Thắc mắc về việc loại bỏ Intron ở pre-mRNA

RedNam

Senior Member
Theo mình đọc SGK 12 thì Intron là các đoạn nucleotit kô mã hóa axit amin (theo SGK 12 NC trang 7:sexy:) nhưng vẫn đc phiên mã từ DNA thành pre-mRNA, sau khi loại bỏ Intron thì thành mRNA để tiến hành dịch mã.

Cô giáo dạy Sinh Học trong lớp mình có nói là tùy vào cách cắt bỏ các đoạn Intron đó mà từ mRNA sẽ cho kết quả dịch mã là nhiều chuỗi polypeptit khác nhau (đại ý là như thế).


  • Mọi người có thể giải thích rõ hơn cho mình là ntn kô ?
  • Loại bỏ Intron có nhiều cơ chế hay chỉ 1 ?
  • Và có khi nào từ 1 pre-mRNA mà qua quá trình cắt bỏ intron cho ra nhiều mRNA khác nhau hay kô ??
:please:
 
Cơ chế cắt bỏ khá phức tạp. Sơ lược là sẽ có các phức hợp làm nhiệm vụ cắt bỏ (5 phức hợp U1, U2, U4, U5, U6 hay còn gọi là spliceosome và 1 protein BBP). U1 và BBP sẽ nhận biết nơi cắt, U5 làm VN giữ các đoạn mRNA kg chó chúng trôi đi, U4 kích hoạt U2 và U6 để chúng hoạt động (cắt).
Nó chỉ có 1 cơ chế cắt, tuy nhiên điểm cắt khác nhau. Cơ chế nhận biết điểm cắt khá rắc rối mà a kg dự định nói tới.
Giả sử đoạn gene có cấu trúc như thế này
1-2-3-4-5-6-7-8 trong đó, 1,2,3... là exon, "-" là intron.
Thông thường sau khi cắt nó sẽ thành 12345678
Nhưng cũng có khi cắt thành 145678 hay 135678 (isoform)
Đôi khi trong suốt quá trình chúng sẽ bị lỗi mà cắt ngay giữa 1 exon tạo thành 123|4678 (exon 4 chỉ còn một nửa).
ch8f54.jpg

Như e thấy, vòng tròn màu vàng ở đây là 1 intron, nhưng nó cỏ thể cắt nhảy bước, cắt 1 vòng tròn lớn hơn bao gồm thêm 1 exon trong đó (loại bỏ "-2-" hoặc "-2-3-" thay vì chỉ "-" ). Các cách cắt khác nhau ở đây là điểm cắt khác nhau. Điểm nhận biết nơi cắt là chỗ U1 và U2trong hình.
http://www.youtube.com/watch?v=4X8eK15R8yY => tham khảo nhá
 
@orion8x mất một vài phần exon vô ý như thế sẽ tạo ra chuỗi polypeptit khác với nhu cầu của cơ thể kô ảnh hưởng gì hả anh? :hum:
 
Nói một cách chính xác là nó sẽ "tạo ra các isoform của 1 protein" chứ kg phải là các peptide khác nhau. Các isoform này có chức năng tương tự nhau.
Nói một cách đơn giản, chuỗi peptide (protein) có nhiều vùng gọi là domain, mỗi domain có 1 chức năng khác nhau, isoform sẽ có những domain thích hợp cho từng loại tế bào. Những domain "thừa" kg cần thiết thì kg việc gì phải tổng hợp cho tốn ATP.
Việc cắt mRNA kg phải là vô ý mà là cố ý đc điều khiển nhé!!!
 
thế có trường hợp lỗi cắt nhầm exon tổng hợp ra isoform có domain mà cơ thể yêu cầu kô anh ?
 
Có chứ, xảy ra khi có đột biến. Thông thường những dạng này sẽ gồm:
1. Cắt luôn cả những domain quan trọng.
2. Cắt ngay giữa 1 exon.
==> Protein bị tiêu hủy ngay sau khi tổng hợp hoặc sẽ mất chức năng.
 
à vậy là lỗi cắt nhầm exon này là hiếm và xảy ra do đột biến :dance:
Vậy là e hiểu rồi (y)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top