Mối quan hệ giữa các loài

Chắc ý cậu là hội sinh chứ ko phải hỗ sinh. Hội sinh tất nhiên khác cộng sinh rùi.
Cộng sinh : cả 2 cùng có lợi, và sống bắt buộc, khi rời khỏi thì cả 2 đều chết.
VD trong sách luôn, mối và vk trong ruột mối, mối thì ăn gỗ còn vk thì phân giải gỗ thành đường để nuôi sông cả 2. Nếu thiếu mối thì vk cũng sẽ chết vì ko có gỗ vụn để xơi, còn nếu thiếu vk thì mối cũng ko thể phân giải đc gỗ thành đường nên cũng ko sống đc.

Hội sinh: cả 2 đều có lợi hoặc 1 loài có lợi 1 loài ko bị sao. Khi tách ra thì cả 2 vẫn sống bt.
VD. cá ép luôn bám vào thân các đv lớn để đi nhờ. nhờ đó nó có thể di chuyển xa, dễ kiếm ăn và hô hấp. Còn các loài bị bám cũng chẳng bị sao, chẳng vướng víu gì , với lại con cá bé quá chẳng bõ nhé kẽ răng :hihi:
 
Nhưng mà trong sách nó ghi thế mà :eek::eek::eek::eek:
Hầu hết những sự tương tác giữa thực vật và côn trùng được cho rằng là sự hỗ sinh. Hỗ sinh là một bên sẽ phục vụ cho đối tác và nhận lại sự tưởng thưởng. Ở trường hợp hỗ sinh giữa cây keo và loài kiến, cây keo giúp ích rất nhiều cho kiến như chổ ở (gai của cây keo xốp dễ bị kiến đục thủng), protein (thân cây, lá non), mật (được tiết ra ở gốc lá). Kiến sẽ bảo vệ cây khỏi các loại côn trùng ăn thực vật, loại bỏ các loại dây leo nhỏ mọc che kín cây keo, dọc sạch các rác lá gần đó.
Tuy mối quan hệ này là phụ thuộc mang tính chất sống còn nhưng sự sinh sản của hai loài này ở hai nơi khác nhau. Cho nên sự hỗ sinh lại được thực hiện lại ở mỗi thế hệ sau. Sự hỗ sinh này rất dễ bị khai thác bởi một số loại ký sinh hay kẻ lừa đảo thực tế cũng đã xảy ra một số loài ký sinh sống trên cây và lợi dụng khai thác thức ăn. Tuy nhiên trong tự nhiên đã xảy ra sự chọn lọc thích đáng cho một mối quan hệ tương hỗ đặc hiệu giữa thực vật và côn trùng, chỉ có loài kiến Pseudomyrmex sống được trên cây keo (Acacia).
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top