuần trong điều kiện mỗi gen A nằm trên 1 NST thuộc cặp NST tương đồng 1 từ bố và 1 từ mẹ.
2 TH mình dẫn ra nó đều có 4 NST A,A,a,a nhưng quan trọng là xếp thành 2 cặp AA và aa hay 2 cặp Aa và Aa, có thể là nó như nhau.^^ và vẫn coi nó là dòng thuần( 2 cặp AA và aa nhé-1 NST tù bố và 1NST từ mẹ)
còn AABB như ý 2 ấy nếu xét về locus A( coi như loài B không có ) thì bản thân 2 NST A,A đó cùng nguồn gốc không bố mẹ gì cả^^
sorry các bạn luyên thuyên thêm chút nữa chắc mình thành nói nhảm!:cry:
 
3. Cho hai cá thể không thuần chủng của cùng một loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể tứ bội.
Mình không nghĩ cá thể AAaa được coi là thuần chủng. :hum:
Trong các bài toán lai, thì cá thể có kiểu gen thuần chủng chỉ cho 1 loại giao tử duy nhất.
 
1 câu nhé
Những phương pháp nào sau đây luôn tạo ra được dòng thuần chủng.
1. Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc.
2. Cho hai cá thể không thuần chủng của hai loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể dị đa bội.
3. Cho hai cá thể không thuần chủng của cùng một loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể tứ bội.
4. Cônxisin tác động lên giảm phân 1 tạo giao tử lưỡng bội, hai giao tử lưỡng bội thụ tinh tạo ra hợp tử tứ bội.
Phương án đúng:
A. 1, 2, 4.
B.
1, 2, 3.
C.
1, 3, 4.
D.
2, 3, 4.
vậy nhé: 1,tự thụ phấn vẫn cho ra cả cây con dị hợp và đồng hợp
2,lai xa và đa bội hóa tạo ra AABB là dòng thuần.
3,hai cá thể không thuần chủng lai với nhau có cả đồng hợp và dị hợp
4, hai giao tử có thể là AA và aa tạo ra con AAaa là thể dị hợp, nhưng vẫn có thể là aaaa và AAAA và là đồng hợp

Nếu nói rằng chắn chắn tạo cá thể thuần chủng mình nghĩ là lai xa và đa bội hóa

Nếu nói rằng có thể tạo ra dòng thuần chủng thì là tự thụ phấn, lai cá thể không thuần chủng với nhau và xử lý consisin như trên
Thực ra mình thấy cả cơ thể lai xa rồi đa bội hóa cũng chỉ cho ra một kiểu giao tử và nói ở góc độ cho rằng đó là một loài khác thì cơ thể đó thuần chủng.

Vậy nên mình đồng ý với đáp án của bạn:) lúc trước làm ko chịu nghĩ cho kĩ nên...
 
Status
Not open for further replies.

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top