Cho em hỏi về cây Tribulus cistoides L.

goldensun

Junior Member
Không biết trên diễn đàn có ai biết về cây Tribulus cistoides L. không? Tên tiếng Anh của nó là Jamaican Feverplant, tiếng Việt gọi là Quỷ kiến sầu hay Tật lê hoa to,... Nhìn bề ngoài nó rất giống cây Tật lê Tribulus terrestris, chỉ khác cái hoa của nó to hơn cây Tật lê. Hiện em không biết cách post hình, xin thông cảm .......
Ai biết có thể tìm được hạt cây này hoặc cả cái cây ở đâu, xin chỉ giúp em. (xin đừng nói với em chung chung quá, như "nó mọc ở ven biển", khó định hướng lắm)
Cám ơn
 
Họ Quỉ kiến sầu ( họ Gai chống) Zygophyllaceae

Họ Quỉ kiến sầu ( họ Gai chống) Zygophyllaceae
Họ này có 3 loài ở VN nhưng tôi chỉ gặp có 2 thứ:

1. Tribulus terrestris L. : Tật lê, Gai ma vương, Gai chống, Quỉ kiến sầu nhỏ
Cỏ mọc hoang hay thấy ở vùng Phan Rang, ai đi chân trần coi chừng đạp phải trái cây này.
306714936_79e6671310_o.jpg


Trái có gai cứng và nhọn (2 loài có trái giống nhau)
306714940_7044ef3577_o.jpg


2. Tribulus cistoides L. : Quỉ kiến sầu to
Loài này được trồng làm kiểng vì hoa đẹp.
306714937_be6be1b7a9_o.jpg

.
 
Cây Tật lê (Tribulus Terrestris)


10906813-05042821.jpg
Bạch tật lê là một vị thuốc quen thuộc của y học phương Đông, được dùng chữa nhiều bệnh. Gần đây, các nghiên cứu của y học hiện đại phát hiện vị thuốc này giúp chữa rối loạn cương và có nhiều tác dụng khác.
Bạch tật lê có tên khoa học Tribulus Terrestris, thuộc loại thân thảo, mọc quanh năm hoặc lưỡng niên. Thân cây bò sát mặt đất, chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh có thể dài đến 30-60 cm, trên thân có lông ngắn. Lá kép, có 5-7 lá chét, màu nâu nhạt, mùi thơm nhẹ. Cây trổ hoa vào cuối xuân đầu hạ. Loại cây này mọc hoang ở những vùng đất khô, đất cát dọc ven biển miền Trung.

Tại Ấn Độ, quả bạch tật lê được dùng để kích thích ăn uống, chống viêm, lợi tiểu, điều kinh, tráng dương bổ thận, chữa sỏi thận. Ở Việt Nam, nó được dùng chữa trị nhức đầu, đỏ mắt, chảy nước mắt sống, phong ngứa, kinh nguyệt không đều. Tại Trung Quốc, bạch tật lê được sử dụng từ lâu đời. Thuốc có vị cay, đắng, tính ấm, giúp cân bằng gan, ổn dương: chữa trị nhức đầu, chóng mặt, chữa trị mắt sưng đỏ, chảy nước mắt sống; dùng chung với vỏ ve sầu và rễ cây phòng phong để trị ngứa ngoại da.


Bạch tật lê từng được sử dụng như một chất kích thích tình dục, tăng cường sức lực trong y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Quốc. Một nghiên cứu gần đây trên chuột đực cho thấy, chất protodioscin trong bạch tật lê có tác dụng kích thích tình dục: áp lực trong thể hang của dương vật tăng, tần xuất giao hợp và xuất tinh đều tăng.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy dịch chiết xuất từ quả bạch tật lê giúp làm giảm huyết áp, lợi tiểu, chống sự kết tụ tạo thành sỏi thận. Chất saponin từ bạch tật lê có tác dụng làm giãn động mạch vành, hạ đường huyết, ức chế tế bào ung thư vú.
[ suckhoe].
 
Bạch tật lê

Fructus Tribuli terrestris

Tên khác:
Thích tật lê, Gai ma vương, Gai trống

Tên khoa học: Quả chín phơi hay sấy khô của cây Tật lê (Tribulus terrestris L.), họ Tật lê (Zygophyllaceae).

Mô tả: Dược liệu là quả do 5 phân quả xếp đối xứng toả tròn tạo thành, đường kính 7- 12 mm. Các phân quả phân cách nhau rõ rệt, có hình rìu nhỏ, dài 3 - 6 mm. Mỗi phân quả có 1 đôi gai dài ngắn khác nhau, mọc đối nhau. Mặt lưng quả màu lục hơi vàng nhô lên, có các gờ dọc; mặt bên thô ráp, có vân mạng lưới màu trắng xám. Chất cứng, không mùi. Vị đắng, cay.

Bộ phận dùng: Quả chín phơi hay sấy khô của cây Tật lê (Tribulus terrestris L.)

Phân bố: Cây mọc hoang ở ven sông, biển một số tỉnh miền Nam nước ta.

Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín, cắt cả cây, phơi khô, thu lấy quả, bỏ gai cứng.

Thành phần hoá học: Alcaloid, chất béo, tinh dầu

Công năng: Bình can giải uất, hoạt huyết, khu phong, sáng mắt, ngừng ngứa

Công dụng: Chữa đau mắt, nhức vùng mắt, làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, gầy yếu, súc miệng chữa loét miệng

Bào chế :

Tật lê: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, trừ bỏ gai cứng còn sót, phơi khô.

Tật lê sao: Lấy Tật lê đã bỏ gai, sạch cho vào nồi, sao lửa nhỏ, cho đến khi màu hơi vàng là được, lấy ra phơi khô.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12-16g, dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
bach%20le.jpg


clip_image002.jpg

 
vâng cam ơn anh vì những thông tin trên. Cây tribulus terrestris thì biết rồi, còn cây cistoides thì em có thể tìm ở đâu ạh, ở Phan Rang có luôn không ạh? Ý em là anh có thể chỉ cho em một nơi nào đó có người trồng nó làm cảnh, hoặc nó mọc hoang ở khu vực tỉnh nào,...... để em có thể tìm được cây.
Cám ơn
 
Ở nước ta, cây mọc dại ở ven biển, ven sông các tỉnh từ Quảng Bình trở vào. Quả thu hái khi chín. Có thể hái cả cành mang quả, phơi khô đập lấy những quả già. Quỷ kiến sầu là một loại dây mọc hoang trong những vùng khí hậu nóng , ẩm.
 
haiz như không rồi, em tra trên google đã đọc mấy câu trên của anh hơi bị nhiều rồi... Dù sao cũng cám ơn anh mod
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top