Thắc mắc về ung thư

chithanh112

Junior Member
Xin chào các anh chị trên diễn đàn sinh học VN, em có 1 số câu hỏi về ung thư như sau
1. Em đọc cuốn di truyền học phân tử và TB của thầy Long thấy viết việc sai hỏng trong điểm kiểm tra giữa pha G1 của chu kì tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư cao. Em muốn hỏi tại sao như vậy? Vai trò của các điểm kiểm tra khác của tế bào trong ung thư là gì? VD phá S là pha xảy ra sự sao chép DNA thì rất dễ xảy ra sai hỏng, tại sao điểm kiểm tra G2 lại không quan trọng như điểm G1?
2. Phóng xạ và chất hóa học là nguyên nhân gây ung thư, tại sao lại dùng hóa trị và xạ trị để chữa ung thư? Làm vậy có sợ chữa khỏi chỗ này lại gây ung thư chỗ khác không?
Hi vọng được mọi người giải đáp giúp (y)
 
1. Mỗi tế bào có 1 cơ chế sửa lỗi DNA riêng. Thông thường mỗi tế bào hàng ngày, hằng phút đều chịu tác động bên ngoài dẫn đến đột biến như là tia cực tím, hóa chất, chất oxi hóa trong TB... Vd tế bào da mỗi ngày chịu khoảng >2000 bases bị đột biến theo nhìu thể loại. Mỗi đột biến như thế cần đc sửa lại cho đúng trước khi tế bào nhân đôi (Pha S). Pha G1 là giai đoạn tế bào "scan" toàn bộ bộ gene, nếu phát hiện đột biến sẽ cho dừng mọi hoạt động nhân đôi, cho tế bào thêm thời gian sửa lỗi.
Vậy đột biến kg đc sửa và cứ thế tế bào nhân đôi thì sao!? (Pha G1 hỏng, tế bào kg có thời gian sửa lỗi DNA và cứ mặc thế tiến hành pha S). Đột biến cứ thế tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác, nếu đột biến những gene quan trọng đến chức năng tế bào (các enzymes cần thiết chẳng hạn) thì tế bào sẽ chết kg có gì để nói. Nhưng nếu đột biến ngay tại các oncogene, các gene điều tiết chu kì tế bào... sẽ làm cho tế bào sống mãi mãi hay gọi tóm tắt là tế bào ung thư.
Pha G2 là khi DNA vừa nhân đôi xong, lúc dó bộ gene hoàn toàn fresh chưa có đột biến gì xảy ra. Tuy nhiên nó cả 2 đều có điểm kiểm tra. Ở G1 là kiểm tra bộ gene trước khi tế bào phân đôi, G2 kiểm tra bộ gene trước khi DNA phân đôi. Nhưng tổng lại thì G1 quan trọng hơn G2.
2. Tế bào có khả năng chịu đc 1 nồng độ hóa chất nhất định, cũng như một số tia nhất định. Cũng như trên, dưới các tia này gây ảnh hưởng lên bộ gene. Ở một mức độ nào đó bộ gene có thể sửa đc hoàn toàn như trên. Ở mức độ nặng hơn khi bộ gene bị "tàn phá", nhất là các đột biến như bẻ gãy DNA thì tế bào kích hoạt apoptosis - program cell death. Theo lý thuyết như thế, chúng ta có thể dùng hóa trị và xạ trị, để phá hủy bộ gene của tế bào ung thư.

Nếu muốn hiểu rõ cơ chế, anh khuyến khích đọc thêm chức năng của "protein p53, BRCA1, BRCA2", và cơ chế sửa lỗi tế bào (quan trọng để hiểu), nhất là cơ chế homologous recombination (xin lỗi a kg biết TV nó gọi cơ chế này thế nào!?)
 
Ung thư thì thường là do đột biến gen, có đột biến đã xảy ra ngay từ khi hợp tử được tạo thành, do qua trình phân chia tế bào nhưng cũng có đột biến xảy ra khi cơ thể đã được hoàn thiện và trưởng thành.
VD ung thư vú thường xảy ra ở những người đã lớn tuổi khoảng hơn 50 tuổi. Nguyên nhân thường là gì ạ? Có thể do tích tụ những độc tố trong một thời gian dài từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành (qua đồ ăn, nước uống, môi trường...) khi đó thì không có khả năng di truyền cho con cái nữa, nhưng thực sự thì nguy cơ con cái họ mắc bệnh ung thư vú là rất cao, cao hơn người bình thường, tại sao lại thế ạ? Ngoại trừ yếu tố khách quan thì vấn đề về gen di truyền nữa. Liệu có phải là những gen này vốn đã mang sẵn những alen dễ bị đột biến nên sẽ được di truyền qua các thế hệ đúng không ạ? Vậy thì khả năng mắc bệnh ung thư vú nói chung là cũng không nhỏ đúng không ạ? Sợ quá. :(
 
Ung thư thì thường là do đột biến gen, có đột biến đã xảy ra ngay từ khi hợp tử được tạo thành, do qua trình phân chia tế bào nhưng cũng có đột biến xảy ra khi cơ thể đã được hoàn thiện và trưởng thành.
VD ung thư vú thường xảy ra ở những người đã lớn tuổi khoảng hơn 50 tuổi. Nguyên nhân thường là gì ạ? Có thể do tích tụ những độc tố trong một thời gian dài từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành (qua đồ ăn, nước uống, môi trường...) khi đó thì không có khả năng di truyền cho con cái nữa, nhưng thực sự thì nguy cơ con cái họ mắc bệnh ung thư vú là rất cao, cao hơn người bình thường, tại sao lại thế ạ? Ngoại trừ yếu tố khách quan thì vấn đề về gen di truyền nữa. Liệu có phải là những gen này vốn đã mang sẵn những alen dễ bị đột biến nên sẽ được di truyền qua các thế hệ đúng không ạ? Vậy thì khả năng mắc bệnh ung thư vú nói chung là cũng không nhỏ đúng không ạ? Sợ quá. :(

Em nói đúng 1 phần, và cũng sai 1 ít. Ung thư vú có tỉ lệ rất cao ở phụ nữ và có tính di truyền cao, nghĩa là do hệ gene đc truyền từ đời cha mẹ sang con chứ kg phải là do tích tụ độc tố (có nhưng ít). Nhưng những bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa ung thư vú và độ tuổi của phụ nữ kg rõ ràng, chỉ dừng ở mức thông kê phân loại dịch tễ học.
Một lý thuyết đc ủng hộ cao là do estrogen - hormone sinh dục của phụ nữ. Nó là 1 steroid nghĩa là nó có khả năng xuyên qua màng tế bào, thâm nhập sâu vào trong nhân và kích hoạt phiên mạ trực tiếp lên bộ gene. Có rất nhiều điểm có lợi nếu kích hoạt phiên mã bằng con đường này, tuy nhiên can thiệp vào bộ gene cũng có rủi ro nhất định gây đột biến, sai phiên mã....
Tại sao là tế bào ở vú, buồng trứng, tụy... mà kg phài những nơi khác như gan, ruột!? Ng ta cho rằng ở vú, tụy, buồng trứng... các tế bào đặc biệt mẫn cảm với estrogen do đó tỉ lệ khá cao gây ra ung thư ở những nới này. Bằng việc nghiên cứu BRCA1 và BRCA2 ng ta chứng minh đc điều này, tuy nhiên vẫn chưa giải thích đc chuyện này.
Tại sao phụ nữ trên 50 tuổi lại có nguy cơ cao mặc ung thư vú. Vẫn do estrogen và các dẫn xuất của nó, tuy nhiên bằng chứng chỉ dựa trên thống kê dịch tễ. Đáng tiếc là dự án nghiên cứu lớn nhất về estrogen đã bị chính phủ Mỹ cấm hoạt động do gia tăng tỉ lệ ng mắc ung thư vú nên chúng ta kg đủ bằng chứng rõ ràng.
Gene liên quan tới ung thư vú!?? BRCA1 và BRCA2, là 2 gene điều tiết hoạt động chu kỳ tế bào, có chức năng giám sát, ngưng hoạt động tại G2 (hay G1 gì đó quên rồi) để tế bào có cơ hội sửa lỗi. Nó cũng đc kích hoạt bới estrogen. Ng ta chứng minh đc rằng, đột biến (hoặc polymorphism) trên 2 genes này gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú và đột biến này di truyền từ cha mẹ sang con.
Tại sao ai cũng có estrogen nhưng ng bị ng kg bị. Ngoài gene BRCA1 và BRCA2 khác còn vô số các gene khác có thể liên quan. Chưa tính mỗi gene đều có polymorphism (hình thái) khác nhau. Khác nhau 1 vài amino acid trong chuỗi peptide có thể ảnh hưởng đặc biệt đến sự tương tác với các tác nhân khác (vd liên kết với estrogen mạnh yếu khác nhau). Do đó, a tin 1 ng nếu có đúng bộ gene, sẽ miễn nhiễm với ung thư.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top