Cây cối cũng hành xử như con người

00792

Moderator
Staff member
Các nhà khoa học phát hiện, cây cối cũng có hàng loạt hành vi ứng xử giống như con người. Tạp chí New Scientist thống kê rằng, một số loài thực vật có thể lựa chọn bạn tình để tránh giao phối "cận huyết", số khác biết cầu cứu khi bị tấn công và thậm chí có thể giả vờ đau yếu để tránh sự dòm ngó của kẻ thù.

Kén chọn bạn tình
cay1.jpg

Nhiều loài thực vật tránh nhận phấn hoa từ các loài khác bằng cách hình thành những mối quan hệ đặc biệt với các loài thụ phấn đặc thù, chẳng hạn như chim, kiến ​​và côn trùng. Tuy nhiên, cây thuốc lá (thuộc họ Solanaceae) thậm chí còn "kén cá chọn canh" hơn. Hệ thống tự xác định sự không tương thích của loài thực vật này cho phép chúng từ chối phấn hoa của những loài họ hàng gần gũi do việc giao phối "cận huyết" sẽ dẫn tới sự ra đời của các cây lai cùng dòng yếu ớt hơn. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác cơ chế này hoạt động như thế nào.

Mỹ nhân kế
cay2.jpg

Để tăng khả năng thụ phấn, cây lan ruồi (Ophrys insectifera) đã dùng mẹo nhử các con ruồi đực vào giao phối với nó. Ngoài việc tạo dáng trông giống như một con côn trùng, hoa lan còn tỏa ra một mùi hương tương tự như các kích thích tố sinh dục của ruồi cái. Khi một con ruồi đực sa bẫy, cố gắng để giao phối với hoa, nó đã vô tình thụ phấn cho cây phong lan.

Giả vờ "nhà đã có chủ"
cay3.jpg

Cây chanh dây hay còn gọi là chanh leo (Passiflora) sử dụng thủ thuật đánh lừa để ngăn chặn các con bướm Heliconius đẻ trứng trên lá của nó. Hành động này xuất phát từ thực tế rằng trứng của bướm Heliconius khi nở thành sâu có thể tàn phá nặng nề hoặc thậm chí giết chết cả cây chanh dây. Cơ chế phòng vệ tinh vi của loài thực vật này bao gồm việc sản sinh ra các phần phụ gọi là lá kèm, trông giống như những quả trứng bướm trưởng thành. Thủ thuật đánh lừa này hiệu quả vì để cung cấp cho con cái cơ hội sống sót tốt nhất, loài bướm có xu hướng tránh đẻ trứng của chúng trên một chiếc lá đã xuất hiện những quả trứng khác.

Vờ đau yếu
cay4.jpg

Cây tai voi (Caladium steudneriifolium) dễ trở thành mục tiêu phá hoại của các ấu trùng bướm đêm. Một khi nở ra, sâu bướm sẽ ăn mòn lá cây theo cách riêng của chúng. Để ngăn chặn điều này, cây tai voi có thể giả vờ đau yếu, biểu hiện bằng các vạch đốm màu trắng trên lá của nó (ảnh phải), tương tự như vết bị sâu bướm ăn (ảnh trái). Do có thói quen chỉ thích khai thác cây khỏe mạnh nên những con sâu bướm sẽ đẻ trứng ở nơi khác.

Bẽn lẽn
cay5.jpg

Cây trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ (Phaseolus lunatus) luôn né tránh bất kỳ sự tương tác vật lý nào từ bên ngoài. Chỉ cần một cái chạm nhẹ cũng khiến những chiếc lá giống như lá dương xỉ nhỏ của loài cây này ngay lập tức co gấp lại với nhau, làm toàn bộ cuống lá sụp xuống. Cử động cảm ứng va chạm này được cho là một cơ chế tự vệ. Lá cây sẽ dần dần trở lại bình thường sau chừng nửa giờ, khi nguy cơ đã qua.

Cầu viện
cay6.jpg

Cây đậu lima (Phaseolus lunatus) đối phó với các cuộc tấn công bằng cách gọi vào những vệ sĩ của chúng. Khi bị các con nhện ve thuộc họ Tetranychidae tập kích, loài thực vật này sẽ phản ứng bằng cách sản sinh ra một hỗn hợp hóa chất nhằm thu hút các con bọ săn mồi tới đánh chén số nhện ve không mời mà đến.

Cảnh báo hàng xóm
cay7.jpg

Khi các lá của cây ngải đắng (Artemisia tridentata) bị côn trùng cắt tỉa và phá hoại, chúng sẽ tiết ra một chất hóa học cảnh báo nguy hiểm cho các hàng xóm. Những cây thuốc lá gần đó sẽ nhận tín hiệu cảnh báo và đối phó bằng cách giải phóng các hóa chất của riêng chúng để ngăn chặn côn trùng tấn công.

Theo Vietnamnet
 
Bộ gen thứ hai của con người

Bạn có biết rằng con người có hai bộ gen? Thật vậy, ngoài bộ gen di truyền từ cha mẹ nhiều người cho rằng tập hợp thông tin di truyền mã hóa tất cả các vi sinh vật đang sống hài hòa trong cơ thể chúng ta, gọi chung là các microbiome, tạo thành một bộ gen thứ hai của con người.

Human.jpg

Kết quả công bố trên tạp chí Science của Nelson và cộng sự thuộc Hiệp hội Microbiome quốc tế (International Human Microbiome Consortium) cung cấp thông tin về trình tự bộ gen của 178 loài vi khuẩn ở người. Việc phân tích trình tự bộ gene của tất cả các vi sinh vật cư trú ở cơ thể người (human microbiome) hiện đang thực hiện với mục đích tăng sự hiểu biết về sức khỏe con người và dịch bệnh.

Có nhiều người không đồng ý với lập luận có một bộ gen thứ hai ở người là các vi sinh vật nhưng sự đóng góp của chúng cho cơ thể con người thực sự ấn tượng.

Trong thực tế, tế bào của con người chỉ chiếm 10% tổng số tế bào trong cơ thể, phần còn lại đến từ vi khuẩn cộng sinh. Người ta cũng ước tính rằng ruột của con người chứa khoảng 1.000 loài vi khuẩn. Về mặt khối lượng, khoảng 1,5 kg vi khuẩn xâm chiếm đường ruột của con người với các vi khuẩn khác sống ở các bề mặt bên ngoài và bên trong cơ thể. Về mặt sức khỏe, các phân tử sản xuất bởi các vi khuẩn đường ruột có lợi tạo thành các hợp chất có tác dụng chống viêm, giảm đau, chất chống oxy hóa và vitamin để bảo vệ và nuôi dưỡng cơ thể. Ngược lại, vi khuẩn có hại có thể làm rối loạn các gene trung gian trong quá trình chuyển hóa năng lượng và sản xuất độc tố làm đột biến DNA, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và miễn dịch. Kết quả của quá trình này tạo ra các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì và thậm chí là ung thư. Điều này cho thấy các vi khuẩn cộng sinh liên hệ chặt chẽ và cụ thể với các tế bào của con người trong trao đổi chất dinh dưỡng và chất thải, cấu thành một bộ phận cơ bản và hệ gene tổng hợp của chúng tạo thành bộ gene thứ hai của con người.

Nếu càng có nhiều chủng vi khuẩn đường ruột được giải trình tự, các nhà nghiên cứu có thể xác định chính xác hơn ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến thành phần của tập hợp vi khuẩn đường ruột nói riêng và về sức khỏe cũng như bệnh tật nói chung. Cụ thể có thể nhận thấy rất rõ chế độ ăn uống là yếu tố chính đằng sau sự gia tăng của chứng rối loạn như tiểu đường, béo phì và ung thư ruột kết. Thật vậy, sau khi cơ thể người đã tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, thuốc, vi khuẩn đường ruột sử dụng bất cứ vật chất còn lại để duy trì số lượng cá thể của chúng. Tuyên bố, "Bạn của bạn là những gì bạn ăn" có thể đúng vì những gì con người ăn có thể xác định loài vi khuẩn và các chủng vi khuẩn phát triển mạnh trong ruột của họ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các thành phần của bộ gen thứ hai và sức khỏe của con người. Do đó, mặc dù việc giải trình tự tập hợp vi sinh vật ở cơ thể người cực kỳ phức tạp nhưng cực kỳ quan trọng cho sự hiểu biết làm thế nào mà chế độ dinh dưỡng có thể dẫn đến các bệnh mãn tính. Điều này cũng làm nổi bật sự giao thoa cần thiết giữa vi trùng học và di truyền học của con người. Như vậy, giải mã tương tác giữa hai bộ gen của con người có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc mới cho sự phát triển thêm các loại thuốc chống bệnh tật.

Nguyễn Vũ Phong (Theo Nature)
 
Cây thuốc lá cũng có cơ chế chọn lọc tinh vi thật!
"cây thuốc lá (thuộc họ Solanaceae) thậm chí còn "kén cá chọn canh" hơn. Hệ thống tự xác định sự không tương thích của loài thực vật này cho phép chúng từ chối phấn hoa của những loài họ hàng gần gũi do việc giao phối "cận huyết" sẽ dẫn tới sự ra đời của các cây lai cùng dòng yếu ớt hơn. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác cơ chế này hoạt động như thế nào"
 
Cây thuốc lá cũng có cơ chế chọn lọc tinh vi thật!
"cây thuốc lá (thuộc họ Solanaceae) thậm chí còn "kén cá chọn canh" hơn. Hệ thống tự xác định sự không tương thích của loài thực vật này cho phép chúng từ chối phấn hoa của những loài họ hàng gần gũi do việc giao phối "cận huyết" sẽ dẫn tới sự ra đời của các cây lai cùng dòng yếu ớt hơn. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác cơ chế này hoạt động như thế nào"

Thực vật cũng rất là "thông minh" đó bạn. Nhiều cái con người phỉa học từ thực vật đấy :hoanho::hoanho:




_____________________
industrial roofing
pcb manufacturing
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top