Năng lượng mặt trời gây ô nhiễm ở Trung Quốc

00792

Moderator
Staff member

Các chuyên gia cảnh báo việc sản xuất ăc quy chì-axit để tích trữ năng lượng mặt trời sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và các bệnh nguy hiểm ở trẻ em.
Năng lượng mặt trời thường được coi là nguồn năng lượng sạch về mặt sinh thái. Tuy nhiên, Chris Cherry, giáo sư về các công nghệ dân dụng và sinh thái thuộc trường Đại học Tennessy đã phát hiện rằng tại các nước đang phát triển, nguồn năng lượng này lại là nguồn gốc gây ra ô nhiễm.
Lý do giáo sư Chris đưa ra là, tại các nước này, người ta dùng ăcquy chì-axit để tích trữ năng lượng từ mặt trời, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Chẳng hạn riêng ở Trung Quốc và Ấn Độ ngành năng lượng mặt trời hàng năm sẽ thải ra môi trường trên 2,4 triệu tấn chì.
pinmattroi.jpg
Công nghiệp ắc quy là một trong những ngành tiêu thụ chì lớn nhất, dùng tới khoảng 80% lượng kim loại này sản xuất ra trên thế giới. Tại các nước đang phát triển, ngành sản xuất ắc quy chì tăng rất nhanh vì họ có yêu cầu rất lớn về loại ắc quy giá rẻ này. Hiện tượng “bùng nổ chì” liên quan đến việc phổ cập năng lượng mặt trời và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của dân chúng và gây ô nhiễm môi trường.
Nạn ô nhiễm chì gây ra nhiều hậu quả, tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương, thận, hệ tim mạch và hệ sinh sản. Trẻ em có nồng độ chì trong máu cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình nhận thức, có hành vi hiếu động và hung hãn.
Chris Cherry nghiên cứu kế hoạch nhà nước về triển khai năng lượng mặt trời và dự báo sự tình hình phảt triển đến năm 2022. Ông đã nhận ra sự thiếu hoàn thiện của quá trình công nghệ tại các nước đang phát triển sẽ dẫn đến sự rò rỉ nghiêm trọng chì trong quá trình sản xuất. Ví dụ khi khai thác, nấu chảy chì và sản xuất ắc quy, tại Trung Quốc 33% sản lượng kim loại độc hại này đã bị thất thoát ra môi trường, còn ở Ấn Độ là 22%.
Các phương tiện thông tin đại chúng vừa đưa tin, do ô nhiễm chì đã đạt đến mức độ quá tồi tệ, nên chính phủ Trung Quốc đã buộc phải đóng cửa 583 nhà máy chế biến chì để sản xuất ắc quy.
Chris Cherry nhận ra sự kiện đáng buồn này: “Nếu không hiện đại hoá ngành sản xuất ắc quy chì, áp dụng những công nghệ hiện đại để lưu trữ nguồn điện năng (như ở các nước tiên tiến) và đưa vào mạng điện “thông minh”, thì tình hình ô nhiễm chì tại các nước đang phát triển càng xấu đi nếu càng phát triển công nghiệp năng lượng tái sinh”.
Theo Vietnamnet
 
Phát triển kỹ thuật tầm soát virus rẻ tiền


"Phát triển một kỹ thuật mới giúp dễ dàng phát hiện ra virus, mà lại rẻ tiền và nhanh chóng", theo Zuzanna Siwy, phó giáo sư vật lý và thiên văn học. Bởi vì, các kỹ thuật tầm soát Virus hiện đang sử dụng thì không chính xác, phức tạp và tốn kém.
Theo Zuzanna Siwy (nhà Vật lý sinh học làm việc tại Đại học UC Irvine, Hoa Kỳ): Virus là những vật thể có kích thước rất nhỏ, khoảng 100 nano mét. Cơ thể virus nhỏ hơn một trăm lần so với độ dày của một sợi tóc người.
Phương pháp thông thường nhất để phát hiện virus: là lấy một mẫu tế bào nghi nhiễm virus từ bệnh nhân và cho mẫu tế bào nghi nhiễm virus này tiếp xúc với các tế bào mới trong ống nghiệm. Các nhà nghiên cứu sau đó quan sát và phân loại những thiệt hại mà các vi rút gây ra, sau khi chúng xâm nhập các tế bào mới. Và sau đó loại virus cụ thể sẽ được nhận diện thông qua các kiểu gây tổn hại đặc trưng cho các tế bào. Tuy nhiên, nhược điểm của kỹ thuật tầm soát virus này là cần phải có nhiều thời gian để xác định bệnh nhân bị nhiễm loại virus cụ thể. Kỹ thuật này đòi hỏi hàng tuần chờ đợi kết quả, đây là một khoảng thời gian thực sự dài.

Vì vậy, chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với Phòng thí nghiệm quốc gia Livermore nhằm phát triển kỹ thuật mới giúp tầm soát virus nhanh chóng và rẻ tiền.

virus.jpg
Kỹ thuật mới này cho kết quả nhanh chóng, nhờ vào nguyên tắc phát hiện virus cực kỳ đơn giản và đặc biệt nhạy cảm với một loại virus đơn lẻ. Yếu tố quan trọng nhất trong thiết bị dò tìm Virus của chúng tôi là một màng lọc chuyên dụng được chế tạo đặc biệt, mà bạn có thể xem như là một rào cản, có thể ngăn không cho bất cứ thứ vật chất gì đi qua. Tuy nhiên, rào cản này đã mở sẵn một khe hở nano (còn gọi là nanopore) mà mọi thứ có kích thước siêu nhỏ có thể đi qua.
Bây giờ, nếu rào cản đó, đóng vai trò là màng ngăn cách hai bể chứa đầy dung dịch nước muối đơn giản, chẳng hạn như muối ăn. Các thành phần muối sẽ đi qua khe hở nano (còn gọi là nanopore) nếu toàn bộ thiết bị được kết nối với pin. Ngay lập tức, chúng ta có thể đo được các tín hiệu được tạo ra trong quá trình muối đi qua khe hở nano của lớp màng lọc chuyên dụng.
Giả sử rằng có một con virus trong dung dịch muối này và chắc chắn là virus sẽ đi qua khe hở nano (còn gọi nanopore) của lớp màng lọc chuyên dụng, nhưng bởi vì kích thước của virus là lớn hơn nhiều so với các thành phần của muối. Vì vậy, ngay cả một con virus cũng sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn ở khe hở nano (còn gọi nanopore) và mức độ tắc nghẽn này sẽ phụ thuộc vào kích cỡ của con virus. Đây thực sự là một phương pháp rất đơn giản để phát hiện một loại virus cụ thể.

Kỹ thuật tầm soát virus này cho kết quả nhanh chóng, bởi vì nó có thể phát hiện một loại virus cụ thể và kỹ thuật này cũng không tốn kém bởi vì tất cả các thành phần, hợp thành của thiết bị dò tìm virus này, thì rất rẻ tiền.

Vì vậy, một trong các thí nghiệm đang được lên kế hoạch trong tương lai gần là: Sử dụng kỹ thuật tầm soát virus mới nhằm phát hiện vi rút cúm đã bị giết chết trước đó, nhằm thu thập các bằng chứng về hiệu quả phát hiện virus của thiết bị dò tìm virus mới này. Hiện giờ chúng tôi chưa tiến hành thử nghiệm trên virus. Chúng tôi chỉ đang làm việc với các hệ thống mô hình mà bạn có thể tưởng tượng rằng những mô hình có hình dạng giống như các hạt nhỏ, rất nhỏ nhưng kích thước có thể so sánh kích thước của virus.
Hiện tại, chúng tôi tin tưởng rằng kỹ thuật tầm soát virus mới mà chúng tôi sẽ được chuyển giao cho các bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Sử dụng kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ nhận được câu trả lời trong chậm nhất là trong vòng một tiếng đồng hồ.
Theo Khoa Học
 
Xin lỗi, có lẽ mình hơi đa nghi và khó tính 1 chút. Nhưng mình nghĩ không nên trích dẫn lại các bài từ trang khoahoc.com.vn . Vào trang này thấy cách viết bài rất cẩu thả, đa phần là đi copy ở mấy báo trong nước, những tin ở nước ngoài thì nguồn cũng rất mơ hồ, hầu như không có link trực tiếp để người đọc kiểm tra. Thêm nữa là vô số những tin rất lá cải và câu khách tràn ngập...
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top