Kích thước đầu tỉ lệ khả năng trí tuệ

00792

Moderator
Staff member

Nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết khả năng trí tuệ của các bệnh nhân Alzheimer phụ thuộc vào chu vi đầu của họ. Chu vi đầu càng lớn, khả năng trí tuệ càng cao.
tritue1.jpg

Kích thước não ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ của bệnh nhân Alzheimer.
Các nhà khoa học Đức, Anh và Mỹ dưới sự chủ trì của bác sĩ Robert Perneski, trường Đại học Munchen đã tiến hành một nghiên cứu trên 270 người bị lú lẫn (bệnh Alzheimer) để khảo sát yếu tố nào tác động đến khả năng nhận thức. Họ kiểm tra khả năng trí tuệ trước hết là trí nhớ của những bệnh nhân này. Họ đo chu vi đầu và chụp ảnh quét não trên máy cộng hưởng từ để đánh giá mức độ teo lại của chất xám.
Kết quả cho thấy, khi có cùng mức độ teo các nơron, thì những bệnh nhân nào chu vi đầu càng lớn, thì càng có điểm cao về khả năng nhận thức. Nếu chu vi đầu tăng 1 cm thì kết quả thử khả năng ghi nhớ tăng được 6%, chu vi tăng 2 cm, khả năng ghi nhớ tăng 12%...
Như ta đã biết, kích thước đầu của trẻ sơ sinh và thể tích não của chúng không tỷ lệ thuận với nhau. Ở người trưởng thành, tỷ lệ giữa kích thước đầu và kích thước thân là 1,7đến 1,8 trong khi chỉ số này ở trẻ sơ sinh chỉ bằng 1,4.
Đôi với người già ở lứa tuổi 60, chỉ số ấy lại giảm xuống và não co lại chỉ bằng 93% so với thể tích của nó khi họ ở tuổi trung niên. Theo bác sĩ Robert Perseski, nguy cơ bị bệnh Alzheimer chịu ảnh hưởng lớn của sự phát triển não khi ở trong bụng mẹ so với khi đã ra đời.

Mỗi năm số bệnh nhân bị Alzheimer trên thế giới tăng lên khoảng 30 triệu người, chủ yếu ở các nước phát triển. Bệnh nhân bị mất trí nhớ, mất khả năng tư duy, các thói quen xã hội, có thể mất cả những thói quen vệ sinh cá nhân và những bệnh nhân nặng không thể sống tự lập nếu không có sự giúp đỡ của người luôn ở bên cạnh.

Ngay cả những người còn trẻ cũng có thể mắc bệnh Alzheimer, nhưng khi tuổi tác cao lên thì số bệnh nhân tăng rất nhanh. Ở lứa tuổi từ 65 trở lên cứ 5 năm thì số bệnh nhân lại tăng gấp đôi. Ở lứa tuổi 95, cứ 100 người thì 69 người bị bệnh.
Hiện nay chưa có loại thuốc nào để chữa trị bệnh Alzheimer và kể cả thuốc làm bệnh tiến triển chậm lại cũng chưa có.
Theo Vietnamnet:yeah:
 
Động đất New-Zealand: đổ sụp sông băng khổng lồ


Các nhà khoa học cho biết, trận động đất tấn công Christchurch - thành phố lớn thứ hai của New Zealand dường như đã mang tới "cú hích cuối cùng", làm sụp đổ một phần sông băng khổng lồ ở nước này.
Tạp chí National Geographic đưa tin, cơn địa chấn mạnh, 6,3 độ Richter đã làm vỡ tách một phiến băng có kích thước gấp 20 lần một sân bóng đá, theo chiều thẳng đứng khỏi sông băng dài nhất của New Zealand. Phiến băng khổng lồ nằm ở mặt trước sông băng Tasman đã đổ sụp xuống hồ Tasman sau khi trận động đất có tâm chấn cách đó 200km xảy ra chiều 22/2.
new.jpg

Các du khách chứng kiến một phiến băng khổng lồ nứt tách khỏi sông băng Tasman
và đổ sụp xuống hồ ngày 22/2. (Ảnh: NZPA)
Theo các nhà khoa học, khi đổ sụp, phiến băng khổng lồ đã tạo thành những đợt sóng cao tới 3,5 mét trong hồ Tasman.
"Chúng tôi đã nghe thấy một tiếng nứt vỡ lớn như bắn đạn súng trường", một du khách Mỹ có tham gia chuyến tham quan sông băng vào thời điểm đó kể trên tờ New Zealand Herald.
Martin Truffer, một chuyên gia về sông băng thuộc Viện Địa vật lý, Đại học Alaska (Mỹ), nhận định, sự kiện như trên rất hiếm gặp nhưng không phải là chưa có tiền lệ. Các mảng băng thuộc sông băng Hubbard ở Alaska cũng từng bị nứt vỡ vào năm 1958, tiếp sau một trận động đất lớn ở vùng đông nam bang này.
Tuy nhiên, các sự kiện như vậy không hoàn toàn xảy ra một cách ngẫu nhiên. "Phải có một trận động đất ở khu vực có sông băng sẵn sàng nứt tách một tảng băng lớn ...", ông Truffer nhấn mạnh.
Ngoài ra, các sông băng như Tasman, vốn tọa lạc trên hồ, có xu hướng ít bị nứt vỡ ở các đầu hơn so với những sông băng trên đại dương. Điều này khiến các sông băng trên hồ như vậy nhiều khả năng bị mất các phiến băng lớn hơn là các tảng băng nhỏ.
"Một khối lớn có lẽ đã sẵn sàng nứt vỡ, và trận động đất chỉ mang tới cho nó cú hích cuối cùng", ông Truffer nói thêm.:???:
Theo tờ New Zealand Herald, ngay cả trước trận động đất tại Christchurch, các hướng dẫn viên du lịch cũng đã nhận được cảnh báo không dẫn khách tiếp cận quá gần sông băng do mưa lớn trong vài tuần vừa qua. Ông Truffer lý giải, mưa có thể đã làm tăng mực nước hồ, khiến các phiến băng lớn dễ dàng nứt tách sông băng hơn. Hơn thế nữa, có thể một đầu của sông băng trôi nổi, không neo đậu vào lòng hồ.
Theo Vietnamnet:divien:
 
Các dải san hô có nguy cơ biến mất vào năm 2050

:socool:
Các dải san hô ngầm trên thế giới có nguy cơ biến mất vào năm 2050 do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu cũng như hành động khai thác thủy sản bừa bãi của các cộng đồng ngư dân ven biển.
Viện Tài nguyên thế giới (WRI) đưa ra cảnh báo trên trong buổi công bố báo cáo khoa học "San hô lại bị đe dọa" được tổ chức tại Washington ngày 23/2.
sanho.jpg
Theo WRI, khoảng 75% số san hô tại các vùng biển trên thế giới đang đứng trước hàng loạt mối đe dọa. Hơn 90% số san hô sẽ chết vào năm 2030 và đến năm 2050, toàn bộ các dải san hô trên phạm vi toàn cầu giúp nuôi sống hàng triệu người sẽ bị tàn phá hoàn toàn.
WRI nhận định, con người - tác nhân lớn nhất trực tiếp đe dọa sự sống còn của các rặng san hô tuyệt đẹp - đang hủy diệt hơn 60% hệ sinh thái dưới đáy đại dương này.
Ngoài ra, các tác động của biến đổi khí hậu cũng đang đặt các dải san hô trước nguy cơ bị "xóa sổ."
Nhiệt độ Trái Đất ngày một tăng lên đã khiến tảo cộng sinh trên san hô chết đi, gây ra hiện tượng mất màu của các dải san hô. Thêm vào đó, các vùng biển trên thế giới cũng đang dần bị axít hóa do lượng khí thải CO2 gia tăng, làm giảm khả năng sinh trưởng của san hô. Nếu không được ngăn chặn, hiện tượng này có thể khiến các quần thể san hô tàn lụi dần.
Các nhà khoa học cảnh báo nếu không hành động khẩn cấp và sâu rộng nhằm ngăn chặn các mối đe dọa đối với san hô, hệ thực vật biển này sẽ biến mất hoàn toàn, gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với cuộc sống của 500 triệu người, chủ yếu tại các nước đang phát triển ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.
Giới khoa học kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trên thế giới tăng cường công tác quản lý biển, hạn chế hành động khai thác biển bừa bãi và đặc biệt là giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo TTXVN
:welcome: Quý vị và các bạn sau khi đọc xong bài này, nhớ chú ý cố gắng giữ gìn, bảo vệ môi trường sống xung quanh ta nhe! Những gì con người thải ra biển, ra sông hay bất kỳ chỗ nào cũng đều làm ảnh hưởng đến các loài vật sống. Nhất là các ĐV biển. San hô góp phần làm đẹp cho vùng biển, hơn nữa, rất quan trọng đối với loài cá... Là nơi trú ngụ, sinh sống & đôi khi làm thức ăn:dance: cho những loài sinh vật biển... Cám ơn quý vị và các bạn đã đọc bài viết này!
 
Gây stress cho khoai tây

Phương pháp mới sản xuất thực phẩm chức năng mà bạn có thể tự làm để tăng cường sức khoẻ và phòng chống bệnh tật: Gây stress cho cây trồng.
Các nhà nông học trường Đại học Nông nghiệp và Thú y Thành phố Obichiro (thuộc Khu Hokkaido) đã làm những đại biểu Hôi nghị thường niên của Hội hoá học Mỹ rất sửng sốt khi báo cáo rằng, họ đã điều chế được các loại dược phẩm chữa các bệnh nặng và làm trẻ lại với nguyên liệu đầu chỉ là củ khoai tây bình thường.
Trong nhiều nămqurất nhiều nghiên cứu trên thế giới dành cho những chất chống oxi hoá, bảo vệ các tế bào khỏi sự xâm hại của các virus, điều trị các triệu chứng ngộ độc, stress và phòng chống bệnh tật… Đa số các chất này có trong rau quả.
Những chất chống ôxi hoá có hiệu quả nhất là poliphenol, có trong dâu rừng, nho, rượu vang đỏ, lựu, cà rốt, chè xanh. Chúng thường là chất tạo màu cho tự nhiên cho rau quả và dùng để phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và nhiều bệnh khác.
khoaitay.jpg

Bằng phương pháp gây stress cho cây trồng, khoai tây sẽ trở thành một loại thực phẩm chức
năng tự nhiên. (Ảnh minh họa)​
Nhưng vì chiếm tỉ lệ quá thấp nên giá thành của chúng trở nên khá đắt . Các nhà khoa học đã tìm ra được cách làm giàu các poliphenol trong các sản phẩm thường gặp. Họ đã tạo ra được những quả cà chua và những củ cà rốt có màu tím, những chiếc bắp cải màu da cam hoặc xanh da trời. Tất cả những rau quả này đều dựa trên sự áp dụng công nghệ gen hoặc phương pháp chọn lọc nhân tạo qua nhiều thế hệ.
Các nhà khoa học Nhật phát hiện ra rằng, hàm lượng các poliphenol rất quý này tăng lên một cách rõ rệt khi các rau quả bị… stress. Ví dụ khi đang phát triển chúng gặp khô hạn, bị hành hạ, đánh đập…
Họ đã làm giàu poliphenol trong khoai tây bằng nhiều cách để tăng hàm lượng poliphenol trong thời gian rất ngắn. Chẳng hạn họ đã gây trên chúng các sốc điện hoặc hướng vào chúng sóng siêu âm.
Họ mang khoai tây cho vào nước muối chừng 10 giây, sau đó thổi không khí đã ion hoá vào chúng 10, 20, 30 phút. Họ hướng các sóng siêu âm vào 5-10 phút. Kết quả là hàm lượng poliphenol đã tăng được 20% và các chất chống oxi hoá khác tăng tới 60%.
Theo các nhà nghiên cứu, phát minh của họ có thể mang lại cho ngành trồng trọt những khoản lợi nhuận rất lớn, bởi xu hướng hiện nay mọi người đều rất quan tâm đến thực phẩm chức năng, mang lại những lợi ích cho sức khoẻ, đồng thời phòng chống được các bệnh tật.
Thậm chí bạn có thể tự trồng trong mảnh vườn riêng của gia đình, như “khoai tây chống ung thư” chẳng hạn để dùng hàng ngày. Tất nhiên,nếu trở thành một phong trào đại trà, người ta sẽ sản xuất và cung cấp những thiết bị chuyên dùng để “gây thương tích” cho rau quả nhằm nâng hàm lượng chất chống ôxi hoá ví dụ như máy phát siêu âm để mọi người có thể tự làm các sản phẩm chức năng như mình muốn.
Theo Vietnamnet
 
Sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu không độc hại

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Bảo vệ thực vật đã hoàn thiện công nghệ sản xuất sử dụng 7 chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng để phòng trừ dịch hại trên một số cây trồng nông-lâm nghiệp, có khả năng thay thế các loại thuốc hóa học độc hại. Đây là sản phẩm của Đề tài khoa học cấp Nhà nước với mã số KC 04-12.
3872604525_8b6b41a5f8_o.jpg
Bằng kỹ thuật công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất: Chế phẩm trừ sâu xanh, sâu khoang, sau tơ hại rau đạt 75-89% sau 10 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bacillus thuringienis (Bt) phòng trừ các loại sâu keo, sâu tơ, sâu khoang đạt hiệu quả sau 5-7 ngày phun thuốc. Chế phẩm Bt sản xuất theo phương pháp lên men phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có các chế phẩm nấm côn trùng trừ sâu hại có hoạt lực diệt côn trùng cao; Chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại; Chế phẩm tuyến trùng sinh học trừ sâu hại cây trồng; Chế phẩm Momosertatin trừ sâu hại rau; Chế phẩm kháng sinh Ditacin có nguồn gốc từ xạ khuẩn và chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại cây trồng.

Trên cơ sở phát triển nghiên cứu của đề tài, các sản phẩm này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một số tỉnh thành phố mở rộng ứng dụng trong chương trình sản xuất rau an toàn, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Cần Thơ.

Hiện nay, một số Chi cục Bảo vệ thực vật được ngành bảo vệ thực vật cho phép đưa vào sử dụng chế phẩm này trong sản xuất rau an toàn như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nam, sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. :rose:

Các chế phấm bảo vệ thực vật sinh học sản xuất trong nước đã góp phần giảm lượng thuốc nhập nội khoảng 10 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho các công ty, đơn vị tiếp nhận công nghệ, chủ động về nguyên liệu, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, yên tâm sử dụng trên một số cây trồng như rau, quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng./.
Theo Vietnam+
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top