Khi mình đọc trong mục em co biết sách sinh hoc 10 nâng cao trang 147 có thấy ghi là prion gây nên bệnh kuru ở người. Vậy có ai biết thông tin gì về bệnh này xin cho mình biết với
Kuru Kuru là 1 bệnh xuất hiện ở bộ tộc Fore ở New Guinea. ở đó tập tục ăn thịt người chết được tiến hành cho đến tận khoảng năm 1956. Bệnh ảnh hưởng phần lớn ở phụ nữ và trẻ em ở cả 2 giới làm cho tật bệnh gây nên tỷ lệ chết khoảng 3%. Phần lớn người chết có liên quan đến việc ăn thịt đồng loại khi họ còn trẻ. Kuru bị nhiễm phải khi ăn phải những mô bệnh óc của người chết trong bộ tộc thì dành cho phụ nữ và trẻ em ăn và phần thịt thì được dành cho đàn ông, do vậy đàn ông ít bị nhiễm bệnh hơn. Trẻ em trong bộ tộc sinh ra sau năm 1956 đã không bị ảnh hưởng trầm trọng bởi bệnh kuru. Căn bệnh gây mất khả năng điều vận của tiểu não dẫn tới không có khả năng phối hợp các động tác khi vận động, suy giảm trí nhớ, run rẩy chân tay, mất dần chức năng dẫn truyền vỏ não. Phần lớn bệnh nhân kuru chết không có dấu hiệu của điên đó là dấu hiệu chính của 2 bệnh kuru và CJD. Bệnh nhân với thời gian ủ bệnh dài xuất hiện triệu chứng chậm nhưng thường chết vì tác động đột ngột bên trong não hoặc liên quan đến tuỷ sống sau đó được thay thế với triệu trứng bệnh lý trong vòng 12 tháng.
Năm 1997, cái tên “prion” bắt đầu xuất hiện trên báo chí và đã mang lại giải thưởng Nobel y học danh giá cho GS.Stanley Prusiner (ĐH tổng hợp California, Mỹ). Nhưng từ hàng trăm năm trước, vi sinh vật cực kỳ nhỏ bé và vô cùng bí hiểm này đã tự tung tự tác ở nhiều nơi trên thế giới.
Và giờ đây, chúng đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhân loại. Giới khoa học nhận định, chính chúng sẽ “làm lu mờ” ngay cả HIV/AIDS-căn bệnh vẫn được cho là đáng sợ nhất và sẽ là thử thách mới của tạo hóa đối với nền y học nhân loại. Nhận diện prion Prion là những tác nhân lây nhiễm nhỏ bé nhất mà y học từng biết đến, chúng nhỏ hơn virut tới 100 lần. Chúng không phải là các virut hay vi khuẩn mà là một cấu trúc vi sinh vật kiểu mới có dạng các protein đột biến. (Prion viết tắt từ infection protein – có nghĩa là protein bị nhiễm độc hay bị đột biến). So với các loại vi sinh vật đã từng được biết đến, prion khác biệt ở chỗ chúng chỉ có phần albumin mà không có các axit amin. Loại protein đột biến này không thể hòa tan và cơ thể không thể hấp thụ. Chúng có khả năng kỳ lạ trước bất kỳ một dạng tác động nào như chiếu rọi, thay đổi nhiệt độ…. đồng thời lại nhân bản rất nhanh. Đặc biệt kỳ lạ là ở chỗ, prion đột biến không mang yếu tố di truyền mà vẫn bành trướng, phát triển và truyền bệnh được. Sự kiện này gây đảo lộn trong lĩnh vực bệnh lý học, vi trùng học, độc tố học, bởi từ xưa đến nay người ta cho rằng chỉ những vi sinh vật có chứa yếu tố di truyền mới gây ra bệnh truyền nhiễm được. Theo tài liệu báo y khoa New England Journal of Medicine, prion được phát hiện lần đầu tiên ở nước Anh năm 1982, là thủ phạm gây nên bệnh bò điên. 20 năm sau đó, không chỉ giới dịch bệnh học bàng hoàng mà cả thế giới cùng hoảng hốt khi được tin căn bệnh này đã lây sang người. Các chuyên gia y tế Đức phát hiện thấy căn bệnh có tên là BSE (băng hoại não) mà một bác sĩ thú y mắc phải cũng có những biểu hiện bệnh lý y như trường hợp bò điên. Có điều, người ta vẫn gọi nó bằng một cái tên khác Creutzfeldt-Jakob (CJD). Cho dù mãi đến năm 1982 cái tên prion mới được GS. Stanley Prusiner đặt cho, xong lịch sử khám phá nó đã có từ trước đó rất lâu. 200 năm trước, tại Scotland, người ta đã mô tả những triệu chứng của căn bệnh bí hiểm này xảy ra với cừu. Tên bệnh - Scrapie - tiếng Anh có nghĩa là ngứa, gãi, xuất phát từ đặc điểm con vật khi lâm bệnh luôn ngứa ngáy và dụi mõm xuống đất. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, toàn bộ não đã bị biến dạng đến mức không thể nhận ra – nhìn giống như một nắm bọt biển. Sau đó ít lâu, Scrapie đã tấn công dân chúng bộ lạc Frore ở New Guinea – một bộ lạc có hủ tục ăn não người đã chết để… bày tỏ lòng kính trọng đối với người đó. Qua khám nghiệm tử thi, người ta thấy não nạn nhân cũng bị biến dạng hệt như ở cừu mắc bệnh. Thủ phạm đáng sợ và bí hiểm Đến nay, giới khoa học đã thống kê được một loạt các căn bệnh suy thoái thần kinh ở con người do prion gây ra như bệnh Kuru, bệnh Creutzfeldt-Jakob, hội chứng Gertsmann-Straussler-Scheinker, bệnh mất ngủ đến chết… Ngoài ra, người ta nghi ngờ rằng, nhiều khả năng prion còn là thủ phạm của các chứng bệnh khác như Parkinson, Alzheimer hay một số hội chứng suy giảm trí tuệ khi về già. Quá trình nhiễm bệnh bắt đầu khi động vật hoặc con người ăn thực phẩm bị nhiễm prion đột biến. Sau khi thâm nhập vào cơ quan tiêu hóa, chúng thông qua máu để tiếp cận với các tế bào thần kinh và di chuyển tới não, nơi chúng nhân lên bằng cách biến prion khỏe mạnh thành prion đột biến. Điều bí hiểm là sự xâm nhập này không khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể có phản ứng tự vệ như thông thường đối với những căn bệnh nhiễm khuẩn khác. Trong khi đó thì các cơ quan kiểm dịch chưa hề có một biện pháp hay công cụ nào để phát hiện những thực phẩm, động vật bị nhiễm prion đột biến. Bực bội vô cớ và rối loạn giấc ngủ là những triệu chứng đầu tiên. Thời gian ngắn sau đó, cùng với mức độ tổn thương ngày càng trầm trọng của não, tình trạng bệnh lý ngày càng tồi tệ, người bệnh mất trí nhớ, đi lại khó khăn rồi liệt hoàn toàn. Cuối cùng hệ miễn dịch sẽ suy sụp nhanh chóng. Đàn ông và phụ nữ sẽ bị chứng vô sinh cùng với nhiều cơ quan nội tạng khác có thể bị phá hoại như gan, thận, tim và nhất là não. Trong tất cả các trường hợp này, kết cục cuối cùng sẽ là cái chết của bệnh nhân. Có một thắc mắc là tại sao một căn bệnh được coi là “bí hiểm” và “kỳ lạ” trong quá khứ lại đang trở lên khá phổ biến trong thời đại ngày nay? Các nhà khoa học cho rằng, đây chính là hậu quả của việc sử dụng bừa bãi thức ăn cho động vật từ các chế phẩm của ngành công nghiệp thịt. Những năm cuối cùng của thế kỷ 20, đàn bò nước Anh đã bị prion đột biến tấn công. Để ngăn chặn, người ta đã phải thiêu sống hàng trăm ngàn con bò. Thế nhưng, ước tính rằng, bên cạnh đó có đến 900.000 con bò đang ủ bệnh đã được tiêu thụ làm thực phẩm trong thời gian từ năm 1986 đến 1996. Từ đó suy ra, có thể có tới 70.000 đến 80.000 trường hợp mới cả bò và người nhiễm bệnh do ăn thực phẩm chế biến từ thịt, sữa, xương… của những con bò kia. Chỉ tính đến đầu thập niên 1980, toàn thế giới đã nghi nhận 250 trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh do prion gây ra. Hiện prion đang đe dọa trầm trọng môi trường sống của các nước châu Âu. Mỗi năm có tới 150 người chết do ăn thịt bò nhiễm bệnh. Các trường hợp phát hiện giới hạn ở ba nước: Anh, Pháp và Ireland. Số nạn nhân của căn bệnh có xu hướng gia tăng liên tục trong vài năm qua, khiến dư luận càng thêm lo ngại. Thách thức mới của tạo hóa? Đã trên 200 năm kể từ ngày phát hiện ra trường hợp đổ bệnh đầu tiên, qua nhiều giai đoạn, cho đến nay, nền y học thế giới vẫn chưa biết rõ một cách chính xác nguồn gốc sâu xa của căn bệnh và vẫn chưa có loại thuốc hay cách điều trị nào có thể tác động lên các prion dù là tác động nhỏ nhất! Dư luận quan tâm dự đoán rằng, nếu không tiến hành những nghiên cứu tích cực nhất, nhân loại sẽ phải đối đầu với dịch bệnh do prion gây ra còn trầm trọng hơn cả AIDS. Không có gì ngạc nhiên khi ví nguy cơ prion như trái bom nổ chậm. Bởi thực tế cho thấy, những bệnh do prion gây ra có thể sau 20, 30 năm bị lây nhiễm mới xuất hiện triệu chứng. Ngay trường hợp con người đã mang mầm bệnh cũng thật khó xác định vì tiến bộ y học thế giới vẫn chưa có khả năng phát hiện sớm, trước khi cơ thể xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Trước mối nguy hiểm mà các prion có thể gây ra, giới khoa học đã và đang nỗ lực hết mình với hy vọng sáng chế được những phương thuốc thần kỳ, có khả năng đánh bại tác nhân gây bệnh này mà không làm ảnh hưởng đến cơ thể. Hy vọng đến một ngày gần nhất “sự thử thách mới này của tạo hóa’’ sẽ được các khoa học gia vượt qua!
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.