Hướng cho việc tạo 1 phương pháp mới cho 1 đề tài khoa học

Hướng cho việc tạo 1 phương pháp mới cho 1 đề

Em có một vấn đề mong các anh chị giúp. Thật sự em không hiểu minh sẽ làm như thế nào cho 1 đề tài của mình. Làm cách nào để mình tim ra cái hướng mới cho 1 đề tài đã được nghiên cứu hoặc đang nghiên cứu. Đôi lúc em cảm thấy rất nản, vì học trên trường lớp, tụi em chỉ được học 1 cách lý thuyết (hay nói cụ thể luôn là lý thuyết chay). Thời gian thực hành thì quá ít (TN VSV chỉ thực hành được 4 buổi), không hề được TN Công nghệ gen. Vậy làm cách nào để em có thể tìm được 1 phương pháp mới cho đề tài của mình. Chẳngg lẽ cứ ôm tất cả những gì ngưởi ta đã làm và làm lại rồi đi viết thành 1 đề tài luận văn hay 1 đồ án học kì???
? ?Rất mong sự góp ý của các anh chị
 
1. Đầu tiên, em phải biêt mục đích đề tài của mình (vì sao tôi phải làm cái này?)
2. Đi tìm tài liệu về vấn đề mình đang quan tâm đó, phân tích những khía cạnh đã làm được, những khía cạnh chưa làm được, đặt ra câu hỏi: vì sao lại chưa làm được? thế là tìm được hướng mới nhé!
3. Nắm bắt được các loại phương pháp mà người ta đã dùng trong thí nghiệm đó. Suy luận ra xem còn phương pháp nào khác có thể dùng được, đơn giản hơn hay tinh vi hơn, kết quả được số liệu hóa hơn....? thế là tìm ra được phương pháp mới nhé!
4. Thảo luận với người hướng dẫn, đi sâu hơn nữa vào việc phân tích từng bước, từng bước trong thí nghiệm
5. Viết lên được bản đề cương chi tiết các bước thí nghiệm sắp làm
6. Lao đầu vào mà làm....................phù phù phù................ặc ặc ặc.
Tóm lại:
7. Để tìm được ra hướng mới, bạn cần có cái đầu phân tích tổng hợp các vấn đề và sự kiện đang xảy ra xung quanh đề tài bạn đang làm, tìm ra được cái cần làm và cái không nên làm dựa trên điều kiện thực tại của ngành khoa học và cuộc sống
8. Để tìm ra phương pháp mới trong nghiên cứu, bạn phải nên là người có nhiều kinh nghiệm thực tế. Biết thao tác, biết so sánh giữa cái mới và cái cũ, và tìm ra được tính ưu việt của phương pháp mới.
Nhìn chung:
9. Cùng là một phương pháp thí nghiệm, nhưng tiến hành trên các đối tượng khác nhau thì cũng đưa ra những kết quả khoa học quí giá rồi. Là một sinh viên, nếu tiến hành thao tác thí nghiệm tốt, biết phân tích kết quả thu được, biết trình bày kết quả thí nghiệm cho người khác hiểu, thế là tốt tốt lắm lắm rồi.
Chốt hạ:
10. Bạn có thể nói rõ hơn nữa cái bạn đang chuẩn bị làm, khả năng phân tích và đánh giá của bạn về vấn đề bạn sắp làm, các anh, chị sẽ có thể góp ý chi tiết hơn những cái bạn đang hỏi.
Have nice weekend!
 
Mục đích là quan trọng nhất. Cần đầu tư nhiều thời gian suy nghĩ nhất. Bạn phải nêu càng rõ càng tốt khả năng đóng góp của đề tài nếu đề tài ra kết quả đối với lĩnh vực chuyên ngành của bạn.

Làm cách nào để mình tim ra cái hướng mới cho 1 đề tài đã được nghiên cứu hoặc đang nghiên cứu.

Điều này ko có một quy định hay một điều gì xác định được hướng mới đó là ntn, nhưng như anh Trung đã nói người có nhiều kinh nghiệm thì dễ dàng tìm ra hướng mới hơn (có thể học sinh, sinh viên vẫn có những câu hỏi gợi mở, nhưng triển khai và lập các cách, các thực nghiệm để chứng minh hướng mới đó thì học sinh, sinh viên thường ko đủ nhạy cảm, và bề dày kinh nghiệm, cũng như trao đổi với các chuyên gia để làm). Em chỉ xin phép nói theo em hiểu là: bạn phải có cái nền đủ vững, rộng, sâu và có quá trình thực hành và làm thực sự trên các đối tượng đó có thể hiểu rõ phần lớn hạn chế, ưu điểm của các pp trước thì khi nghĩ ra pp mới thì mới có thể khắc phục được nhược điểm của các pp cũ.

Tức là trước hết phải nắm vững những cái "bình thường ai cũng biết và viết rõ rành rành trong các sgk, cũng như một số sách chuyên khảo gối đầu giường" của chuyên ngành nghiên cứu hay mảng đề tài đó đã rồi mới có thể hy vọng sáng tạo.

Đôi lúc em cảm thấy rất nản, vì học trên trường lớp, tụi em chỉ được học 1 cách lý thuyết (hay nói cụ thể luôn là lý thuyết chay). Thời gian thực hành thì quá ít (TN VSV chỉ thực hành được 4 buổi), không hề được TN Công nghệ gen

Điều này chả quan trọng, khi bạn nhảy vào làm thực sự thì người ta hướng dẫn chừng 1 buổi là bạn có thể nắm rõ 1 kỹ thuật rồi (đương nhiên bạn phải học thuộc và nắm rõ những gì viết trong sách hay hướng dẫn sử dụng thiết bị trước) và làm ?được hay ko là tùy vào độ khéo léo mà kỹ thuật đó yêu cầu. Nói chung những cái này đơn giản, máy, dụng cụ, thiết bị càng hiện đại thì dùng càng sướng, hầu như chả phải làm gì hết, bấm nút và ngồi chơi, nhưng ngồi tính toán và dự tính kết quả, sửa chữa những điều kiện của thí nghiệm dựa trên các thí nghiệm trước thì có thể mất hàng tháng, quan trọng là kiến thức nền tổng hợp các mảng của bạn.
---------------------

Ngoài các điều kiện trên bạn phải cân nhắc tới nguồn kinh phí và loại máy móc, độ chính xác của máy, độ chính xác và mức độ tin cậy của thí nghiệm, cũng như hóa chất mà ptn của bạn có, cũng như kinh phí và có bao nhiêu người làm. Với đề tài tốt nghiệp thì ko cần mới mà chỉ cần thể hiện khả năng tổng hợp và phân tích của bạn tốt là được.
 
Cám ơn các anh nhiều nhiều lắm! :)
Em đang tìm hiểu về "tạo dòng insulin tái tổ hợp từ E.Coli". Em đang trong quá trình search và đọc hiểu. Khi nào em hòan thành quá trinh này xong, em sẽ trình bày lại trên forum này. Đến lúc đó rất mong sự góp ý giúp đỡ của các anh chị.
 
Tôi cho ở mức độ sinh viên thì bạn nên bám lưng quần thầy/cô hướng dẫn mà làm. Kể cả ở mức Ths và Ts thì nhiều lúc cũng phải nên vậy. Không phải ai cũng độc lập làm việc được ngay. Cần có thời gian, kiến thức và quan trọng nhất là kinh nghiệm. Một khi bạn vẫn còn hỏi câu hỏi trên thì bạn nên cứ: "bám lưng quần thầy cô hướng dẫn mà làm". Nhiều người mới đọc protocol cứ tưởng mình có thể cải thiện nó...cái đó cũng tương tự như cách nghĩ của bạn vậy thôi.
 
Phạm Thị Thùy Dương said:
Cám ơn các anh nhiều nhiều lắm! :)
Em đang tìm hiểu về "tạo dòng insulin tái tổ hợp từ E.Coli". Em đang trong quá trình search và đọc hiểu. Khi nào em hòan thành quá trinh này xong, em sẽ trình bày lại trên forum này. Đến lúc đó rất mong sự góp ý giúp đỡ của các anh chị.
1. Warmly welcome em, viêt ngắn ngọn, súc tích, em nhé!

2. Hôm qua ngẫu hứng, trêu đùa em một tí. Chứ quả thực, trong nghiên cứu khoa học, những người nào tìm ra được hướng mới thì đó là những nhà khoa học nổi tiếng. Những người nào tìm ra được phương pháp mới thì sẽ được các công ty mua bản quyền ngay, lúc này thì vừa có tiếng mà vừa có 'xiềng'. Những người nào biết áp dụng những phương pháp thí nghiệm khác vào hướng nghiên cứu của mình thì làm cái gì cũng dễ và cũng dễ trở thành Giáo sư lắm.......hehehehehe.

3. Rất khuyến khích em viết và làm theo cách mà anh đã bảo với em tuy em đang còn là một sinh viên. Dù sao, để làm được một điều gì đó lớn lao thì con người đó cũng cần phải có tố chất trước đã

Tôi cho ở mức độ sinh viên thì bạn nên bám lưng quần thầy/cô hướng dẫn mà làm. Kể cả ở mức Ths và Ts thì nhiều lúc cũng phải nên vậy

@ Bác Lương: Bác thông cảm nhé, không biết tại sao em cứ hay thích nói với bác chứ bác có thấy phương pháp bác đưa ra có bị động quá không? cách học bị động của sinh viên, học sinh Việt Nam có phải đang bị phản đối ngay ngắt lắm không hả bác?
Hơn nữa, em vừa nghe thấy vụ scandal ở Đại học Huế chỗ bác. Cứ thử hỏi, những học viên cao học như ở trường bác tuyển thì phải đi bám quần, bám váy có phải là điều tất nhiên không?

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/10/3B9EF0B1/

Em hy vọng, lần sau không dám phải được lên tiếng với bác nữa.

Cám ơn bác rất nhiều nhiều.
 
Việc có bị động hay không không phải là ở chổ anh tự làm hay anh làm theo người khác. Phải hiểu vị trí của mình ở đâu? Bạn sinh viên này có cung cấp thông tin rất rõ mà chả ai chịu đọc: học lý thuyết cũng rất ít, học thực hành càng ít hơn. Thế liệu bạn ấy có nặn ra được kiến thức để viết cái methodology cho nghiên cứu của mình hay không?
Tôi cũng không phản đổi chuyện bị động như vậy: khối TS cũng là do thầy nghĩ ra hướng đề tài cho làm. Nói họ bị động trong khoản chọn đề tài à? Đâu có đúng: GS biết chọn đề tài nào là thích hợp cho vị TS đó, và có ích, và khả thi.
Methodology cho SV và nghiên cứu sinh VN à? Nên thực tế một chút: xin hỏi bạn Hiếu hay các bạn làm nghiên cứu sinh ở trường lớn xem họ đã từng học qua các khóa học về methodology chưa? Chắc chắn phải có. Có nghĩa là ta tự múa may, nhưng cũng phải múa may có phương pháp. Nếu bạn học qua rồi nhưng chỉ tóm tắt cho bạn sinh viên này thì liệu bạn ấy nắm được bao nhiêu %?
Ban SV này muốn chủ động, muốn sáng tạo. Điều đó tốt, nhưng không thể sáng tạo và chủ động trong thế mình chưa có gì cả? Lấy ví dụ tôi: đọc cái protocol của lab mình thấy nó sao ấy...vì nó dở hơn protocol chuẩn. Loay hoay cải tiến...cuối cùng voi chả ra voi chuột chả ra chuột--> quay lại làm theo 1 protocol thôi, làm độ chục lần như vậy (hoặc thậm chí hơn) thì nghiệm ra được vài điều, từ đó mới quyết có nên làm gì cái protocol cũ hay không.
 
Lấy ví dụ tôi: đọc cái protocol của lab mình thấy nó sao ấy...vì nó dở hơn protocol chuẩn. Loay hoay cải tiến...cuối cùng voi chả ra voi chuột chả ra chuột--> quay lại làm theo 1 protocol thôi, làm độ chục lần như vậy (hoặc thậm chí hơn) thì nghiệm ra được vài điều, từ đó mới quyết có nên làm gì cái protocol cũ hay không

Có lẽ em và bác không hợp nhau về cách nhìn nhận, cách suy nghĩ cùng với quan điểm trong vấn đề này rồi.

Vậy làm cách nào để em có thể tìm được 1 phương pháp mới cho đề tài của mình. Chẳngg lẽ cứ ôm tất cả những gì ngưởi ta đã làm và làm lại rồi đi viết thành 1 đề tài luận văn hay 1 đồ án học kì???

Tôi thấy em là một người chủ động trong nghiên cứu đó, điều đó cũng đồng nghĩa với việc em đã chịu khó đọc thêm các kiến thức ngoài các môn học trên giảng đường, hãy cố gắng lên nhé!

Tôi cũng không phản đổi chuyện bị động như vậy: khối TS cũng là do thầy nghĩ ra hướng đề tài cho làm. Nói họ bị động trong khoản chọn đề tài à? Đâu có đúng: GS biết chọn đề tài nào là thích hợp cho vị TS đó, và có ích, và khả thi.

Đó chính là tính thiếu dân chủ trong nghiên cứu khoa học ở xã hội ta, đó là hệ quả của kiểu cách giáo dục của nước ta, đó là tính thiếu tôn trọng và không có chính sách trọng dụng nhân tài ở nước ta........ Nói ra thì nhiều lắm, nói ra thì càng thấy mình xấu và nói ra thì càng thấy tủi cho thế hệ trẻ chúng ta. Và nói ra nữa thì nó lại không hợp với mục đích của diễn đàn SHVN. Thế nên, em chỉ nói thế thôi, mong bác hiểu cho em.

Chào bác
 
Tại sao lại không bám thầy nhỉ. Nếu ông thầy của tôi tận tình giúp đỡ NCS, nếu ông là người nổi tiếng, giỏi thì tại sao tôi mất công đi mày mò mà không bám ông để học hỏi. Tôi nghĩ ra cái này, nghĩ ra cái kia, làm sao đủ trình độ để biết nó hay, nó khả thi không? Nếu ông GS sẵn lòng và có khả năng tại sao tôi không bám ông ấy hỏi, học hỏi cách suy nghĩ, cách làm việc, kinh nghiệm và tri thức của ông ấy? Thế chẳng lẽ ông thầy hướng dẫn chỉ là cái mark à? Theo tôi bạn lại nhầm, đem chuyện VN gán cho nước ngoài đấy. Tôi chẳng ám chỉ chuyện này xảy ra ở đâu, nó xảy ra khắp mọi nơi.
Bạn đừng cho làm TS là đã đủ khả năng độc lập trong nghiên cứu, làm tiến sĩ là học cách tự độc lập trong nghiên cứu...Không thầy đố mày làm gì nên thân. Chuyện thầy giở thầy hay khoan hãy bàn, chuyện đề tài hay giở khoan hãy bàn. Nếu là người có một chút common sense tôi không cho là mình nên tự đi làm khó mình như vậy...Cỡ Terence Tao cũng phải có thầy. Ngô Bảo Châu cũng kiếm được ông thầy tốt mới có Clay...v.v. Bạn cho mình, hoặc mọi người đều giỏi bằng hoặc hơn những người kia chăng?
Trở lại vấn đề bạn sinh viên hỏi. Thế bạn ấy chê cái cách làm như vậy ở chỗ nào? Bạn tự cho là mình đủ trình độ để chê cách làm đó, hay tâm lý cầu mới của bạn, hoặc lòng kiêu hãnh của bạn không cho phép bạn làm cái việc mà nhiều người vẫn làm? (Ồ, tôi khác người khác, chúng nói chỉ biết tuân theo răm rắp, tôi có độc lập suy nghĩ...). Bạn lo lắng vì không tìm ra được cái gì hay (mà cũng đúng vì trình độ bạn đã có đâu) và bạn tung câu hỏi của bạn lên đây, mong có phép màu nào đó giúp bạn. Tuy nhiên tôi cho những gì người ta giúp bạn ở đây là khích lệ chứ không phải giải quyết gốc rễ cái mà bạn yêu cầu.
Trở lại chuyện chủ động: bạn phải biết mình có trình độ đến đâu, và chủ động trong khâu nào của đề tài của bạn. Ví dụ nếu bạn kiếm tài liệu tiếng Anh không được, bạn nhờ người khác làm. Vậy thì chắc chắn là có phần thụ động rồi. Nhưng nếu bạn không biết tìm thế nào thì đương nhiên bạn phải đi hỏi, vậy lại là chủ động? Khi làm thí nghiệm bạn thắc mắc bước làm này, ông thầy bạn giải thích được thì bạn đi hỏi ông thầy trước. Nếu ông không giải thích được, thì bạn nhờ người khác giải thích hoặc tìm cách tự mình giải đáp. Vậy là chủ động.
Việc bạn đọc tài liệu và tìm được hướng nghiên cứu và methodology cho mình tôi không cho đó là chủ động mà là: bạn quá siêu. Vậy thôi. Còn bạn muốn mới, tại sao không hỏi ông thầy của mình? Ông sẽ hướng dẫn bạn đọc một số tài liệu nào đó, hỏi xem bạn cảm giác (chứ không phải hoàn toàn là lý trí nhé) thích cái nào. Ông sẽ nói cho bạn biết cần đọc thêm tài liệu nào để biết về nó rõ hơn, quy trình làm thế nào...v.v. Rồi cái quan trọng nhất khi bạn quyết định chọn đề tài đó là gì: nó hay chỗ nào, nó giải quyết được câu hỏi nào mà bạn đặt ra, nó khó ở khâu thí nghiệm hay khó ở khâu hiểu kết quả như thế nào mà bạn lại chọn nó...v.v. Nếu ông thầy hướng dẫn của bạn không đáp ứng đủ yêu cầu bạn đặt ra thì đơn giản là tìm một thầy khác giỏi hơn. Cố gắng dùng cái đầu của mình đi. Đừng có mơ mộng quá. Mà thậm chí nếu đề tài của bạn cũ và nhàm, tại sao bạn không đặt ra tiêu chuẩn là dù lặp lại thí nghiệm nhưng tôi phải có kết quả tốt hơn, tổng quan tài liệu của tôi phải tốt hơn (vì tôi sẽ đọc nhiều bài báo hơn), và tôi sẽ báo cáo tốt hơn (vì chuẩn bị tốt hơn). Với những thách thức như vậy thì cũng đã đủ cho bạn đổ mồ hôi rồi đấy.
Việc nghĩ ra hướng mới, bạn cứ tạm bằng lòng để việc đó cho mấy ông thầy của mình đi. Nói thật, khi bắt tay vào làm mới thấy tướt bơ, lúc đó e lại bám ông thầy quá nữa chứ (ví dụ nhờ ông để ông có thể hiệu chỉnh lượng công việc, mục tiêu đề tài bớt lại để bạn đủ thời gian làm xong để báo cáo...v.v).

Câu kết thúc: get real and use your common sense.
 
Em đang tìm hiểu về "tạo dòng insulin tái tổ hợp từ E.Coli". Em đang trong quá trình search và đọc hiểu. Khi nào em hòan thành quá trinh này xong, em sẽ trình bày lại trên forum này. Đến lúc đó rất mong sự góp ý giúp đỡ của các anh chị.
Thế bạn cho cái này bạn làm mới được chỗ nào khi bản thân insulin tái tổ hợp đã được giải quyết cách đây hơn 30 năm rồi? Bạn nghĩ là mới = mới hơn so với nghiên cứu ở ?ĐHBK, thì tôi e mục đích của bạn không hoàn toàn lành mạnh.
 
Em rất cám ơn lời góp ý thẳng thắn của bác Lương và anh Trung. (Nhưng mà sao em thấy "toát cả mồ hôi" 8O )
? ? ?Bác Lương và anh Trung mỗi ngườii một ý kiến, 1 cách nhìn nhận theo quan điểm và kinh nghiệm của mình. Em xin nhận cả hai. Tuy nhiên em vẫn biết mình sẽ chọn lọc ra sao.
? ? ? ? Em biết kiến thức của em còn rất hạn chế, khả năng tổng hợp và phân tích của em cung chưa được tốt, khả năng reading của em về tài liệu tiếng Anh cũng còn yếu. Vì thế em rất muốn cải thiện trình độ của mình. Chỉ có điều là cái gì cũng đọc chay trên sách vỡ, đôi lúc phải tưởng tượng và khó hiểu, nên đâm ra chán.
? ? ? ?Tại sao em hỏi "Hướng cho việc tạo 1 phương pháp mới cho 1 đề tài khoa học?"
Trong trường em cũng có 1 số anh chị đang làm luận văn cao học về đề tai insulin. Và cô giáo em muốn khuyến khich tụi em đọc tài liệu và cô muốn tụi em lập được phương pháp cho tiến trình và tìm ra hướng mới (nếu có thể) .Khi cô nói em cũng biết là rất khó. Vì theo em nhận định muốn làm cái mới thì chỉ với những người có kiến thức, kinh nghiệm thí nghiệm, trình độ . Như em đã nhấn mạnh lúc đầu là tụi em chỉ được học chay, thì lấy đâu ra kinh nghiệm? Kinh nghiệm bề dày kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Vì thế em mới đặt ra câu hỏi trên. Mong các anh chị trong diễn đàn giúp đỡ cho em trong cái hướng và phương pháp học.

"Trở lại vấn đề bạn sinh viên hỏi. Thế bạn ấy chê cái cách làm như vậy ở chỗ nào? Bạn tự cho là mình đủ trình độ để chê cách làm đó, hay tâm lý cầu mới của bạn, hoặc lòng kiêu hãnh của bạn không cho phép bạn làm cái việc mà nhiều người vẫn làm? (Ồ, tôi khác người khác, chúng nói chỉ biết tuân theo răm rắp, tôi có độc lập suy nghĩ...). Bạn lo lắng vì không tìm ra được cái gì hay (mà cũng đúng vì trình độ bạn đã có đâu) và bạn tung câu hỏi của bạn lên đây, mong có phép màu nào đó giúp bạn. Tuy nhiên tôi cho những gì người ta giúp bạn ở đây là khích lệ chứ không phải giải quyết gốc rễ cái mà bạn yêu cầu. "

? ? Việc em có chủ động không bản thân em rõ hơn hết và chủ động như thế nào mới đúng nghĩa của nó thì em cũng biết. Việc em đặt câu hỏi ra là mong muốn các bác các anh chị truyền đạt cho em 1 số kinh nghiệm, về cách nhìn nhận 1 cách khách quan và thực tế về lĩnh vực nghiên cứu khoa học (mà em vẫn chưa hiểu hết được bản chất của nó. Vì là SV và có được nghiên cứu bao giờ đâu).
? ? ? ? ?Thưa bác Lương, lời khuyên và góp ý thẳng thắn của bác rất tôt cho SV tụi em. Thật tình đọc xong những gì bác hứong dẫn và dạy, em hiểu hơn được về "phổ rộng của quá trình nghiên cứu".Nhưng Bác có thể nhẹ nhàng hơn được không ah?
? ? ? ? Tất cả SV hay học sinh tụi em khi tham gia diễn đàn thì tất nhiên là vì muốn được trao đổi và học hỏi thêm kiến thức của các bậc tiền bối hoặc lẫn nhau mà, phải không Bác? Vì tụi em vừa thiếu trình độ (nói nhẹ nhàng là kiến thức), phương pháp học,và cách nhìn nhận thực tế. Vì thế mới tham gia vào diễn đàn và tất nhiên là "ai cũng có cái tôi của riên mình" (dù giỏi hay dở) nên đều cần được tôn trọng.
? ? ? ? Em nói có sai gì mong Bác đừng trách (trẻ người non dạ mà) :D .
Thật lòng em cảm ơn rất nhiều về lời khuyên của Bác và anh. Đọc xong mà em cảm thấy bớt chán nản rồi đấy, bác Lương và anh Trung. Đúng là cần thay đổi phương pháp học như anh TRung và Bác chỉ. Và thay đổi 1 chút vế cách nhìn nhận trong việc nhiên cưu khoa học
? ? ? ?
:mrgreen:
 
Chẳng có gì ghê gớm cả. Tôi cũng giống bạn vậy mà. Đang tìm đề tài gì thật khó làm cho nó bõ :o (đánh giặc trên giấy). Mà cái tôi làm tôi chưa biết gì nhiều :oops: . Tôi cũng thăm dò ở diễn đàn khác (vì hỏi ở đây sợ bị mất cái tôi :( ). Chả ai reply cả. Tôi biết ngay vì câu hỏi của mình "thiếu động não" và "thiếu thiết thực". Thế đấy: kinh nghiệm là thầy dạy tốt nhất. 8)
Cô bạn muốn mới = khác với người đã làm trước. Thì như tôi đã nói: tổng quan tốt hơn, kết quả tốt hơn, và nếu thích thì tương vào thật nhiều kỹ thuật hiện đại. Ví dụ sau khi chuyển gene vào bạn làm thêm cả Northern blot trước khi làm Western cho nó đủ bộ. Mới = khác chứ không nhất định tối ưu: bạn ngồi tự mày mò thiết kế khoảng 3-4 cái vector biểu hiện rồi so sánh tay nghề thiết kế của mình. Nói đùa vậy là bạn hiểu rồi chứ? Phải không?
Thế sao bạn không thử sang KHTN xem người ta làm gì? Có thể học hỏi thêm được vài điều (vì nghe nói họ cũng đã làm insulin, có làm cả Tin Sinh về nó nữa-->tối ưu hoạt tính của insulin chẳng hạn?). Đi một ngày đàng học một sàng khôn mà.

Qua nhiều lần "cãi nhau" tôi thấy việc tôn trọng cái tôi của người khác là thừa. Cái này cũng là kinh nghiệm rút ra sau 7 năm chinh chiên forum. Ban đầu cổ súy lịch sự. Nhưng thấy lịch sự chỉ là lịch sự hão/giả tạo thì cần gì lịch sự đó nhỉ? Tại sao không nhân cơ hội chẳng ai biết ai, chẳng thân tình gì cứ ngồi cãi cho ra lẽ. Lại học được khối điều chẳng hay hơn sao?
Để tránh bị "đối xử thiếu lích sự" thì kinh nghiệm của tôi là: biết im lặng khi cần im lặng và biết nói đến đâu để khỏi bị bẽ mặt...gọi là nghệ thuật tránh bị đối xử "bất lịch sự". Nhưng đôi khi cũng nên ném cái tôi đi để mua chút bài học không tốt sao?
Tôi nghĩ lịch sự nhất là mình nói thẳng, nói những gì mình nghĩ, chứ không nói vòng vo hay o bế.
Tất nhiên đôi khi cũng nên kính trên nhường dưới một chút...cái đó thuộc "nghệ thuật sống" chứ không dính dáng gì đến lý tưởng, quan điểm của mỗi người cả.

Qua đây bạn cũng nên rút ra một bài học: hỏi gì thì đưa dữ kiện câu hỏi rõ ngay từ đầu.(Trong trường em cũng có ...... Mong các anh chị trong diễn đàn giúp đỡ cho em trong cái hướng và phương pháp học.) Nếu bạn ra đề thi mà thiếu dữ kiện thì đương nhiên bạn bị "đối xử bất lịch sự" là hợp lý rồi. Đúng không?
 
Lại tranh luận với chút nữa, khổ quá, không biết tại sao em lại cứ thích cãi bác chứ có lúc em cứ thấy bác như bị làm sao ấy??? Có lẽ bác đọc nhiều sách quá nên mới hóa ra thế này, em lại xin tích phân để bác hiểu em nhé.

4. Thảo luận với người hướng dẫn, đi sâu hơn nữa vào việc phân tích từng bước, từng bước trong thí nghiệm
5. Viết lên được bản đề cương chi tiết các bước thí nghiệm sắp làm
6. Lao đầu vào mà làm....................phù phù phù................ặc ặc ặc.

Câu này em cũng đả động một phần đến câu: Không thầy đố mày làm nên rồi.

Trở lại chuyện chủ động: bạn phải biết mình có trình độ đến đâu, và chủ động trong khâu nào của đề tài của bạn. Ví dụ nếu bạn kiếm tài liệu tiếng Anh không được, bạn nhờ người khác làm. Vậy thì chắc chắn là có phần thụ động rồi. Nhưng nếu bạn không biết tìm thế nào thì đương nhiên bạn phải đi hỏi, vậy lại là chủ động? Khi làm thí nghiệm bạn thắc mắc bước làm này, ông thầy bạn giải thích được thì bạn đi hỏi ông thầy trước. Nếu ông không giải thích được, thì bạn nhờ người khác giải thích hoặc tìm cách tự mình giải đáp. Vậy là chủ động.

Em cũng chẳng thể hiểu nổi trong con người bác định nghĩa chủ động là gì? Chán ơi là chán....

Tại sao lại không bám thầy nhỉ. Nếu ông thầy của tôi tận tình giúp đỡ NCS, nếu ông là người nổi tiếng, giỏi thì tại sao tôi mất công đi mày mò mà không bám ông để học hỏi. Tôi nghĩ ra cái này, nghĩ ra cái kia, làm sao đủ trình độ để biết nó hay, nó khả thi không? Nếu ông GS sẵn lòng và có khả năng tại sao tôi không bám ông ấy hỏi, học hỏi cách suy nghĩ, cách làm việc, kinh nghiệm và tri thức của ông ấy? Thế chẳng lẽ ông thầy hướng dẫn chỉ là cái mark à? Theo tôi bạn lại nhầm, đem chuyện VN gán cho nước ngoài đấy. Tôi chẳng ám chỉ chuyện này xảy ra ở đâu, nó xảy ra khắp mọi nơi.

Một ông thầy giỏi, khi muốn hướng dẫn và giúp đỡ một con người trẻ trở thành nhà khoa học giỏi. Khi bắt đầu một đề tài khoa học nào đó, câu đầu tiên mà ông thầy giỏi kia cho cái người muốn trở thành nhà khoa học giỏi kia là: Theo cậu thì cái này làm như thế nào??? một câu hỏi đơn giản thế thôi thì cái người muốn trở thành nhà khoa học giỏi kia lao đầu vào tìm tài liệu, lao đầu vào viết đề cương sau đó lên thảo luận với ông thầy giỏi. Từng bước, từng bước, ông thầy giỏi đó mới chỉ ra cho cậu ta biết đâu là đúng, đâu là sai, đâu là chưa thuyết phục trong cái đề cương??? Điều đó có nghĩa là, ông thầy giỏi uốn nắn cái phương pháp luận và tư duy khoa học cho người muốn trở thành nhà khoa học giỏi kia. Qua đó, người muốn trở thành nhà khoa học giỏi kia tiếp thu được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa hoc của ông thầy giỏi. Nếu bác không nhận ra được điều này thì có nghĩa là trong cuộc đời của bác: 1, Bác chưa gặp được ông thầy giỏi hoặc ?2, Bác chưa thực sự muốn trở thành nhà khoa học giỏi.

Còn mấy cái muốn được phân tích đến bác về những kinh nghiệm trong chiến trường 4rum của bác nữa. Nhưng, em xin phép được dừng ở đây bác nhé.

Chào bác.
 
Còn mấy cái muốn được phân tích đến bác về những kinh nghiệm trong chiến trường 4rum của bác nữa. Nhưng, em xin phép được dừng ở đây bác nhé.
Mời bạn

Một ông thầy giỏi, khi muốn hướng dẫn và giúp đỡ một con người trẻ trở thành nhà khoa học giỏi. Khi bắt đầu một đề tài khoa học nào đó, câu đầu tiên mà ông thầy giỏi kia cho cái người muốn trở thành nhà khoa học giỏi kia là: Theo cậu thì cái này làm như thế nào??? một câu hỏi đơn giản thế thôi thì cái người muốn trở thành nhà khoa học giỏi kia lao đầu vào tìm tài liệu, lao đầu vào viết đề cương sau đó lên thảo luận với ông thầy giỏi. Từng bước, từng bước, ông thầy giỏi đó mới chỉ ra cho cậu ta biết đâu là đúng, đâu là sai, đâu là chưa thuyết phục trong cái đề cương??? Điều đó có nghĩa là, ông thầy giỏi uốn nắn cái phương pháp luận và tư duy khoa học cho người muốn trở thành nhà khoa học giỏi kia. Qua đó, người muốn trở thành nhà khoa học giỏi kia tiếp thu được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa hoc của ông thầy giỏi. Nếu bác không nhận ra được điều này thì có nghĩa là trong cuộc đời của bác: 1, Bác chưa gặp được ông thầy giỏi hoặc  2, Bác chưa thực sự muốn trở thành nhà khoa học giỏi.

Khoan nói đúng sai. Cái này có nghĩa là cậu gặp thầy giỏi rồi, và cậu là người giỏi, hay cậu nghe người ta kể lại như vậy? Vì đây là viết cho người khác đọc, nên những gì "theo tôi nghĩ" sẽ khác những gì "nó là như vậy ở khắp mọi nơi".


Edit quotation marks by CXH.
 
Đối với quan điểm và kinh nghiệm thì mỗi người mỗi khác. Điều mà ai cũng cần phải thừa nhận là "chân lý" chỉ đúng trong 1 phạm vi /điều kiện nhất định. Do đó, theo tôi ko cần thiết phải sử dụng thời gian của mọi ng vào việc bảo vệ chính kiến của mình và phản bác chính kiến người khác.

Tôi cho rằng mỗi thành viên tham gia từng chủ đề nên tập trung giải quyết vấn đề được nêu ra bởi bài viết đầu tiên. Các ý triển khai khác thì nên mở topic mới. Do vậy chủ đề này là giải quyết những "vấn đề" của bạn Phạm Thị Thùy Dương.
 
Cám ơn Cường đã nhắc nhở trong topic khác.

Thực ra, ai theo dõi đầy đủ câu chuyện đó thấy, ban đầu, Tôi đã trả lời em sinh viên kia trên tinh thần rất nghiêm túc, nhã nhặn, lịch sự theo ý Tôi hiểu từ phía bạn ấy. Đột nhiên, ông bác Lương ở đâu, sùng sục đi vào với vài ba cái ngôn ngữ chợ búa. Đặt địa vị của mình vào đó, các bạn có thấy bị xúc phạm không?

Tôi biết, bác Lương vẫn còn giận Tôi về cái vụ lần trước, nhưng nếu bác đừng chọc Tôi kiểu như thế (lật tẩy ý kiến của người khác bằng ngôn ngữ chợ búa) thì Tôi đâu phản ứng với bác ấy làm gì? Hơn nữa, bác ấy lại là một trong những người quản lí diễn đàn, Tôi hỏi các admin khác, như vậy có được không?

Tôi biết mình cũng có lỗi, nhưng khi nhắc nhở thì cũng phải biết là cả 2 cùng có lỗi chứ không phải riêng Tôi, Vì vậy mong Cường lần sau đừng nói kiểu thiên vị như thế.

Thanks!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top