de sinh

mình có mỗi đề này thôi! năm 2010-2011 đâí :mrgreen:
Câu 1(1,5 điểm).
Ở một cơ thể, nếu chỉ xét ba cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd nằm trên NST thường, thì kiểu gen của nó có thể viết như thế nào? Khi phát sinh giao tử có thể cho tối đa bao nhiêu loại?
Câu 2(1,0 điểm).
Hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa bộ NST của hai tế bào được hình thành sau giảm phân I(giảm phân diễn ra bình thường). Vì sao cần phải có giảm phân II?
Câu 3(1,0 điểm).
Quan sát tiêu bản tế bào của một loài(NST giới tính kí hiệu là X và Y), thấy trong một tế bào đang phân chia bình thường có 23 NST kép.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài đó.
b) Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào?
Câu 4(1,0 điểm).
Một gen có chiều dài 4080 A0 và có tỉ lệ (A + T) / (G + X) = 2/3. Gen bị đột biến thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. Xác định số lượng nuclêôtit từng loại của gen đột biến.
Câu 5(1,5 điểm).
a) Ở cà độc dược, bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Trong tự nhiên, có thể phát hiện được tối đa bao nhiêu thể ba nhiễm khác nhau?
b) Người ta đã sử dụng tác nhân gây đột biến số lượng NST, tác động vào quá trình giảm phân ở cây cà chua. Kết quả cho thấy có một cặp NST(mang cặp gen Aa) phân li không bình thường. Cây cà chua trong thí nghiệm trên có thể phát sinh cho tối đa mấy loại giao tử về cặp gen Aa? Viết kí hiệu của những loại giao tử đó. Biết hiệu quả của việc xử lí tạo ra các giao tử đột biến không đạt 100%.
Câu 6(1,0 điểm).
Vì sao khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở cây trồng và giao phối cận huyết ở vật nuôi lại có thể phát hiện được các gen xấu để loại ra khỏi quần thể giống?
Câu 7(1,5 điểm).
Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa Chuột Rắn
a. Hãy phân tích tác động của quần thể lúa và quần thể rắn lên số lượng cá thể của quần thể chuột.
b. Con người đã áp dụng những biện pháp gì để ứng dụng mối quan hệ như mối quan hệ giữa Lúa - Chuột - Rắn nói trên vào việc bảo vệ mùa màng?
c. Những biện pháp mà em vừa nêu có ý nghĩa như thế nào trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường. Em có thể góp sức mình vào việc gì để đẩy mạnh các biện pháp nói trên?
Câu 8(1,5 điểm).
Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng có hoa đơn, trắng giao phấn với cây thuần chủng có hoa kép, đỏ. Ở F1 thu được đồng loạt các cây có hoa đơn, đỏ. Cho cây F1 giao phấn với cây có hoa kép, trắng thì ở đời sau thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau.
a) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết sơ đồ lai.
b) Nếu cho cây F1 tự thụ phấn, không cần lập bảng, hãy xác định tỉ lệ cây thuần chủng có hoa kép, đỏ ở F2.
 
Chị quên k nói e chị có đề Thi chuyên Quốc Học Huế đây:)
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC
THỪA THIÊN HUẾ Khóa ngày 24.6.2011
[FONT=&quot] ------------------- ------------------------------[/FONT]
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài : 150 phút
Câu 1: (1 điểm)
Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền?
Câu 2: (1.25 điểm)
clip_image001.gif
clip_image002.gif
clip_image003.gif
Khi quan sát tế bào sinh dưỡng của một số dòng Ruồi giấm, người ta thấy có sự khác nhau về bộ nhiễm sắc thể như sau:



Dòng a Dòng b Dòng c
a/ Hãy xác định tên gọi về mặt di truyền của từng dòng Ruồi giấm a, b, c.
b/ Trình bày cơ chế phát sinh dòng Ruồi giấm b từ các Ruồi giấm thuộc dòng a.
Câu 3: (1 điểm)
- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
- Trong thực tiễn sản xuất cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Câu 4: (1 điểm)
Trình bày khái niệm và đặc điểm của mức phản ứng. Hiểu rõ về mức phản ứng có lợi gì đối với sản xuất?
Câu 5: ( 1.5 điểm)
Gen A: hoa đỏ, a: hoa trắng; B: thân cao, b: thân thấp. Gen trội là trội hoàn toàn. Viết sơ đồ lai và tìm điểm khác nhau ở kết quả lai phân tích của cơ thể dị hợp 2 cặp gen trong 2 trường hợp: các gen phân li độc lập và các gen liên kết hoàn toàn.
Câu 6: (1 điểm)
- Trình bày tóm tắt mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ sau:
Gen (1 đoạn ADN) à mARN à Prôtêin à Tính trạng.
- Nêu bản chất mối liên hệ đó.
Câu 7: (1 điểm)
a/ Thoái hoá giống là gì? Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ không gây thoái hoá giống?
b/ Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp chính nào?
Câu 8: (1.75 điểm)
Ở một loài côn trùng, gen A: thân xám, a: thân đen; B: cánh dài, b: cánh cụt. Cho biết các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, tính trội là trội hoàn toàn, cấu trúc nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân.
Giao phối giữa 2 cá thể P đều có kiểu hình thân xám, cánh dài được F1 đều mang kiểu hình thân xám, cánh dài. Hãy giải thích để xác định các khả năng có thể xảy ra của P (không viết sơ đồ lai chi tiết).
Câu 9: (0,5 điểm).
Ông bà nội đều bình thường, ông ngoại mắc bệnh X, bà ngoại bình thường, bố mẹ đều bình thường, sinh được một con trai bình thường, một con gái mắc bệnh X. Biết tính trạng nói trên do một cặp gen quy định, không xảy ra đột biến, nhiễm sắc thể Y không mang gen.
a/ Bệnh X do gen trội hay do gen lặn quy định? Giải thích.
b/ Bệnh có liên quan đến giới tính không? Giải thích.
---------- Hết ----------​
clip_image004.gif
SBD thí sinh:................................ Chữ ký của GT 1:.....................................

[FONT=&quot]
[/FONT]
 
Em down đề về nha. Đây là đề 2010 - 2011:rose:
 

Attachments

  • chuyen_lam_son_10_11_mon_sinh_9_5563.doc
    80.5 KB · Views: 8

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top