http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=4811
Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học Lê Văn Út và Nguyễn Xuân Hưng*
Liệu có thể đánh giá thực lực nền khoa học Việt Nam theo số bài đăng trên hai tạp chí Science và Nature?
Cuối năm 2011, Viện hàn lâm Phần Lan tổ chức một buổi tổng kết thành quả nghiên cứu khoa học của Phần Lan trong thời gian gần đây. Viện yêu cầu thành viên của các hội đồng nghiên cứu chuẩn bị bài tham luận và phát biểu tại buổi tổng kết này. Nội dung chủ yếu tập trung vào khả năng cạnh tranh của Phần Lan về nghiên cứu khoa học so với các nước trong khu vực và trên trường quốc tế.
Viện hàn lâm Phần Lan không phải là một tổ chức nghiên cứu khoa học, mà chỉ là cơ quan quản lí các hoạt động khoa học cấp quốc gia của Phần Lan. Các dự án nghiên cứu hầu hết được thực hiện tại các đại học.
Chúng tôi có sự quen biết đặc biệt với một thành viên của Hội đồng Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật thuộc Viện, nhiệm kỳ 2010 - 2012, hiện là một giáo sư tại Đại học Oulu. Ông đã chuẩn bị một bài báo cáo mà trong đó ông đưa ra thống kê số lượng bài báo khoa học của Phần Lan trên hai tạp chí Nature và Science. Vị giáo sư này có nhờ chúng tôi giúp ông tra cứu kết quả thống kê trên, và đồng thời so sánh kết quả này của Phần Lan với các nước trong khu vực Bắc Âu và trên toàn thế giới.
Chúng tôi tò mò nên hỏi vị giáo sư "Tại sao chỉ Nature và Science?". Ông cho biết "việc công bố trên hai tạp chí lừng danh này chỉ là điều kiện đủ để đánh giá thành tựu khoa học của một nước, chứ không phải điều kiện cần" và ông nói tiếp "có thể đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một quốc gia dựa trên số lượng bài báo khoa học công bố trên hai tạp chí Nature và Science."
Thú vị với nhận định của vị giáo sư, chúng tôi đã thống kê tốp 10 nước có số số lượng bài báo trên Nature và Science cao nhất, và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Xếp hạng của Việt Nam so với khu vực
Trong 7 bài của Việt Nam, với 3 bài trênScience và 4 bài trên Nature, thì không hề có bài báo nào trong đó tác giả Việt Nam nào là tác giả chính. Dữ liệu dưới đây được truy xuất từ Web of Knowledge (nơi thống kê và xếp hạng đầy đủ nhất các tạp chí khoa học quốc tế) trong 10 năm gần nhất, 2001 – 2011 và ngày truy xuất là 02.1.2012. Chỉ các bài báo khoa học (articles - một trong 17 loại ấn phẩm) theo cách phân loại của Web of Knowledge mới được tính. Chúng tôi cũng có kèm theo dân số (theo CIA.gov và ons.gov.uk đối với Anh) của nước được liệt kê. Kết quả thu được như sau:
Tốp 10 nước đứng đầu:
[FONT="]Xếp hạng[/FONT]
[FONT="]Tên nước[/FONT]
[FONT="]Số bài báo[/FONT]
[FONT="]Dân số[/FONT]
[FONT="]1[/FONT]
[FONT="]Mỹ[/FONT]
[FONT="]13228[/FONT]
[FONT="]313.232.044[/FONT]
[FONT="]2[/FONT]
[FONT="]Anh[/FONT]
[FONT="]3035[/FONT]
[FONT="]52.234.000 [/FONT]
[FONT="]3[/FONT]
[FONT="]Đức[/FONT]
[FONT="]2586[/FONT]
[FONT="]81.471.834[/FONT]
[FONT="]4[/FONT]
[FONT="]Pháp[/FONT]
[FONT="]1776[/FONT]
[FONT="]65.312.249[/FONT]
[FONT="]5[/FONT]
[FONT="]Nhật[/FONT]
[FONT="]1623[/FONT]
[FONT="]126.475.664[/FONT]
[FONT="]6[/FONT]
[FONT="]Canada[/FONT]
[FONT="]1209[/FONT]
[FONT="]34.030.589[/FONT]
[FONT="]7[/FONT]
[FONT="]Thụy Sĩ[/FONT]
[FONT="]963[/FONT]
[FONT="]7.639.961[/FONT]
[FONT="]8[/FONT]
[FONT="]Hà Lan[/FONT]
[FONT="]824[/FONT]
[FONT="]16.847.007[/FONT]
[FONT="]9[/FONT]
[FONT="]Úc[/FONT]
[FONT="]767[/FONT]
[FONT="]21.766.711[/FONT]
[FONT="]10[/FONT]
[FONT="]Ý[/FONT]
[FONT="]743[/FONT]
[FONT="]61.016.804[/FONT]
Một số nước trong khu vực Đông Nam Á:
[FONT="]Xếp hạng[/FONT]
[FONT="]Tên nước[/FONT]
[FONT="]Số bài báo[/FONT]
[FONT="]Dân số[/FONT]
[FONT="]1[/FONT]
[FONT="]Singapore[/FONT]
[FONT="]103[/FONT]
[FONT="]4.40.737[/FONT]
[FONT="]2[/FONT]
[FONT="]Indonesia[/FONT]
[FONT="]37[/FONT]
[FONT="]245.613.043[/FONT]
[FONT="]3[/FONT]
[FONT="]Thái Lan[/FONT]
[FONT="]35[/FONT]
[FONT="]66.720.153[/FONT]
[FONT="]4[/FONT]
[FONT="]Philippines[/FONT]
[FONT="]16[/FONT]
[FONT="]101.833.938[/FONT]
[FONT="]5[/FONT]
[FONT="]Malaysia[/FONT]
[FONT="]12[/FONT]
[FONT="]28.728.607[/FONT]
[FONT="]6[/FONT]
[FONT="]Việt Nam[/FONT]
[FONT="]7[/FONT]
[FONT="]90.549.390[/FONT]
Việc dựa trên số lượng bài bào trên hai tạp chí lừng danh Nature và Science để đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một nước có thể chỉ là ý kiến riêng của vị giáo sư trên, có thể không phải là chuẩn mực do Viện hàn lâm Phần Lan đặt ra. Tuy nhiên ông có chia sẻ “hầu hết các viện hàn lâm trên thế giới làm như thế”.
Thông tin về con số bài đăng khá khiêm tốn của Việt Nam trên đây có thể giúp mọi người thấy rằng sự "trưởng thành" (theo cách hiểu của vị giáo sư Phần Lan nói trên) của khoa học nước nhà là khá khiêm tốn so với khu vực. Chưa kể đến thực tế là trong 7 bài của Việt Nam, với 3 bài trên Science và 4 bài trên Nature, thì không hề có bài báo nào trong đó tác giả Việt Nam nào là tác giả chính (first authors, corresponding authors). Thậm chí trong một bài trên Science vào năm 2007, có đến 444 tác giả tham gia và họ đến từ 90 quốc gia khác nhau.
Ý kiến của các nhà khoa học và các nhà quản lí khoa học
Để giúp cung cấp cho bạn đọc quan điểm của một số nhà khoa học và nhà quản lí khoa học Việt Nam về việc đánh giá thực lực nền khoa học dựa trên số bài đăng trên hai tạp chí Nature và Science, chúng tôi đã phỏng vấn một số người và được phản hồi như sau.
Phó giáo sư Phan Thanh Bình (Giám đốc ĐHQG TP.HCM):
Tôi rất thú vị, và nhất trí, với ý kiến của vị GS Phần Lan, khi ông cho rằng số bài báo được công bố trên 2 tạp chí Nature và Science của các nhà khoa học của một đất nước có thể xem như điều kiên ĐỦ để góp phần đánh giá thành tựu, mức độ trưởng thành của nền khoa học của đất nước đó. Điều dĩ nhiên trước khi nói đến điều kiện ĐỦ thì ta phải có điều kiện CẦN!
“Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang còn phải lo nhiều đến điều kiện CẦN ! Nhưng không vì thế các nhà khoa học Việt Nam không nghĩ đến điều kiện ĐỦ. Nhưng cái CẦN lại kéo theo cái ĐỦ.” Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang còn phải lo nhiều đến điều kiện CẦN ! Nhưng không vì thế các nhà khoa học Việt Nam không nghĩ đến điều kiện ĐỦ. Nhưng cái CẦN lại kéo theo cái ĐỦ.
Theo tôi, ý kiến của vị Giáo Sư ĐH Oulu là chấp nhận được và có thể hiểu một cách khác như sau: nhìn vào việc phát triển khoa học cơ bản của một đất nước, chúng ta có thể biết được trình độ phát triển cùa nền khoa học của đất nước đó.
Tuy nhiên, một cách khoa học, cũng cần cân nhắc đến cái CẦN và cái ĐỦ giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, giữa điểu kiện ĐỦ của khoa học và yêu cầu đối với điều kiện ĐỦ của một đất nước đang phát triển như Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu (Nguyên chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam):
Việc một quốc gia đã công bố nhiều công trình trên hai tạp chí lừng danh này (Nature và Science) là một bằng chứng rõ rệt về trình độ khoa học cao của quốc gia đó.
Tôi biết rõ một quốc gia vào thời kỳ mà quốc gia đó nằm trong top 5 nước hàng đầu thế giới về khoa học nhưng chỉ có rất ít bài đăng trên hai tạp chí nói trên, và trong 10 năm qua chưa nằm trong top 10 nước có nhiều công bố trên hai tạp chí nói trên nhưng dứt khoát hiện nay đang có nền khoa học hơn hẳn nước Úc mà tôi cũng biết khá rõ: đó là nước Nga.
Riêng đối với Việt Nam thì con số chỉ có 7 bài đăng trên hai tạp chí nói trên phù hợp với tình trạng tụt hậu không đáng có của khoa học Việt Nam, một điều làm cho giới khoa học Việt Nam chúng ta phải băn khoăn, lo lắng.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (Nguyên trưởng khoa Cơ học Phá huỷ, ĐH Liège, Bỉ):
Quan điểm của vị giáo sư Phần Lan về tầm quan trọng của hai tạp chí Nature và Science là không sai, đăc biệt ông nhấn mạnh ở điền kiện đủ chứ không cần. Vì có nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học lừng danh có cống hiến quyết định cho khoa học thế giới, nhưng lại chưa từng công bố trên hai tạp chí này.
Ảnh hưởng sâu rộng của hai tạp chí này phát xuất từ tính nghiêm túc ngay từ ngày sáng lập, nhưng cũng từ chỗ hai tờ báo lừng danh này thường đăng tải những công trình tổng quát hay khi có chuyên môn lại phải có ảnh hưởng phổ quát. Thông thường những bài nghiên cứu mũi nhọn ít người đọc thì đã có những tạp chí chuyên ngành, ngày càng vừa hẹp, vừa sắc bén.
Theo nhật báo “le Monde” của Pháp số ra ngày 1/4/2011, chính Nature đã công bố bảng sắp hạng về nguồn gốc số tác giả đã đăng tải trên báo mình. Xin ghi lại đây 10 nguồn sắp đầu bảng này:
1. Đại học Harvard, Mỹ
2. Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp
3. Viện nghiên cứu Max Planck, Đức
4. Đại học Stanford, Mỹ
5. Viện công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ
6. Đại học Tokyo, Nhật
7. Viện nghiên cứu sức khoẻ quốc gia, Hoa Kỳ (National Institutes of Health)
8. Đại học Yale, Mỹ
9. Đại học Công nghệ California, Mỹ
10. Đại học Columbia New York, Mỹ
Trừ ngoại lệ Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp không phải là đại học mà là một tổ chức tầm cỡ quốc gia hay viện Max Planck, bản sắp hạng trên đây khá trùng hợp với bản sắp hạng chất lượng các đại học lớn trên thế giới.
Cũng đừng nên tuyệt đối hoá Nature và Science. Họ đã từng mắc sai lầm nghiêm trọng. Thí dụ trong năm 2000-2001 Narure đã cho đăng công bố bài của Jan Hendrik Schön có dữ kiện bị đánh tráo. Hay khi Nature từ chối đăng bài của hai tác giả Paul Lauterbur and Peter Mansfield để họ phải đăng báo khác, rồi sau đó hai tác giả này đã nhận được giải Nobel (2003).
Vài trò khiêm tốn của các tác giả Việt Nam trên bảng xếp hạng của “Web of Knowledge” phải làm cho chúng ta lo ngại. Đến như Philippines mà cũng có hơn gấp đôi chúng ta về số lượng công bố khoa học trên báo chí sáng giá của thế giới. Những số liệu được tập hợp này ngày càng cho thấy vị thế hạn chế của khoa học Việt Nam, trong khi xu hướng phát triển tiếp theo vẫn chưa xuất hiện những cải tổ quyết liệt trong giáo dục hay tổ chức nghiên cứu khoa học với kết quả đủ thuyết phục để cho thấy chúng ta bắt đầu đi đúng hướng.
GS. Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và Khoa Y thuộc ĐH New South Wales, Úc):
Science và Nature là hai diễn đàn khoa học quốc tế nổi tiếng, vì hai tập san này chỉ công bố những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng và mang tính đột phá (ground breaking). Thật ra, bản chất của hai tập san này là magazine (chứ không phải journal), nhưng uy danh của họ không hề bị ảnh hưởng vì chữ magazine! Có công trình đăng trên Nature và Science là một vinh dự lớn và triển vọng có giải thưởng quan trọng cũng rất cao. Thật vậy, rất nhiều tác giả được trao giải Nobel từng có bài công bố trên hai tạp chính danh tiếng này. Chính vì thế mà một số nhóm xếp hạng đại học thường dựa vào số công trình khoa học được công bố trên Nature và Science này như là một trong những thước đo về chất lượng nghiên cứu khoa học.
Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng Nature và Science không phải là tập san có chỉ số ảnh hưởng lớn nhất trong khoa học. Nếu chấp nhận impact factor (IF) là một chỉ số phản ảnh mức độ ảnh hưởng của một tập san thì IF năm 2011 của Nature là 27.95 và Science là 23.3. Những chỉ số này vẫn còn thấp hơn một số tập san nổi tiếng khác như New England Journal of Medicine (29.1) hay Cell (29.2). Ngoài ra, còn một số tập san nổi tiếng khác (chỉ tính trong ngành Y) như JAMA, PNAS, Lancet, v.v. cũng công bố nhiều công trình quan trọng đẳng cấp giải Nobel. Do đó, theo tôi, không chỉ giới hạn các công trình trên Nature và Science để đánh giá một nền khoa học. Tôi đồng ý với nhận định rằng những bài báo trên Nature và Science là điều kiện đủ, nhưng chưa cần, để đánh giá thành tựu khoa học của một quốc gia.
Riêng trường hợp Việt Nam, cũng đã có những công trình trên Science, Nature, New England Journal of Medicine, Lancet, v.v. Nhưng rất tiếc là những công trình này không phải của người Việt Nam, mà thường hợp tác với đồng nghiệp ngoại quốc (chứ không phải “nội lực”). Điều này cũng có thể hiểu được vì Việt Nam ta thiếu những phương tiện làm nghiên cứu đẳng cấp cao, và phải hợp tác với đồng nghiệp ngoại quốc. Hiện nay, khoảng 80 đến 85% những bài báo khoa học từ Việt Nam trên các tập san quốc tế là do hợp tác với các nhà khoa học ngoại quốc. Thật ra, số nhà khoa học Việt Nam có thể độc lập từ ý tưởng, phương pháp, đến khả năng viết một bài báo hoàn chỉnh bằng tiếng Anh không nhiều. Tuy nhiên, tôi nghĩ trong tương lai, nếu có chính sách đúng và hợp lí, số nhà khoa học độc lập ở Việt Nam sẽ tăng nhanh."
----
* TS. Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan), TS. Nguyễn Xuân Hưng (ĐH Strasbourg, Pháp)
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=4811
Đánh giá sự trưởng thành của một nền khoa học Lê Văn Út và Nguyễn Xuân Hưng*
Liệu có thể đánh giá thực lực nền khoa học Việt Nam theo số bài đăng trên hai tạp chí Science và Nature?
Cuối năm 2011, Viện hàn lâm Phần Lan tổ chức một buổi tổng kết thành quả nghiên cứu khoa học của Phần Lan trong thời gian gần đây. Viện yêu cầu thành viên của các hội đồng nghiên cứu chuẩn bị bài tham luận và phát biểu tại buổi tổng kết này. Nội dung chủ yếu tập trung vào khả năng cạnh tranh của Phần Lan về nghiên cứu khoa học so với các nước trong khu vực và trên trường quốc tế.
Viện hàn lâm Phần Lan không phải là một tổ chức nghiên cứu khoa học, mà chỉ là cơ quan quản lí các hoạt động khoa học cấp quốc gia của Phần Lan. Các dự án nghiên cứu hầu hết được thực hiện tại các đại học.
Chúng tôi có sự quen biết đặc biệt với một thành viên của Hội đồng Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật thuộc Viện, nhiệm kỳ 2010 - 2012, hiện là một giáo sư tại Đại học Oulu. Ông đã chuẩn bị một bài báo cáo mà trong đó ông đưa ra thống kê số lượng bài báo khoa học của Phần Lan trên hai tạp chí Nature và Science. Vị giáo sư này có nhờ chúng tôi giúp ông tra cứu kết quả thống kê trên, và đồng thời so sánh kết quả này của Phần Lan với các nước trong khu vực Bắc Âu và trên toàn thế giới.
Chúng tôi tò mò nên hỏi vị giáo sư "Tại sao chỉ Nature và Science?". Ông cho biết "việc công bố trên hai tạp chí lừng danh này chỉ là điều kiện đủ để đánh giá thành tựu khoa học của một nước, chứ không phải điều kiện cần" và ông nói tiếp "có thể đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một quốc gia dựa trên số lượng bài báo khoa học công bố trên hai tạp chí Nature và Science."
Thú vị với nhận định của vị giáo sư, chúng tôi đã thống kê tốp 10 nước có số số lượng bài báo trên Nature và Science cao nhất, và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Xếp hạng của Việt Nam so với khu vực
Trong 7 bài của Việt Nam, với 3 bài trênScience và 4 bài trên Nature, thì không hề có bài báo nào trong đó tác giả Việt Nam nào là tác giả chính. Dữ liệu dưới đây được truy xuất từ Web of Knowledge (nơi thống kê và xếp hạng đầy đủ nhất các tạp chí khoa học quốc tế) trong 10 năm gần nhất, 2001 – 2011 và ngày truy xuất là 02.1.2012. Chỉ các bài báo khoa học (articles - một trong 17 loại ấn phẩm) theo cách phân loại của Web of Knowledge mới được tính. Chúng tôi cũng có kèm theo dân số (theo CIA.gov và ons.gov.uk đối với Anh) của nước được liệt kê. Kết quả thu được như sau:
Tốp 10 nước đứng đầu:
[FONT="]Xếp hạng[/FONT]
[FONT="]Tên nước[/FONT]
[FONT="]Số bài báo[/FONT]
[FONT="]Dân số[/FONT]
[FONT="]1[/FONT]
[FONT="]Mỹ[/FONT]
[FONT="]13228[/FONT]
[FONT="]313.232.044[/FONT]
[FONT="]2[/FONT]
[FONT="]Anh[/FONT]
[FONT="]3035[/FONT]
[FONT="]52.234.000 [/FONT]
[FONT="]3[/FONT]
[FONT="]Đức[/FONT]
[FONT="]2586[/FONT]
[FONT="]81.471.834[/FONT]
[FONT="]4[/FONT]
[FONT="]Pháp[/FONT]
[FONT="]1776[/FONT]
[FONT="]65.312.249[/FONT]
[FONT="]5[/FONT]
[FONT="]Nhật[/FONT]
[FONT="]1623[/FONT]
[FONT="]126.475.664[/FONT]
[FONT="]6[/FONT]
[FONT="]Canada[/FONT]
[FONT="]1209[/FONT]
[FONT="]34.030.589[/FONT]
[FONT="]7[/FONT]
[FONT="]Thụy Sĩ[/FONT]
[FONT="]963[/FONT]
[FONT="]7.639.961[/FONT]
[FONT="]8[/FONT]
[FONT="]Hà Lan[/FONT]
[FONT="]824[/FONT]
[FONT="]16.847.007[/FONT]
[FONT="]9[/FONT]
[FONT="]Úc[/FONT]
[FONT="]767[/FONT]
[FONT="]21.766.711[/FONT]
[FONT="]10[/FONT]
[FONT="]Ý[/FONT]
[FONT="]743[/FONT]
[FONT="]61.016.804[/FONT]
Một số nước trong khu vực Đông Nam Á:
[FONT="]Xếp hạng[/FONT]
[FONT="]Tên nước[/FONT]
[FONT="]Số bài báo[/FONT]
[FONT="]Dân số[/FONT]
[FONT="]1[/FONT]
[FONT="]Singapore[/FONT]
[FONT="]103[/FONT]
[FONT="]4.40.737[/FONT]
[FONT="]2[/FONT]
[FONT="]Indonesia[/FONT]
[FONT="]37[/FONT]
[FONT="]245.613.043[/FONT]
[FONT="]3[/FONT]
[FONT="]Thái Lan[/FONT]
[FONT="]35[/FONT]
[FONT="]66.720.153[/FONT]
[FONT="]4[/FONT]
[FONT="]Philippines[/FONT]
[FONT="]16[/FONT]
[FONT="]101.833.938[/FONT]
[FONT="]5[/FONT]
[FONT="]Malaysia[/FONT]
[FONT="]12[/FONT]
[FONT="]28.728.607[/FONT]
[FONT="]6[/FONT]
[FONT="]Việt Nam[/FONT]
[FONT="]7[/FONT]
[FONT="]90.549.390[/FONT]
Việc dựa trên số lượng bài bào trên hai tạp chí lừng danh Nature và Science để đánh giá mức độ trưởng thành của nền khoa học của một nước có thể chỉ là ý kiến riêng của vị giáo sư trên, có thể không phải là chuẩn mực do Viện hàn lâm Phần Lan đặt ra. Tuy nhiên ông có chia sẻ “hầu hết các viện hàn lâm trên thế giới làm như thế”.
Thông tin về con số bài đăng khá khiêm tốn của Việt Nam trên đây có thể giúp mọi người thấy rằng sự "trưởng thành" (theo cách hiểu của vị giáo sư Phần Lan nói trên) của khoa học nước nhà là khá khiêm tốn so với khu vực. Chưa kể đến thực tế là trong 7 bài của Việt Nam, với 3 bài trên Science và 4 bài trên Nature, thì không hề có bài báo nào trong đó tác giả Việt Nam nào là tác giả chính (first authors, corresponding authors). Thậm chí trong một bài trên Science vào năm 2007, có đến 444 tác giả tham gia và họ đến từ 90 quốc gia khác nhau.
Ý kiến của các nhà khoa học và các nhà quản lí khoa học
Để giúp cung cấp cho bạn đọc quan điểm của một số nhà khoa học và nhà quản lí khoa học Việt Nam về việc đánh giá thực lực nền khoa học dựa trên số bài đăng trên hai tạp chí Nature và Science, chúng tôi đã phỏng vấn một số người và được phản hồi như sau.
Phó giáo sư Phan Thanh Bình (Giám đốc ĐHQG TP.HCM):
Tôi rất thú vị, và nhất trí, với ý kiến của vị GS Phần Lan, khi ông cho rằng số bài báo được công bố trên 2 tạp chí Nature và Science của các nhà khoa học của một đất nước có thể xem như điều kiên ĐỦ để góp phần đánh giá thành tựu, mức độ trưởng thành của nền khoa học của đất nước đó. Điều dĩ nhiên trước khi nói đến điều kiện ĐỦ thì ta phải có điều kiện CẦN!
“Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang còn phải lo nhiều đến điều kiện CẦN ! Nhưng không vì thế các nhà khoa học Việt Nam không nghĩ đến điều kiện ĐỦ. Nhưng cái CẦN lại kéo theo cái ĐỦ.” Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang còn phải lo nhiều đến điều kiện CẦN ! Nhưng không vì thế các nhà khoa học Việt Nam không nghĩ đến điều kiện ĐỦ. Nhưng cái CẦN lại kéo theo cái ĐỦ.
Theo tôi, ý kiến của vị Giáo Sư ĐH Oulu là chấp nhận được và có thể hiểu một cách khác như sau: nhìn vào việc phát triển khoa học cơ bản của một đất nước, chúng ta có thể biết được trình độ phát triển cùa nền khoa học của đất nước đó.
Tuy nhiên, một cách khoa học, cũng cần cân nhắc đến cái CẦN và cái ĐỦ giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, giữa điểu kiện ĐỦ của khoa học và yêu cầu đối với điều kiện ĐỦ của một đất nước đang phát triển như Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu (Nguyên chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam):
Việc một quốc gia đã công bố nhiều công trình trên hai tạp chí lừng danh này (Nature và Science) là một bằng chứng rõ rệt về trình độ khoa học cao của quốc gia đó.
Tôi biết rõ một quốc gia vào thời kỳ mà quốc gia đó nằm trong top 5 nước hàng đầu thế giới về khoa học nhưng chỉ có rất ít bài đăng trên hai tạp chí nói trên, và trong 10 năm qua chưa nằm trong top 10 nước có nhiều công bố trên hai tạp chí nói trên nhưng dứt khoát hiện nay đang có nền khoa học hơn hẳn nước Úc mà tôi cũng biết khá rõ: đó là nước Nga.
Riêng đối với Việt Nam thì con số chỉ có 7 bài đăng trên hai tạp chí nói trên phù hợp với tình trạng tụt hậu không đáng có của khoa học Việt Nam, một điều làm cho giới khoa học Việt Nam chúng ta phải băn khoăn, lo lắng.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (Nguyên trưởng khoa Cơ học Phá huỷ, ĐH Liège, Bỉ):
Quan điểm của vị giáo sư Phần Lan về tầm quan trọng của hai tạp chí Nature và Science là không sai, đăc biệt ông nhấn mạnh ở điền kiện đủ chứ không cần. Vì có nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học lừng danh có cống hiến quyết định cho khoa học thế giới, nhưng lại chưa từng công bố trên hai tạp chí này.
Ảnh hưởng sâu rộng của hai tạp chí này phát xuất từ tính nghiêm túc ngay từ ngày sáng lập, nhưng cũng từ chỗ hai tờ báo lừng danh này thường đăng tải những công trình tổng quát hay khi có chuyên môn lại phải có ảnh hưởng phổ quát. Thông thường những bài nghiên cứu mũi nhọn ít người đọc thì đã có những tạp chí chuyên ngành, ngày càng vừa hẹp, vừa sắc bén.
Theo nhật báo “le Monde” của Pháp số ra ngày 1/4/2011, chính Nature đã công bố bảng sắp hạng về nguồn gốc số tác giả đã đăng tải trên báo mình. Xin ghi lại đây 10 nguồn sắp đầu bảng này:
1. Đại học Harvard, Mỹ
2. Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp
3. Viện nghiên cứu Max Planck, Đức
4. Đại học Stanford, Mỹ
5. Viện công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ
6. Đại học Tokyo, Nhật
7. Viện nghiên cứu sức khoẻ quốc gia, Hoa Kỳ (National Institutes of Health)
8. Đại học Yale, Mỹ
9. Đại học Công nghệ California, Mỹ
10. Đại học Columbia New York, Mỹ
Trừ ngoại lệ Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp không phải là đại học mà là một tổ chức tầm cỡ quốc gia hay viện Max Planck, bản sắp hạng trên đây khá trùng hợp với bản sắp hạng chất lượng các đại học lớn trên thế giới.
Cũng đừng nên tuyệt đối hoá Nature và Science. Họ đã từng mắc sai lầm nghiêm trọng. Thí dụ trong năm 2000-2001 Narure đã cho đăng công bố bài của Jan Hendrik Schön có dữ kiện bị đánh tráo. Hay khi Nature từ chối đăng bài của hai tác giả Paul Lauterbur and Peter Mansfield để họ phải đăng báo khác, rồi sau đó hai tác giả này đã nhận được giải Nobel (2003).
Vài trò khiêm tốn của các tác giả Việt Nam trên bảng xếp hạng của “Web of Knowledge” phải làm cho chúng ta lo ngại. Đến như Philippines mà cũng có hơn gấp đôi chúng ta về số lượng công bố khoa học trên báo chí sáng giá của thế giới. Những số liệu được tập hợp này ngày càng cho thấy vị thế hạn chế của khoa học Việt Nam, trong khi xu hướng phát triển tiếp theo vẫn chưa xuất hiện những cải tổ quyết liệt trong giáo dục hay tổ chức nghiên cứu khoa học với kết quả đủ thuyết phục để cho thấy chúng ta bắt đầu đi đúng hướng.
GS. Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và Khoa Y thuộc ĐH New South Wales, Úc):
Science và Nature là hai diễn đàn khoa học quốc tế nổi tiếng, vì hai tập san này chỉ công bố những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng và mang tính đột phá (ground breaking). Thật ra, bản chất của hai tập san này là magazine (chứ không phải journal), nhưng uy danh của họ không hề bị ảnh hưởng vì chữ magazine! Có công trình đăng trên Nature và Science là một vinh dự lớn và triển vọng có giải thưởng quan trọng cũng rất cao. Thật vậy, rất nhiều tác giả được trao giải Nobel từng có bài công bố trên hai tạp chính danh tiếng này. Chính vì thế mà một số nhóm xếp hạng đại học thường dựa vào số công trình khoa học được công bố trên Nature và Science này như là một trong những thước đo về chất lượng nghiên cứu khoa học.
Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng Nature và Science không phải là tập san có chỉ số ảnh hưởng lớn nhất trong khoa học. Nếu chấp nhận impact factor (IF) là một chỉ số phản ảnh mức độ ảnh hưởng của một tập san thì IF năm 2011 của Nature là 27.95 và Science là 23.3. Những chỉ số này vẫn còn thấp hơn một số tập san nổi tiếng khác như New England Journal of Medicine (29.1) hay Cell (29.2). Ngoài ra, còn một số tập san nổi tiếng khác (chỉ tính trong ngành Y) như JAMA, PNAS, Lancet, v.v. cũng công bố nhiều công trình quan trọng đẳng cấp giải Nobel. Do đó, theo tôi, không chỉ giới hạn các công trình trên Nature và Science để đánh giá một nền khoa học. Tôi đồng ý với nhận định rằng những bài báo trên Nature và Science là điều kiện đủ, nhưng chưa cần, để đánh giá thành tựu khoa học của một quốc gia.
Riêng trường hợp Việt Nam, cũng đã có những công trình trên Science, Nature, New England Journal of Medicine, Lancet, v.v. Nhưng rất tiếc là những công trình này không phải của người Việt Nam, mà thường hợp tác với đồng nghiệp ngoại quốc (chứ không phải “nội lực”). Điều này cũng có thể hiểu được vì Việt Nam ta thiếu những phương tiện làm nghiên cứu đẳng cấp cao, và phải hợp tác với đồng nghiệp ngoại quốc. Hiện nay, khoảng 80 đến 85% những bài báo khoa học từ Việt Nam trên các tập san quốc tế là do hợp tác với các nhà khoa học ngoại quốc. Thật ra, số nhà khoa học Việt Nam có thể độc lập từ ý tưởng, phương pháp, đến khả năng viết một bài báo hoàn chỉnh bằng tiếng Anh không nhiều. Tuy nhiên, tôi nghĩ trong tương lai, nếu có chính sách đúng và hợp lí, số nhà khoa học độc lập ở Việt Nam sẽ tăng nhanh."
----
* TS. Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan), TS. Nguyễn Xuân Hưng (ĐH Strasbourg, Pháp)
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=4811