2 bài tập nhiễm sắc thể cần được giúp.

tranvuthu

Junior Member
1) Củ cải có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18.Một tế bào sinh dưỡng của cải nguyên phân sáu đợt liên tiếp. Xác định :
1. Số nhiễm sắc thể mới hoàn toàn trong các tế bào con và số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho đợt nguyên phân cuối cùng.
2. Số tế bào con lần lượt xuất hiện và số thoi vô sắc hình thành trong quá trình nguyên phân nói trên.
3. Số nhiễm sắc thể cùng trạng thái của chúng trong các tế bào vào kỳ sau ở đợt nguyên phân cuối cùng.

----
2) Cho một cơ thể có cặp nst giới tính XY. Trong quá tình giảm phân tạo giao tử cặp nst này nhân đôi nhưng không phân li. Hỏi cơ thể này có thể tạo ra những loại giao tử nào? Đề cho ta viết sơ đồ để giải thích.

----
Cám ơn.:please:(y):):grin:
 
Mình xin góp ý thế này:
Bài 1.
Bài toán cho tb sinh dưỡng của cải NP liên tiếp 6 đợt nhưng trên thực tế số lượng tb tiến hành NP ở lần cuối cùng chỉ có 2^5 mà thôi tức là sẽ có 32 tb tiến hành nguyên phân ở lần cuối cùng.( NP cuối cùng là lần thứ 6 vậy số tb tiến hành NP ở lần cuối cùng này tất nhiên phải là số tb được tạo ra trong 5 lần nguyên phân trước đó đúng không bạn)!
1.
+ Số NST hoàn toàn mới có trong các TB con là (trong lần NP cuôi cùng) :
2n(2^5 - 2) = 18*30 = 540NST.
+ Số NST mtcc là:
2n(2^5 - 1) = 18*31 = 558NST.
2.
+ Số tb con đang thực hiện NP ở lần cuối cùng là 32, sau khi hoàn thành quá trình trên thì số tb con sẽ là 2^6 = 64tb.
+ Số thoi vô sắc được hình thành ta có công thức sau:
a(2^k - 1), trong đó a: là số tb tham gia quá trình NP; k: là số đợt NP.
áp dụng công thức trên ta được: (2^6 - 1) = 64-1 = 63 (thoi vô sắc).
Nếu đề bài đề cập đến số thoi vô sắc bị phá hủy thì nó cũng bằng 63 luôn nha bạn! Vì trong quá trình NP thì thoi vô sắc sẽ được hình thành ở kì trước, và bị phá hủy hoàn toàn ở kì cuối cũng trong lần NP ấy! Vậy trong cùng 1 lần NP thì hình thành bao nhiêu sẽ phá hủy bấy nhiêu!
3.
Vào kì sau của đợt NP thứ 6 thì NST trong các tb trên đang ở trạng thái là NST đơn.
Vậy ta có: 4n*2^5 = 1152 (NST đơn). NST kép sẽ tồn tại từ cuối kì trung gian cho đến cuối kì giữa, sang cuối kì sau số NST kép này sẽ tách nhau ra tạo NST đơn, vì vậy ban đầu có 2n kép đến cuối kì sau thì số NST kép này sẽ tách nhau ra tạo ra 4n NST đơn.
Đây chỉ là quan điểm của mình thôi có sai mong các bạn bỏ quá dùm!
 
Mình xin góp ý Bài 2 thế này:
Một cơ thể có cặp NST giới tính XY khi nhân đôi ở kì trung gian ta sẽ nhận được XXYY.
Trong quá tình giảm phân tạo giao tử cặp nst này nhân đôi nhưng không phân li.
Ta nên chú ý đề bài cho không phân li, không phân li ở đây ta có đến 3TH:
+ TH1: Không phân li ở lần gp I
XXYY --(không phân ở gp I)--> XXYY ---(gp II bình thường)---> tạo 2 gt XY, XY.
+ TH2: Không phân li ở lần gp II
XXYY --(gp I bình thường)--> XX, YY ---(gp II không phân li)---> đến đây ta nhận được 3TH nữa, đó là:
+ XX phân li YY không phân li ta nhận được 2 loại gt: X, YY.
+ XX không phân li YY phân li ta nhận được 2 loại gt: XX, Y.
+ XX, YY đều không phân li ta nhận được 2 loại gt: XX, YY
+ TH3: không phân li ở cả 2 lần gp
XXYY ---(không phân li)---> XXYY ----(không phân li)--> ta nhận được gt XXYY.
Đến đây ta đã có thể xác định được gt tùy theo các TH mà đề bài yêu cầu và dễ dàng viết được sơ đồ lai rồi! ^^!
Đây chỉ là quan điểm của mình thôi có sai mong các bạn bỏ quá dùm!
 
Cám ơn nhiều.


Có thể sửa dùm bài này không?

Một gen của vi khuẩn có chiều dài 5100 Astrong. Tích % của nu lọai A với 1 lọai nuclêôtit không bổ sung với nó là 6%. Biết nu lọai A nhỏ hơn nu lọai không bổ sung/
a/ Tính số nu từng lọai của gen.
b/ Gen trên sao mã tạo ra ARN có nu lọai U chiếm 2/15 tổng số nu và G gấp đôi số nu lọai A. Xđ số nu từng lọai của ARN và số nu mạch gốc của gen.
c/ Gen trên x2 1 số lần. Mt cc 4299 nu lọai A. Hỏi qt trên có bn lk cht hình thành và tính số nu từng lọai mt cần cc cho lần nhân đôi cc.
d/ Gỉa sử gen trên p/m 2 lần có 3 ribôxôm trượt qua mỗi ARN. Tính số ptử nước hình thành và số aa mt cần cc để tạo ra prôtêin trên.

Đáp án tui tính ra là
a/ A=T=600nu, G=X=900 nu;

b/ A(ARN)=400 nu, G=800, X=100, U=200; A(gốc)=200 nu, T=300, G=100, X=800.

c/ CHT hình thành = 42000 lik. Amtcc=Tmtcc=19200, Gmtcc=Xmtcc=28800.

d/ Số phân tử nước =1499 ptử, số aa = 1500 aa.

Cám ơn.
 
Cám ơn nhiều.


Có thể sửa dùm bài này không?

Một gen của vi khuẩn có chiều dài 5100 Astrong. Tích % của nu lọai A với 1 lọai nuclêôtit không bổ sung với nó là 6%. Biết nu lọai A nhỏ hơn nu lọai không bổ sung/
a/ Tính số nu từng lọai của gen.
b/ Gen trên sao mã tạo ra ARN có nu lọai U chiếm 2/15 tổng số nu và G gấp đôi số nu lọai A. Xđ số nu từng lọai của ARN và số nu mạch gốc của gen.
c/ Gen trên x2 1 số lần. Mt cc 4299 nu lọai A. Hỏi qt trên có bn lk cht hình thành và tính số nu từng lọai mt cần cc cho lần nhân đôi cc.
d/ Gỉa sử gen trên p/m 2 lần có 3 ribôxôm trượt qua mỗi ARN. Tính số ptử nước hình thành và số aa mt cần cc để tạo ra prôtêin trên.

Đáp án tui tính ra là
a/ A=T=600nu, G=X=900 nu;

b/ A(ARN)=400 nu, G=800, X=100, U=200; A(gốc)=200 nu, T=300, G=100, X=800.

c/ CHT hình thành = 42000 lik. Amtcc=Tmtcc=19200, Gmtcc=Xmtcc=28800.

d/ Số phân tử nước =1499 ptử, số aa = 1500 aa.

Cám ơn.
a, như trên
b,T=400 nu
c,bạn có ghi sai đề k vậy,sao đề cho mtcc 4299 nu loại A mà bạn lại tính ra đc mtcc 19200 nu loại A
d,trong mỗi lần phiên mã thì số phân tử nước sinh ra = số bộ 3 - 1
Do đó số phân tử nước hình thành sau quá trình phiên mã là
(1500 :3 -1) x2 x3=2994 (phân tử)
số aa mtcc cho mỗi lần phiên mã với 1 riboxom trượt qua là
3000:2:3 -1 =499 (aa)
(do bộ 3 kết thúc k mã hóa aa )
=>số aa mtnbcc cho cả quá trình dịch mã là
499 x 2 x3=2994 (aa)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top