Giải đáp dùm em!

peter_pham_1995

Junior Member
Cho em hỏi 1 vài câu :
1. Tại sao các cây ở vùng ngập mặn lại có khả năng hấp thụ được nước trong môi trường nồng độ muối nhiều?
2. Tại sao ở các nước Châu Phi, trẻ em nghèo đói bụng lại phình to ra?
3. Tại sao khi bị bầm người ta thường chườm muối thấm nước?
Thanks mọi người nhìu nhìu!
 
Cây ngập mặn!

Để thích nghi với điều kiện sống trong nước mặn. Các cây ngập mặn phải có những đặc tính và cấu tạo hình thái rất riêng biệt. Đó là hệ rễ khí sinh, khả năng hấp thu và bài tiết muối, hạt nảy mần trên cây.
Hệ rễ khí sinh – những bộ sắc phục riêng biệt của các chi tộc ngập mặn
Khác với hệ rễ của đa số loài cây đều ẩn mình chui luồn kín đáo trong đất, hệ rễ của một số loài cây ngập mặn luôn có một bộ phận phơi mình tồn tại trong không khí để “hít thở”. Nếu bị ngập nước quá lâu, hệ rễ không được tiếp xúc với không khí, cây ngập mặn sẽ chết. Hình thái của hệ rễ khí sinh của mỗi nhóm loài có một kiểu dáng khác nhau. Các loài thuộc chi Đước có bộ rễ hình nơm. Bất kể bộ phận nào của cây từ thân tới cành và rễ, đều có thể nhú ra các chồi rễ để cắm xuống bãi bồi, chi chít, lan tỏa khắp nơi. Trong khi đó chi Vẹt, hệ rễ khí sinh chỉ mọc ra từ thân cây phần dưới điểm phân cành nhưng cũng chằng chịt không kém và bù lại còn có loại rễ hình đầu gối, những rễ lan dài trên bãi bồi, mỗi đoạn lại nhô lên trên mặt bãi và gập lại thành hình một cái “đầu gối” để thở. chi Trang thì khiêm tốn hơn, hệ rễ khí sinh chỉ là những bạnh vè thấp ở gốc. Còn đi bộ trong RNM ở chỗ lầy thụt, sẽ thấy hệ rễ khí sinh các loài thuộc chi Mắm như một đám chông dài cỡ gang tay nhô lên tua tủa trên mặt bãi. Hệ rễ này được hình thành từ các rễ mọc ngang dưới mặt bãi, mỗi đoạn lại nhô lên những đầu rễ nhọn hình chiếc chông. Còn loài Giá thì đúng là một mình một kiểu, cả một hệ rễ màu trắng nhạt, mọc từ gốc cây bò loằng ngoằng và dày đặc trên mặt bãi .
Khả năng bài tiết muối
Có 2 cách hấp thụ và bài tiết muối được áp dụng khá phổ biến: Nhóm tiết muối ra ngoài: gồm các loài cây hút nước mặn vào cơ thể rồi thải ra ngoài theo các tuyến đặc biệt gọi là tuyến tiết muối trên lá như: Mắm, Sú; Nhóm tích tụ muối gồm các loài cây có thể hút nước mặn vào cơ thể rồi lọc lấy nước, còn muối có hại thì tích vào trong các lá già, khi rụng thì thải muối ra ngoài. Trong nhóm này có: Giá, Vạng hôi, Trang, Vẹt dù.
Khả năng nảy mầm trên cây
Các loại quả của cây ngập mặn hầu hết đều nảy mầm trên cây. Các cây mầm nảy mầm và phát triển thành những trụ mầm to khỏe, được cây mẹ, nuôi dưỡng một thời gian khá dài, sau đó mới rụng xuống cắm sâu vào lớp bùn nhão dưới tán cây, để rồi sau đó mọc rễ xuyên vào lớp bùn nhão, phát triển thành cây con. Những trụ mầm không may bị nước cuốn đi, cũng có khả năng tồn tại rất lâu trong nước, theo dòng nước trôi đến những vùng xa xôi khác...
 
:rose: Vấn đề số 2 em có thể tìm hiểu thêm ở phần suy dinh dưỡng, sẽ hiểu đc nguyên nhân. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, nhất là trẻ suy DD thể phù, thể gầy, cơ của trẻ sẽ nhẽo mềm ra do thiếu đạm, và lớp mỡ dưới da mỏng đi rất nhiều.
Ở câu 3, em có thể làm thử thực nghiệm, sẽ thấy đc. Kiên nhẫn!
 
có khi nào câu 3 là: do có muối bên ngoài nên nước trong tb ra, nên tế bào hết thâm với sưng không ta :)) =))
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top