Mở topics này để mọi người chia xẻ kỹ năng khi làm SHPT cái nhỉ.
Nói chung kỹ năng SHPT thường nằm ở những điểm rất nhỏ, thuộc về sự khéo léo và kinh nghiệm trong lab chứ không đề cập trong sách vở. Chính vì vậy nên tôi muốn mở topic này để mọi người đã từng làm SHPT vào chia xẻ để các bạn sắp làm shpt có thể học hỏi và tránh mắc sai lầm cho mình.
Để mở đầu tôi chia xẻ một số kinh nghiệm sau:
Pha đệm:
+ Urea 8M: lượng urea cho vào rất lớn nên khi pha chỉ nên để một lượng nước cất vừa phải, độ 1/3 thể tích cần pha. Thời gian để urea tan hết mất khoảng 1-2 tiếng. Khi pha xong thì cất ở nhiệt độ phòng vì urea sẽ kết tinh ở nhiệt độ thấp. Không autoclave urea, nhưng có thể lọc bằng màng Millipore 0.2 um nếu không muốn ảnh hưởng đến việc sử dụng cột. Cột Ni-NTA sau khi đã sử dụng muốn bảo quản ở đk lạnh thì phải rửa vài lần bằng nước cất trước khi cho cồn 20-70% vào để bảo quản, để tránh urea kết tinh trong cột. Protein hoặc E.coli cell lysate ở trong urea 8M có thể cất ở 4 độ trong vài tháng mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng protein.
+ SDS stock 10%: pha xong cũng không được autoclave mà chỉ cần lọc, hoặc không cần lọc và giữ ở nhiệt độ phòng. Về mùa đông có thể phải hâm nóng để làm tan SDS. Khi pha đệm chiết DNA hoặc RNA không được cho đệm vào đá mà phải giữ ở nhiệt độ phòng để tránh SDS kết tủa.
Pha môi trường:
+ Với môi trường có chứa glucose (dextrose) không nên autoclave mà nên dùng màng lọc 0.2um để tránh hiện tượng caramelization (cháy glucose). Hoặc có thể pha glucose stock, khử trùng bằng màng lọc và bổ sung sau vào môi trường đã autoclave.
Tủ cấy cleanbench:
+ Một lỗi hay gặp là khi làm dĩa thạch xong để khô trong cleanbench thì có thằng giời đánh nào cẩn thận bật đèn UV lên. Thế là cả lô dĩa môi trường bị hỏng. Thật ra tùy theo lượng thời gian bật UV là bao nhiêu lâu, và có gì che chắn môi trường hay không mà ta vẫn có thể sử dụng dĩa thạch bình thường. Cái này phải tư vấn thành viên gạo cội trong lab
...khi nào nghĩ ra thêm sẽ tiếp tuc chia xẻ.
Nói chung kỹ năng SHPT thường nằm ở những điểm rất nhỏ, thuộc về sự khéo léo và kinh nghiệm trong lab chứ không đề cập trong sách vở. Chính vì vậy nên tôi muốn mở topic này để mọi người đã từng làm SHPT vào chia xẻ để các bạn sắp làm shpt có thể học hỏi và tránh mắc sai lầm cho mình.
Để mở đầu tôi chia xẻ một số kinh nghiệm sau:
Pha đệm:
+ Urea 8M: lượng urea cho vào rất lớn nên khi pha chỉ nên để một lượng nước cất vừa phải, độ 1/3 thể tích cần pha. Thời gian để urea tan hết mất khoảng 1-2 tiếng. Khi pha xong thì cất ở nhiệt độ phòng vì urea sẽ kết tinh ở nhiệt độ thấp. Không autoclave urea, nhưng có thể lọc bằng màng Millipore 0.2 um nếu không muốn ảnh hưởng đến việc sử dụng cột. Cột Ni-NTA sau khi đã sử dụng muốn bảo quản ở đk lạnh thì phải rửa vài lần bằng nước cất trước khi cho cồn 20-70% vào để bảo quản, để tránh urea kết tinh trong cột. Protein hoặc E.coli cell lysate ở trong urea 8M có thể cất ở 4 độ trong vài tháng mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng protein.
+ SDS stock 10%: pha xong cũng không được autoclave mà chỉ cần lọc, hoặc không cần lọc và giữ ở nhiệt độ phòng. Về mùa đông có thể phải hâm nóng để làm tan SDS. Khi pha đệm chiết DNA hoặc RNA không được cho đệm vào đá mà phải giữ ở nhiệt độ phòng để tránh SDS kết tủa.
Pha môi trường:
+ Với môi trường có chứa glucose (dextrose) không nên autoclave mà nên dùng màng lọc 0.2um để tránh hiện tượng caramelization (cháy glucose). Hoặc có thể pha glucose stock, khử trùng bằng màng lọc và bổ sung sau vào môi trường đã autoclave.
Tủ cấy cleanbench:
+ Một lỗi hay gặp là khi làm dĩa thạch xong để khô trong cleanbench thì có thằng giời đánh nào cẩn thận bật đèn UV lên. Thế là cả lô dĩa môi trường bị hỏng. Thật ra tùy theo lượng thời gian bật UV là bao nhiêu lâu, và có gì che chắn môi trường hay không mà ta vẫn có thể sử dụng dĩa thạch bình thường. Cái này phải tư vấn thành viên gạo cội trong lab
...khi nào nghĩ ra thêm sẽ tiếp tuc chia xẻ.