Học sinh đội tuyển không muốn bỏ quy định tuyển thẳng

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Học sinh đội tuyển không muốn bỏ quy định tuy

“Bỏ quy chế tuyển thẳng ĐH đối với HSG quốc gia sẽ làm mất động lực phấn đấu của những HS có năng khiếu, ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi dưỡng và tuyển chọn nhân tài cho đất nước”. ?Nhiều bạn đọc là học sinh đã và sắp trải qua kỳ thi này bày tỏ ý kiến trước chủ trương thay đổi của Bộ GD-ĐT đối với kì thi HSG quốc gia

Nguyễn Văn Hưng, Lao Bảo, Quảng Trị
Theo tôi, đã nói thi HSG là cuộc thi dành cho những học sinh tài năng, trong đó sẽ có những em có tài năng đặc biệt, nếu không cho các em giỏi thực sự của các lớp dưới (lớp 11) thi HSG lớp 12 là đã làm mất cơ hội phát triển và phát hiện tài năng. Tôi nghĩ, không thể vì vấn đề này nọ mà cào bằng như nhau, nếu thế đến bao giờ Việt Nam ta mới có những cử nhân tuổi 17, 18 như một em Việt kiều ở Mỹ vừa rồi?

Vấn đề tuyển thẳng vào ĐH, tôi thấy nên giữ nguyên. Vào ĐH là cần chuyên sâu, không cần phải cái gì cũng biết mà biết không đến nơi đến chốn như đại trà hiện nay. Nếu nói học lệch, vậy thì chương trình phân ban hiện nay, học sinh học lệch theo khả năng của bản thân từng học sinh đấy thôi.

Xin ngành giáo dục suy nghĩ và phân tích kỹ chứ đừng thấy hiện tượng là xử lý loay hoay như gà mắc tóc và tùy hứng. Thầy cô, học sinh và phụ huynh bao nhiêu năm nay quá khổ vì sự tùy hứng của ngành giáo dục lắm rồi, xin hãy nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện.

Một học sinh, THPT Hà Nội - Amsterdam
Em là một học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam. Từ trước đến nay, truyền thống thi HSG quốc gia, quốc tế vẫn là một trong những truyền thống tốt đẹp của học sinh Việt Nam. Hơn thế nữa, đạt giải HSG không chỉ đem lại vinh quang về cho chính bản thân học sinh mà còn đem lại vinh quang cho gia đình, nhà trường và cả đất nước của chúng ta. Những học sinh như bọn em đã phải phấn đấu rất nhiều, đã phải tốn bao nhiêu thời gian và công sức mới dành được những giải thưởng danh giá ấy để rồi trở về với một câu: "Không được vào thẳng ĐH". Liệu công sức mà chúng em đã bỏ ra có xứng đáng hay không? Hay chỉ đơn thuần là một câu giải thích "Để tránh bệnh thành tích"???

Thi cử là do chúng em tự nguyện, không một ai ép buộc chúng em phải thi hay không thi. Kết quả học tập cũng là do chúng em chịu trách nhiệm, cớ sao lại là "Điều này gây sức ép lớn, khiến các em học lệch các môn khác"???

Theo em, khắc phục hiện tượng "chạy theo thành tích", "luyện gà nòi" ?là điều rất nên làm, nhưng đây không phải là hướng làm tích cực mà quá tiêu cực. Nếu điều này là sự thật, sẽ chẳng có một học sinh làm dám "liều" thi quốc gia hay quốc tế nữa cả. Công sức bỏ ra ôn luyện chẳng có nghĩa lý gì hết.

Thêm nữa, theo em, việc Bộ GD-ĐT đã cho thành lập một nhóm nghiên cứu sử dụng kết quả thi HSG quốc gia. Nhóm này đã thu thập được ý kiến của các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ quan quản lý giáo dục địa phương. Kết quả ban đầu, ý kiến mà nhóm nghiên cứu thu thập được nghiêng về hướng "không nên tuyển thẳng", thay vào đó, chỉ cộng điểm cho các thí sinh khi dự thi tuyển sinh là chưa hợp lý. Nếu các bác muốn biết kết quả nghiên cứu, sao không thăm dò chính những học sinh chúng em?

Nguyễn Khắc Tháp, Thanh Hoá
Cháu thấy rằng, ý tưởng mà Cục Khảo thí Kiểm định chất lượng giáo dục đưa ra sẽ gây ra một số hiệu ứng sau:

Thứ nhất, sự kết hợp giữa các bảng thi sẽ làm cho chất lượng đề thi quốc gia không được đảm bảo theo chuẩn các đề thi quốc tế mà chúng ta tham gia. Nhớ kỳ thi đại học năm 2005-2006, khi chất lượng đề thi đưa ra quá thấp đã làm cho số lượng thủ khoa tăng đột biến nhưng chất lượng lại quá thấp. Ba chục thủ khoa của ĐH Bách khoa Hà Nội, không một vị thủ khoa nào được tuyển vào học các chương trình đào tạo đặc biết.

Thứ hai, ở các trường chuyên, học sinh ở các lớp tự nhiên với tư chất có sẵn và phong thái đào tạo chuyên của các thầy. Học sinh ngay từ lớp 10 đã học xong kiến thức của cả cấp 3. Do vậy, sẽ không có tình trạng các học sinh lớp 11 phải chạy đua với kiến thức lớp 12, để phải học lệch môn học. Hơn nữa, đề thi quốc gia những năm trước kia không giống như đề thi đại học, đó là đề thi đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy cao, mạch lạc và khả năng tổng hợp kiến thức lớn. Nó không đòi hỏi học sinh phải học hết chương trình lớp 12 mà đòi hỏi khả năng tư duy cao độ của học sinh. Cháu thấy rằng, có nhiều anh đạt giải quốc tế ngay khi còn là học sinh lớp 11. Cháu thấy rằng những học sinh đi thi quốc gia đó là những học sinh rất ưu tú và có tư chất nên chuyện học lệch hay không là do họ muốn, chứ không phải là do không có thời gian để học.

Thứ ba, nếu bỏ mất tiêu chuẩn tuyển thẳng ĐH thì sẽ không có học sinh đi thi quốc gia, hoặc nếu có thì chất lượng rất thấp. Là một học sinh từng đi thi quốc gia, cháu hiểu được tâm lý của một người đi thi quốc gia với gánh nặng phải đậu ĐH. Ngay cả những học sinh rất giỏi cũng lo lắng bởi vì thi cử không biết chuyện gì sẽ xảy ra nên tất nhiên họ không dám mạo hiểm.

Lê Sĩ Quang, Montpellier, France
Kính gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT! Khi đọc những quy định cho thi học sinh giỏi (HSG) toàn quốc năm nay, những người đang học và có ý định dự thi HSG chúng cháu chỉ còn nước té xỉu. Thời nào cũng vậy, thầy giỏi thì ít và thường không tập trung được vào cũng một trường. Vì thế, chúng cháu, những người đang có ý định thi HSG được khuyến khích tìm kiếm và săn lùng những kiến thức từ tất cả các nguồn, từ bác bảo vệ trường, từ những thầy giáo về hưu cho đến những giáo sư tiến sỹ ở các trường đại học.

Tất cả chúng cháu và những thầy dạy chúng cháu chỉ có một ước vọng là sẽ học được nhiều kiến thức làm thỏa mãn niềm đam mê học tập của chúng cháu. Vậy mà nay bộ đưa ra quy định là “Cấm học”, “Cấm tuyệt đối” HSG học thêm từ các thầy cô ngoài trường. Tội quá, tội cho cả chúng cháu và cả những thầy cô có tâm huyến muốn truyền đạt kiến thức cho chúng cháu quá. Chúng cháu không hiểu là các thầy cô giáo ngoài trường có tội gì mà Bộ lại cấm chúng cháu học từ những thầy cô giáo ngoài trường?

Ý định thứ 2 mà Bộ định đưa ra là tước bỏ quyền lợi vào ĐH của những người đã thành công trong kì thi HSG quốc gia. Chúng cháu không hiểu dựa vào đâu mà người ta lại có ý định tước bỏ quyền lợi đó của chúng cháu? Phải chăng tại những HSG đang học trong các trường ĐH đắc tội vì thường học đứng ở tốp đầu trong các lớp hay những HSG quốc gia đã học quá kém trong các trường ĐH và không đáp ứng được yêu cầu đầu vào của các trường? Tại sao người ta không dựa vào kết quả học tập của những HSG quốc gia trong trường ĐH để đưa ra quyết định một cách khoa học mà lại ỷ vào ý kiến số đông theo kiểu bầu cử hội đồng nhân dân vậy?

Phạm Văn Hoanh, Tp.Hồ Chí Minh
Tôi nghĩ, việc không tuyển thẳng đối với những học sinh đạt giải quốc gia là một sai lầm. Việc này sẽ làm mất động lực phấn đấu với những học sinh có năng khiếu, chúng ta sẽ không có những chuyên gia giỏi trong những lĩnh vực chuyên biệt sau này. Quy chế này sẽ làm cho thành tích thi Olympic quốc tế của Việt Nam vốn được tự hào bấy lâu nay không được duy trì.

Chống tiêu cực là một công việc có tích chất hệ thống, không nên nghĩ sao thì làm vậy, làm để cho có! Điều này có thể không có những tác dụng tích cực mà có thể có những thiệt hại to lớn đối với nền giáo dục nước nhà. Mong các vị thận trọng và tham khảo ý kiến của nhiều người, đặc biệt là những người đã từng thi học sinh giỏi!

Bùi Tuấn Hải, Lớp 11 chuyên Sinh, THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
Sắp thi HSG quốc gia rồi, bọn cháu cũng đang gấp rút thành lập đội tuyển (đội dự tuyển) và bắt đầu ôn thi. Nhưng nếu không được tuyển thẳng ĐH, không biết bọn cháu còn đủ sức mạnh để vừa hoàn thành tốt các môn khác vừa thi được quốc gia không? Tuyển thẳng ĐH là nguồn động lực đầu tiên giúp chúng cháu có thêm quyết tâm mang lại vinh quang cho nhà trường. Cháu nghĩ nên giữ lại việc tuyển thẳng ĐH để ?động viên các thí sinh.

Mai Bá Duy, Cầu Giấy, Hà Nội
Là người đã từng trải qua 2 kì thi HSG quốc gia, biết rằng thực tế cuộc thi này cũng còn đôi điều bất cập, nhưng không phải ở tỉnh nào cũng vậy. Nếu bỏ quy chế tuyển thẳng thì tôi e rằng sẽ không còn ai thi HSG nữa và ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

Thực tế, chuyện học lệch vẫn xảy ra nhất là đối với những học sinh vốn đã không giỏi toàn diện mà chỉ giỏi ở môn thi của mình. Nhưng để học được đến tầm kiến thức có thể thi quốc gia hay quốc tế, các học sinh đó cũng đã mất rất nhiều thời gian đầu tư nên rất khó nếu đòi hỏi cả hai.

Để ngăn chặn chuyện học lệch này, tôi nghĩ, nên làm chặt chẽ kì thi tốt nghiệp THPT mà vẫn mang tính hình thức từ xưa tới nay. Như vậy, học sinh đạt giải quốc gia sẽ phải nỗ lực để chứng minh mình có đủ kiến thức ở các môn còn lại.

Chuyện ôn thi kiểu gà nòi cũng là điều tất yếu khi mà đội ngũ giáo viên ở các trường chuyên hàng đầu của tỉnh không đủ kiến thức để dạy cho các em, lý do gì không cho các em học được những kiến thức mà ở tầm các em có thể tiếp thu được. Đây là vấn đề giáo viên của trường, của tỉnh chưa đáp ứng đòi hỏi về mặt kiến thức cho học sinh, vậy đây đâu phải là lỗi của các em mà các em phải chịu thiệt thòi về quyền lợi?

Tóm lại, tôi thấy nên làm kì thi tốt nghiệp THPT trở nên nghiêm túc và tuyển chọn giáo viên cho trường chuyên đủ năng lực, kiến thức. Không nên để những bất cập đó đem đổ lên đầu học sinh, phụ huynh và tương lai của việc bồi dưỡng tuyển chọn nhân tài của đất nước sau này. Nếu bỏ quy chế HSG quốc gia được tuyển thẳng ĐH thì không bao lâu sẽ chẳng còn ai thi HSG nữa.

iamneit@gmail.com
Bỏ việc tuyển thẳng đối với học sinh được giải ba quốc gia trở lên sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là học sinh không dám dấn thân vào con đường này nữa. Và chất lượng học sinh chọn đi thi quốc tế sẽ giảm đi. Các môn khác đều thi ĐH, còn môn Tin học thì sao? Một môn học mà học sinh lớp 11 và lớp 12 đều có cùng trình độ, không có chuyện "HS lớp 11 dự thi thì sẽ phải học vượt để hoàn thành chương trình môn chuyên lớp 12 ngay từ vài ba tháng đầu của lớp 11". Học sinh dám chọn môn Tin học đó là cả một nỗ lực, nếu bỏ cơ chế tuyển thẳng tất nhiên chẳng có ai thi nữa vì môn này không thi ĐH, tất nhiên sẽ chẳng ai thi quốc tế. Chúng em mong muốn các thầy đừng bỏ việc tuyển thẳng.

Thanh Hoa, web_killer106@yahoo.com.vn
Kỳ thi HSG quốc gia là rất cần thiết, bất kỳ thời đại nào cũng có những cách thức hợp lý để chọn người tài. Nếu không tổ chức kỳ thi HSG quốc gia thì lấy gì làm căn cứ chọn thí sinh giỏi dự các kỳ thi quốc tế? Nhưng nếu thi HSG quốc gia chỉ để dự thi quốc tế thì có lẽ nhiều học sinh rất giỏi sẽ không hào hứng tham gia kỳ thi. Do vậy, việc tuyển thẳng các em đạt giải HSG quốc gia vào ĐH như là một phần thưởng ghi nhận thành tích xứng đáng của các em một cách hợp lý. Vấn đề là cách tổ chức kỳ thi như thế nào đảm bảo chất lượng, không tiêu cực nhằm chọn được những HS giỏi thực sự. Từ những năm trước, các HS và thầy cô giáo đã bỏ nhiều công sức ôn luyện tham gia kỳ thi; có cả những em HS lớp 11 thực sự xuất sắc đã thi và đạt giải. Nếu thay đổi theo hướng mới sẽ thiệt thòi và không công bằng cho những HS giỏi
Vietnamnet
 
Em không biết lý do chính vì sao bỏ chế độ tuyển thẳng.
?Nhưng nếu nói các bạn học lệch thì em không tin. Không biết các tỉnh khác thế nào chứ tỉnh em (Vĩnh Long) những bạn được tuyển thăng đa số có thành tích rất tốt rất đáng khâm phục Có nhiều bạn không sử dụng kết quả tuyển thẳng mà thi lại thì đa phần vẫn đậu
?Em cảm thấy những điều mới được ban ra chưa thật sự thuyết phục mà theo chủ quan của em thì nó như một sự tạo dấu ấn gì đó
? ? ? ? ? ?Thật sự em biết có sự thay đổi còn vấn đề có hiệu quả hay không thì em không biết.
?Hết bỏ cộng điểm rồi bỏ tuyển thẳng em chỉ thấy ấn tượng mà thôi! chỉ là ấn tượng...!!!
 
Bỏ tuyển thẳng cũng không sao. Nên để trường tự quyết định có cần tuyển thẳng hay không chứ không nên giao cho Bộ. Ví dụ trường A muốn tuyển thẳng một số bạn được giải quốc gia để lôi kéo người giỏi, trong khi trường B chỉ tuyển thẳng học sinh quốc tế thôi vì họ cần người giỏi hơn, còn trường C chỉ tuyển người có thành tích thể thao cao để nâng cao hoạt động thể thao của trường...v.v. Nói chung phải cho trường đh cơ chế tự trị.
Cái gì của VN làm cũng mang dấu ấn VN không giống ai, nên khó có thể phê bình phê phán gì cho công bằng lắm.
 
Tuyển thẳng HS đoạt giải QG: Các trường sẽ tự quyết

TT - Theo dự thảo qui chế thi chọn học sinh giỏi (HSG), việc tuyển thẳng đối với những HS đoạt giải HSG quốc gia sẽ có thay đổi. Từ năm 2007, các trường ĐH có quyền quyết định có tuyển thẳng HSG quốc gia hay không và nếu tuyển thẳng sẽ yêu cầu những điều kiện gì về giải, môn đoạt giải phù hợp với ngành đào tạo.

Theo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, qui định này hợp lý hơn vì vừa đảm bảo quyền lợi cho những HS đoạt giải HSG quốc gia, vừa đảm bảo nguyên tắc “HSG môn nào được hưởng ưu tiên đúng với môn đó”, sẽ được tuyển thẳng vào những ngành đào tạo phù hợp với thành tích, năng lực.

Cũng theo dự thảo qui chế này, HS lớp 11 được tham gia thi chọn HSG quốc gia lớp 12. Những HS là thành viên các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế vẫn được tuyển thẳng vào ĐH.

THANH HÀ
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=180040&ChannelID=13
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top