Ngoài những bài viết giá trị, trên WIkipedia còn có 1 bộ sưu tập các quy tắc đối xử trong các hoạt động cộng đồng. Một số quy tắc này đọc hay hay đôi khi cũng bổ đâu đó đối với những hoạt động trên 4rum. Mời mọi người giải trí.
===> nhiều chỗ có thể chuyển từ Wikipedia thành SHVN <====
Wikipedia phát triển không chỉ dựa vào công sức của của các thành viên tích cực, mà còn nhờ vào các đóng góp của nhiều người mới đến tò mò, trong đó không ít đóng góp vô danh. Tất cả chúng ta đã từng là người mới đến, kể cả những người cẩn thận hoặc may mắn tránh được những lỗi thông thường, và nhiều người trong số chúng ta vẫn tự xem là người mới đến dù đã đóng góp qua nhiều tháng hay nhiều năm.
Những người đóng góp mới là những "thành viên" tương lai, và do đó là tài nguyên quý giá nhất của chúng ta. Chúng ta phải đối xử với người mới đến bằng sự tử tế và kiên nhẫn—không có gì xua đuổi người có tiềm năng đóng góp quý giá nhanh hơn sự hằn học và coi thường. Trong khi nhiều người mới đến bứt phá rất nhanh, nhưng một số vẫn chưa biết nhiều về cách chúng ta làm việc.
Xin đừng cắn người mới đến
Hãy hiểu rằng người mới đến là cần thiết và có giá trị đối với cộng đồng. Bằng cách hỗ trợ người mới đến chúng ta có thể phát triển độ phong phú của kiến thức, quan điểm và ý tưởng trên Wikipedia, nâng cao giá trị của nó và bảo tồn tính trung lập và tính trọn vẹn như là một tài nguyên.
Hãy nhớ rằng phương châm của chúng ta—và lời kêu mời đối với người mới đến—là hãy can đảm. Chúng ta có một bộ các quy tắc, tiêu chuẩn và truyền thống, nhưng chúng ta không áp dụng nó theo cách để chắn lối người mới đến khi họ đáp ứng với lời mời đó như giá trị câu chữ của nó. Người mới đến hoàn toàn có thể mang đến Wikipedia nguồn kinh nghiệm dồi dào từ những nơi khác, cùng với ý tưởng và năng lực sáng tạo, có thể phát triển cộng đồng và sản phẩm cuối cùng của chúng ta dù đã có những quy tắc và tiêu chuẩn hiện hành. Các quy tắc và tiêu chuẩn vẫn cần được tu sửa và mở rộng; một số điều người mới đến dường như làm "sai" lúc đầu lại thực chất cải tiến Wikipedia. Hãy để thời gian quan sát, và nếu cần thiết, hãy hỏi người mới đến định làm gì trước khi xác định người đó "sai" hay "dưới tiêu chuẩn".
Nếu bạn đã xác định, hoặc tin thật, là người mới đến đã mắc lỗi, như quên đặt tựa đậm, không làm tạo liên kết hữu ích, bạn hãy cố gắng tự sửa các lỗi đó. Đừng phê bình gay gắt người mới đến; hãy nhớ rằng đây là nơi mọi người có thể sửa đổi, và trong nghĩa rất thực, sửa đổi chính là trách nhiệm của mỗi người, chứ không phải phê bình hay giám sát người khác.
Nếu bạn thực sự cảm thấy phải nói điều gì đó với người mới đến về một lỗi, hãy làm điều đó trong tinh thần giúp đỡ. Bằng cách giới thiệu chính mình với lời chào trên trang thảo luận của họ để họ biết rằng họ được hoan nghênh ở đây, bình tĩnh trình bày những sửa chữa của bạn ở vị trí ngang hàng với người đóng góp đó, và có thể cũng chỉ ra những gì họ đã làm bạn *thích*. Nếu bạn không thể làm những điều đó thì tốt hơn hết đừng nên nói gì cả.
Một số người mới đến có thể do dự khi thực hiện thay đổi, nhất là những thay đổi lớn như di chuyển bài hoặc sửa bài viết cho trung lập, do sợ làm hỏng Wikipedia (hoặc do sợ xúc phạm thành viên khác, hoặc bị công kích). Hãy bảo họ can đảm, và đừng khó chịu vì tính "rụt rè" của họ.
Khi đưa ra lời khuyên cho người mới đến, hãy giảm nhẹ lối nói khoa trương. Hãy làm cho người mới đến cảm thấy được hoan nghênh thực sự, chứ không phải họ phải giành được sự chấp thuận của bạn để trở thành thành viên của một câu lạc bộ.
Trước hết hãy giả sử những đóng góp của người mới đến là đúng. Họ rất có thể muốn giúp đỡ Wikipedia. Hãy cho họ cơ hội!
Hãy nhớ rằng bạn cũng từng là người mới đến. Hãy đối xử với những người khác như (nếu có thể, tốt hơn) những gì bạn muốn được đối xử khi bạn vừa mới đến với Wikipedia.
===> nhiều chỗ có thể chuyển từ Wikipedia thành SHVN <====
Wikipedia phát triển không chỉ dựa vào công sức của của các thành viên tích cực, mà còn nhờ vào các đóng góp của nhiều người mới đến tò mò, trong đó không ít đóng góp vô danh. Tất cả chúng ta đã từng là người mới đến, kể cả những người cẩn thận hoặc may mắn tránh được những lỗi thông thường, và nhiều người trong số chúng ta vẫn tự xem là người mới đến dù đã đóng góp qua nhiều tháng hay nhiều năm.
Những người đóng góp mới là những "thành viên" tương lai, và do đó là tài nguyên quý giá nhất của chúng ta. Chúng ta phải đối xử với người mới đến bằng sự tử tế và kiên nhẫn—không có gì xua đuổi người có tiềm năng đóng góp quý giá nhanh hơn sự hằn học và coi thường. Trong khi nhiều người mới đến bứt phá rất nhanh, nhưng một số vẫn chưa biết nhiều về cách chúng ta làm việc.
Xin đừng cắn người mới đến
Hãy hiểu rằng người mới đến là cần thiết và có giá trị đối với cộng đồng. Bằng cách hỗ trợ người mới đến chúng ta có thể phát triển độ phong phú của kiến thức, quan điểm và ý tưởng trên Wikipedia, nâng cao giá trị của nó và bảo tồn tính trung lập và tính trọn vẹn như là một tài nguyên.
Hãy nhớ rằng phương châm của chúng ta—và lời kêu mời đối với người mới đến—là hãy can đảm. Chúng ta có một bộ các quy tắc, tiêu chuẩn và truyền thống, nhưng chúng ta không áp dụng nó theo cách để chắn lối người mới đến khi họ đáp ứng với lời mời đó như giá trị câu chữ của nó. Người mới đến hoàn toàn có thể mang đến Wikipedia nguồn kinh nghiệm dồi dào từ những nơi khác, cùng với ý tưởng và năng lực sáng tạo, có thể phát triển cộng đồng và sản phẩm cuối cùng của chúng ta dù đã có những quy tắc và tiêu chuẩn hiện hành. Các quy tắc và tiêu chuẩn vẫn cần được tu sửa và mở rộng; một số điều người mới đến dường như làm "sai" lúc đầu lại thực chất cải tiến Wikipedia. Hãy để thời gian quan sát, và nếu cần thiết, hãy hỏi người mới đến định làm gì trước khi xác định người đó "sai" hay "dưới tiêu chuẩn".
Nếu bạn đã xác định, hoặc tin thật, là người mới đến đã mắc lỗi, như quên đặt tựa đậm, không làm tạo liên kết hữu ích, bạn hãy cố gắng tự sửa các lỗi đó. Đừng phê bình gay gắt người mới đến; hãy nhớ rằng đây là nơi mọi người có thể sửa đổi, và trong nghĩa rất thực, sửa đổi chính là trách nhiệm của mỗi người, chứ không phải phê bình hay giám sát người khác.
Nếu bạn thực sự cảm thấy phải nói điều gì đó với người mới đến về một lỗi, hãy làm điều đó trong tinh thần giúp đỡ. Bằng cách giới thiệu chính mình với lời chào trên trang thảo luận của họ để họ biết rằng họ được hoan nghênh ở đây, bình tĩnh trình bày những sửa chữa của bạn ở vị trí ngang hàng với người đóng góp đó, và có thể cũng chỉ ra những gì họ đã làm bạn *thích*. Nếu bạn không thể làm những điều đó thì tốt hơn hết đừng nên nói gì cả.
Một số người mới đến có thể do dự khi thực hiện thay đổi, nhất là những thay đổi lớn như di chuyển bài hoặc sửa bài viết cho trung lập, do sợ làm hỏng Wikipedia (hoặc do sợ xúc phạm thành viên khác, hoặc bị công kích). Hãy bảo họ can đảm, và đừng khó chịu vì tính "rụt rè" của họ.
Khi đưa ra lời khuyên cho người mới đến, hãy giảm nhẹ lối nói khoa trương. Hãy làm cho người mới đến cảm thấy được hoan nghênh thực sự, chứ không phải họ phải giành được sự chấp thuận của bạn để trở thành thành viên của một câu lạc bộ.
Trước hết hãy giả sử những đóng góp của người mới đến là đúng. Họ rất có thể muốn giúp đỡ Wikipedia. Hãy cho họ cơ hội!
Hãy nhớ rằng bạn cũng từng là người mới đến. Hãy đối xử với những người khác như (nếu có thể, tốt hơn) những gì bạn muốn được đối xử khi bạn vừa mới đến với Wikipedia.