Tiểu luận [Tiểu luận] Cải tạo giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy và dung hợp tế bào trần

Status
Not open for further replies.
1. Mở đầu:
1.1. Đặt vấn đề:
Màng nguyên sinh chất cho phép các tế bào trần có thể hấp thu các tế bào đại
phân tử (nucleic acid, protein), thậm chí cả các cơ quan tử như lục lạp, ty thể, nhân
bào theo cơ chế của amip.
Nếu để các tế bào trần cạnh nhau, chúng có thể dễ dàng hòa làm một. Đây là
hiện tượng dung hợp (protoplast fusion) hay còn gọi là lai vô tính tế bào (cell
somatic hybridization). Khi 2 hoặc nhiều tế bào trần dung hợp ngẫu nhiên sẽ tạo
một khối tế bào trần, trong đó nhân của chúng có thể kết hợp hoặc tồn tại riêng rẽ.
Nếu hai nhân khác nhau sẽ tạo ra thể lai dị nhân ngược lại có thể lai đồng nhân. Sự
kết hợp nhân trong thể dị nhân hình thành tế bào trần lai thực sự gọi là thể dị nhân.
Nếu 1 trong 2 nhân bị đào thải, nguyên sinh chất của 2 tế bào trần sẽ dung hợp
tạo ra thể lai tế bào chất cybrid (Cytoplasmid hybrid). Sự liên kết và dung hợp tế
bào trần để tạo thành các tế bào lai heterocaryon giữa các mô cùng một loài hoặc
thuộc các loài khác nhau tùy thuộc vào nồng độ các ion như natri, kali, canxi, cũng
như độ pH của môi trương nuôi cấy. Đồng thời phụ thuộc vào một số chất có tác
dụng tăng cường liên kết tế bào như lysozym, và đặc biệt là polyethylen glycol do
cấu trúc phân tử của chúng có thể tạo nên các liên kết ion với các chất có mặt ở
màng sinh chất của tế bào. Sử dụng polyethylen glycol (với nồng độ từ 0,2- 0,3M)
có thể tạo ra các tế bào lai đạt từ 25- 50% và các tế bào lai có thể tồn tại qua nhiều
thế hệ. Sự tạo thành mô sẹo (callus) và tái sinh cây từ tế bào lai syncaryon không
phụ thuộc vào phương pháp tạo tế bào lai.
Kỹ thuật này cho phép mở rộng nguồn gene của các loài thực vật, tạo ra các
dòng tế bào sản xuất mới mang các đặc tính di truyền ưu việt của cả bố và mẹ.[1]
Bằng phương pháp dung hợp tế bào trần, ta có thể chuyển những gene hữu ích
như đề kháng sâu bệnh, cố định đảm, giúp tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, tốc độ
hình thành sản phầm cao hơn (chấ lượng Protein), chống chịu được sương giá,
chịu hạn, kháng thuốc diệt cỏ, Dung hợp tế bào trần là một công cụ quan trọng
giúp cho sự cải tiến giống để đem đến thay đổi đặc tính di truyền và phát triển
trong chủng nấm sợi lai. Dung hợp tế bào trần thường được dùng để kết hợp các
gene của các loài sinh vật khác nhau để tạo ra các chủng với đặc tính mong muốn.
đây chính là công nghệ mạnh mẽ cho việc nhân giống VSV mang tính chất công
nghiệp. Công nghệ dung hợp tế bào trần sẽ tiếp tục được nghiên cứu và phát triển
cho nền công nghệ sinh học hiện đại. Kĩ thuật này trong tương lai sẽ là công cụ
được sử dụng thường xuyên nhất trong nuôi cấy mô, sinh học phân tử, cho các nhà
hóa sinh và công nghệ sinh học.
1.2. Nội dung nghiên cứu:
Tìm hiểu kỹ thuật thu nhận và nuôi cấy tế bào trần.
Xác định mật độ tế bào trần và khả năng sống sót.
Tìm hiểu các phương pháp nuôi cấy và tái sinh tế bào trần.
Tìm hiểu các phương pháp dung hợp tế bào trần.

Mục lục

1. Mở đầu:
1.1. Đặt vấn đề: 3
1.2. Mục đích nghiên cứu: 4
2. Tổng quan tài liệu:
2.1. Tế bào trân: . 4
2.2. Lịch sử nghiên cứu tế bào trần: . 4
3. Kỹ thuật thu nhận tế bào trần: . 7
4. Xác định mật độ tế bào trần và khả năng sống sót: 10
5. Nuôi cấy và tái sinh tế bào trần:
5.1. Môi trường nuôi cấy: 11
5.2. Sự tái sinh cây: 14
6. Dung hợp tế bào trần và sự lai soma:
6.1. Nguyên tắc: . 15
6.2. Các phương pháp dung hợp tế bào trần: 15
6.3. Dung hợp tế bào trần bao gồm 3 pha: 16
6.4. Phương pháp nuôi cấy và mật độ tế bào lai: 17
6.5. Sự phát triển của tế bào lai: . 17
6.6. Những thuận lợi và khó khăn của dung hợp tế bào trần: 18
7. Tài liệu tham khảo

Download
 
Status
Not open for further replies.

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top