Lý thuyết và bài tập di truyền hay

firedragon123

Senior Member
Câu 1: Một mARN dài 4080 A, để cho 25 ribôxôm trượt qua. các ribôxôm giữ khỏang cách đều nhau khi trượt trên mARN là 61,2 A ứng với thời gian 0,6 giây. Thời gian để hòan tất quá trình tổng hợp 25 phân tử protêin này là:
A/ 40 giây
B/ 1000 giây
C/ 14,4 giây
D/ 54,4 giây

Câu 2: Sự hóan vị gen chỉ có ý nghĩa khi:
A/ Các gen di truyền độc lập với nhau
B/ Các gen không alen cùng nằm trên một NST
C/ Tạo biến dị tổ hợp
D/ Tạo ra sự đột biến của các gen trên NST

Câu 3: Một gen gồm 3 alen đã tạo ra 4 loại kiểu hình khác nhau. Cho rằng tần số các alen bằng nhau, sự giao phối là tự do và ngẫu nhiên, các alen trội tiêu biểu cho các chỉ tiêu kinh tế mong muốn. Số cá thể chọn làm giống trong quần thể chiếm bao nhiêu %?
A/ 2/9
B/ 1/3
C/ 3/9
D/ 1/9

Câu 4: Cá thể có kiểu gen (ABD)/(abd). Khi giảm phân có hóan vị gen ở cặp Bb và Dd với tần số 20%. lọai giao tử (abd) chiếm bao nhiêu %?
A/ 20%
B/ 10%
C/ 30%
D/ 40%
 
Câu 2 c
4 d
3 thì tần số của mỗi Alen là 1/3 do trội thì Đc chọn.nên tỷ lệ mang gen trội là đáp án.nhưng vì 3 cặp tạo ra 4 kiểu hình ta thấy tg tụ nhu nho,s máu.nên ta loại đi thằng đồng hợp lặn.mà đáp Ấn b với c thì ko khác nhau.m tính thấy ko có đúng.
 
Tớ tính ngược ntn nhé : 61,2A --> 0,6s
=>4080A --> 40s
Khoảng thời gian trượt giữa rB đầu tiên và rB cuối cùng là:
0,6 x 24= 14,4 (s)
=> thời gian 25 rB trượt qua mARN là
14,4 + 40 = 54,4 (s)
 
Tớ tính ngược ntn nhé : 61,2A --> 0,6s
=>4080A --> 40s
Khoảng thời gian trượt giữa rB đầu tiên và rB cuối cùng là:
0,6 x 24= 14,4 (s)
=> thời gian 25 rB trượt qua mARN là
14,4 + 40 = 54,4 (s)
hj, thanks bạn nhiều, mình biết mình sai chỗ nào rồi, vì các rb trượt đồng thời nhau, mình tính riêng ra, lấy 40 x 25 = 1000 :cry::cry:
 
Một số câu nữa nè mọi người:)
Câu 1: Trong trường hợp nào 1 đb gen không thể trở thành thể đột biến:
A. gen đb trội
B. gen đb lặn xh ở trạng thái đồng hợp
C. đb gen ở trạng thái đồng hợp
D. gen đb lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y,cơ thể mang đb có KG XY.
Câu 2: Gen nằm ở tế bào chất có đặc điểm:
A. Tồn tại thành từng cặp alen
B. Có hàm lượng đặc trưng
C. cấu trúc tương tự như gen nằm trong nhân
D. chỉ nằm trong tế bào chất của tế bào cơ thể cái.
 
Một số câu nữa nè mọi người:)
Câu 1: Trong trường hợp nào 1 đb gen không thể trở thành thể đột biến:
A. gen đb trội
B. gen đb lặn xh ở trạng thái đồng hợp
C. đb gen ở trạng thái đồng hợp
D. gen đb lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y,cơ thể mang đb có KG XY.
Câu 2: Gen nằm ở tế bào chất có đặc điểm:
A. Tồn tại thành từng cặp alen
B. Có hàm lượng đặc trưng
C. cấu trúc tương tự như gen nằm trong nhân
D. chỉ nằm trong tế bào chất của tế bào cơ thể cái.
câu 2: chọn A vì gen nằm ở tế bào chất có cấu trúc mạch vòng, xoắn kép, trần
câu 1: sao mình thấy đáp án nào cũng hợp lí???? :cool::cool:
 
Một số câu nữa nè mọi người:)
Câu 1: Trong trường hợp nào 1 đb gen không thể trở thành thể đột biến:
A. gen đb trội
B. gen đb lặn xh ở trạng thái đồng hợp
C. đb gen ở trạng thái đồng hợp
D. gen đb lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y,cơ thể mang đb có KG XY.
Câu 2: Gen nằm ở tế bào chất có đặc điểm:
A. Tồn tại thành từng cặp alen
B. Có hàm lượng đặc trưng
C. cấu trúc tương tự như gen nằm trong nhân
D. chỉ nằm trong tế bào chất của tế bào cơ thể cái.

Câu 1) B
Câu 2) B : ghen ở tb chất có hàm lượng đặc trưng.Do chúng tồn tại ở dạng mạch vòng nên không có tồn tại thành từng cặp a len
 
Câu 1) B
Câu 2) B : ghen ở tb chất có hàm lượng đặc trưng.Do chúng tồn tại ở dạng mạch vòng nên không có tồn tại thành từng cặp a len
câu 1: ở trạng thái đồng hợp, aa cũng biểu hiện thành bệnh mà bạn?
câu 2: gen xoắn kép nên cũng phải tồn tại ở cặp alen chứ?
 
câu 1: ở trạng thái đồng hợp, aa cũng biểu hiện thành bệnh mà bạn?
câu 2: gen xoắn kép nên cũng phải tồn tại ở cặp alen chứ?
Bạn ơi, cặp alen là phải trên 2 NST chứ ko phải 1, DNA kép thì vẫn chỉ phiên mã ra 1 RNA rùi sau đó dịch mã ra Pr thui.
 
Câu 1 cách tính của mình : tính cho riboxom 1 trượt xong rồi Cộng với tg tương ứng cửa mấy a cách nhau ko cầm máy tính nên chưa tính cựu thể hì
Câu 1 của bạn Anh đi gen ko thể trở thành thể đột biến tức là đb ko Đc biểu hiện ra kh nên chọn A
 
Sang nay mình vừa làm mấy câu này, nhưng vội quá cũng chưa tranh luận vs cô đc, cô cho đáp án là
1, C
2, C
Mình thì thấy câu 1 rất bất hợp lí, còn câu 2 thì phải là B chứ.
 
Câu 1: C a có thể chấp nhận đc
Nhưng câu 2 ko thể là C đc. Cấu trúc gen trong nhân rất khác so với gen ngoài nhân. 1 loại xoắn kép, cuộn quanh Pr Histon còn 1 loại xoắn, vòng, kép ko cuộn quanh Pr Histon.
 
Ở một loài thực vật 2 cặp gen A(a) và B(b) quy định 2 cặp tính trạng tương phản, giá trị thích nghi của các alen như nhau, tính trội là trội hoàn toàn. Khi cho các cây P thuần chủng khác nhau giao phấn đc F1. F1 giao phấn đc F2 có tỉ lệ KH lặn về cả 2 tính trạng chiếm 4%. Quá trình phát sinh giao tử đực và cái diễn ra như nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ KH trội về cả 2 tính trạng là:
A. 19%
B. 38%
C. 54%
D. 42%
 
Câu 1: C a có thể chấp nhận đc
Nhưng câu 2 ko thể là C đc. Cấu trúc gen trong nhân rất khác so với gen ngoài nhân. 1 loại xoắn kép, cuộn quanh Pr Histon còn 1 loại xoắn, vòng, kép ko cuộn quanh Pr Histon.
Em không nhớ là học ở đâu, nhưng có đoạn viết là gen ở tb chất có hàm lượng đặc trưng. Nhưng cô cho đáp án C, cô giải thích là đều đc cấu tạo từ các nu A,T,G,X, các liên kết trên gen ở tb chất và gen trong nhân là như nhau :twisted:
 
Câu 1: C a có thể chấp nhận đc
Nhưng câu 2 ko thể là C đc. Cấu trúc gen trong nhân rất khác so với gen ngoài nhân. 1 loại xoắn kép, cuộn quanh Pr Histon còn 1 loại xoắn, vòng, kép ko cuộn quanh Pr Histon.

Anh ơi;;) nếu coi đáp án mà giải thích thì đáp án của Ngọc Anh cũng hợp lý mà. Hỏi cấu trúc gen chứ có phải cấu trúc vật chất di truyền đâu:rose: Vật chất di truyền trong nhân không chỉ có gen mà:D
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top