Cho em hỏi về quy trình Đếm tổng số Lactobacilus acidophilus

Nguyệt mèo

Junior Member
Em muốn Đếm tổng số vi khuẩn Lactobacilus acidophilus còn sống trong Cốm Vi sinh (men tiêu hóa) bằng phương pháp đĩa thạch thì phải tiến hành như thế nào ạ. Em được biết là phải sử dụng môi trường MRS, ủ vi hiếu khí, nhưng em chưa làm lần nào, và không biết phải ủ Vi hiếu khí như thế nào, thời gian bao lâu, nhiệt độ ủ bao nhiêu là thích hợp ạ? Mong được chia sẻ kinh nghiệm ạ!
Em xin chân thành cảm ơn!
 
Em muốn Đếm tổng số vi khuẩn Lactobacilus acidophilus còn sống trong Cốm Vi sinh (men tiêu hóa) bằng phương pháp đĩa thạch thì phải tiến hành như thế nào ạ. Em được biết là phải sử dụng môi trường MRS, ủ vi hiếu khí, nhưng em chưa làm lần nào, và không biết phải ủ Vi hiếu khí như thế nào, thời gian bao lâu, nhiệt độ ủ bao nhiêu là thích hợp ạ? Mong được chia sẻ kinh nghiệm ạ!
Em xin chân thành cảm ơn!
uh mình có ý kiến thế này bạn lấy 1 g cốm vi sinh bạn cần đếm và nghiền nhỏ ra trong các dụng cụ vô trùng sau đó hòa tan vào 10ml nước vô trùng .hòa loãng tới 10-9 lần sau đó ở mỗi nồng độ bạn cho 1ml vào đĩa petri xoay đĩa petri cho mẫu của bạn dàn đều ra đĩa.và sau đó bạn đổ môi trường của bạn lên môi trường ấm cầm không thấy nóng là ok.bạn lưu ý đỏ mỏng khoang 1mm thôi. và khi đổ bạn nên cho ngọn lửa đèn cồn to và để nó thổi hết không khí ở trong đĩa ra.bạn thao tác nhanh và đậy nắp ngay lại sau đó bó lại bằng túi nylon.đếm số khuẩn lạc phát triển và tính ra nồng độ tế bào sống.chúc bạn thành công. khi có kết quả báo cho mình với nhé mình cũng rất yêu khoa học:cuta:
 
uh mình có ý kiến thế này bạn lấy 1 g cốm vi sinh bạn cần đếm và nghiền nhỏ ra trong các dụng cụ vô trùng sau đó hòa tan vào 10ml nước vô trùng .hòa loãng tới 10-9 lần sau đó ở mỗi nồng độ bạn cho 1ml vào đĩa petri xoay đĩa petri cho mẫu của bạn dàn đều ra đĩa.và sau đó bạn đổ môi trường của bạn lên môi trường ấm cầm không thấy nóng là ok.bạn lưu ý đỏ mỏng khoang 1mm thôi. và khi đổ bạn nên cho ngọn lửa đèn cồn to và để nó thổi hết không khí ở trong đĩa ra.bạn thao tác nhanh và đậy nắp ngay lại sau đó bó lại bằng túi nylon.đếm số khuẩn lạc phát triển và tính ra nồng độ tế bào sống.chúc bạn thành công. khi có kết quả báo cho mình với nhé mình cũng rất yêu khoa học:cuta:
Cảm ơn bạn!
Mình đã thử theo cách của bạn, theo các bước sau:
- Pha loãng mẫu bằng nước muối sinh lý đến các độ pha loãng khác nhau.
- Hút 1 ml ở mỗi độ pha loãng (khoảng 10 -300 tế bào / ml), cho vào các đĩa petri.
- Đổ môi trường MRS (45 độ), trộn đều, để nguội, đổ thêm 1 lớp môi trường MRS.
- Cho các đĩa vào bịch nilon lớn, đem hút chân không để loại khí.
Ủ 37 độ C, sau 2-4 ngày mình quan sát được các khuẩn lạc có hình dạng không đồng nhất, 1 số có dạng hình tròn, 1 số có dạng hình con sò nằm nghiêng trong lòng môi trường thạch, tất cả đều có màu vàng nhạt, bé như đầu hạt gạo, số ít khác thì lớn hơn có màu trắng sữa (hơi giống nấm). giờ mình không biết kết luận thế nào, khuẩn lạc nào là của lactobacilus acidophilus
Mong sớm được giải đáp
Mình cảm ơn
 
Cảm ơn bạn!
Mình đã thử theo cách của bạn, theo các bước sau:
- Pha loãng mẫu bằng nước muối sinh lý đến các độ pha loãng khác nhau.
- Hút 1 ml ở mỗi độ pha loãng (khoảng 10 -300 tế bào / ml), cho vào các đĩa petri.
- Đổ môi trường MRS (45 độ), trộn đều, để nguội, đổ thêm 1 lớp môi trường MRS.
- Cho các đĩa vào bịch nilon lớn, đem hút chân không để loại khí.
Ủ 37 độ C, sau 2-4 ngày mình quan sát được các khuẩn lạc có hình dạng không đồng nhất, 1 số có dạng hình tròn, 1 số có dạng hình con sò nằm nghiêng trong lòng môi trường thạch, tất cả đều có màu vàng nhạt, bé như đầu hạt gạo, số ít khác thì lớn hơn có màu trắng sữa (hơi giống nấm). giờ mình không biết kết luận thế nào, khuẩn lạc nào là của lactobacilus acidophilus
Mong sớm được giải đáp
Mình cảm ơn
chào nguyệt mình nghĩ bạn lên google để tìm hình ảnh của lactobacillus mà bạn đang nghiên cứu nó như thế nào dười kính hiển vi mình cũng tim được rồi theo địa chỉ http://www.dairyscience.info/probio...f-probiotics-against-diarrhoea.html?showall=1 bạn vào tham khảo để xác định rõ hình dạng của nó và chỉ đếm các khuẩn lạc có các tế bào có hình dạng đúng như hình dạng trong đó. bạn cũng kiểm tra lại xem thành phần của cốm vi sinh xem có loại vi sinh vật nào khác nữa không. với lại cốm vi sinh thương phẩm không chắc vô trùng nên có thể lẫn tạp các vi sinh vật khác . chúc bạn thành công.:cuta:
 
Đây là dòng vi khuẩn trực gram(+)(trực khá dài so với các trực thông thường) không sinh bào tử thường được dùng để làm probiotic.Kích thích tăng trọng tốt ở gia cầm,phát triển ở điều khiện vi hiếu khí tuy nhiên mình đã tiến hành ủ ở điều kiện hiếu khí bình thường trong 48h ở nhiệt độ 37 độ C và nó vẫn mọc và phát triển khá tốt.Có thể định lượng được.
Khi bạn mún định lượng VSV trong mẫu thực phẩm và chế phẩm thì trước hết bạn phải lấy 10gram cốm(đã tán nhỏ) cho vào chai chứa 90ml nước cất đã hấp khử trùng.Sau khi vortex bạn phân phối 1ml mẫu vào tube chứa 9ml nước cất đã khử trùng(các ống nghiệm đã chứa sẵn 9ml nước cất vô trùng).Theo phương pháp này bạn sẽ pha loãng được loạt nồng độ từ 10 mũ không đến 10 mũ trừ chín.Sau đó bạn chọn khoảng 2 đến 3 nồng độ cấy đổ hoặc cấy trải lên MRS và ủ 48h/37 độ C.Điều kiện bình thường và sau đó có thể tiến hành lấy ra đọc kết quả.
Kinh nghiệm nho nhỏ: thông thường các chế phẩm probiotic thường công bố là lượng L.acidophilus là: 10 mũ 9 trên 1gram nhưng thực tế có những chế phẩm không chứa con này(ví dụ hàng của Mebiphar,toàn chưa nấm men chứ không có L.acidophilus và Bacillus subtilis).1 số chế phẩm khác có chưa nhưng phần lớn chỉ nằm trong khoảng 10 mũ 8.Nên bạn chỉ cần pha loãng đến 10 mũ 6 rùi tiến hành cấy trải hoặc cấy đổ ở 2 nồng độ 10 mũ 5 và 10 mũ 6 là hoàn toàn có thể đếm được.Phương pháp bạn tiến hành là cấy đổ nên vi khuẩn ngoài mọc bề mặt còn mọc bề giữa và bề sâu trong thạch.Vì bạn đã hòa trộn môi trường và VK.Bạn ko bik chắc vi khuẩn mọc lên có phải là L.acidophilus hay không thì cứ tiến hành nhuộm gram là sẽ bik vì hình thái của L.acidophilus khá đặc biệt nên có thể phân biệt được nó.Nếu còn gì chưa hiểu cứ liên hệ mình quá nick yahoo: thecoolwind36
gửi bạn ducthumyta: bạn có 2 điểm chưa đúng trong bài viết.Để pha loãng 10 lần thì bạn sẽ cho 1gram vào 9ml nước chứ không phải 10ml nước.Nếu pha theo bạn thì đã vô tình làm loãng đi nồng độ,những dãi nồng độ sau sẽ không 9 xác dẫn đến định lượng không chuẩn.
Điểm thứ 2 là môi trường thạch đĩa dày từ 4 đến 5mm chứ không phải là 1mm.1 đĩa petri đường kính 90 thì chứa khoản 20ml môi trường và độ dày khoảng 5mm
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top