Biến dầu ăn đã qua sử dụng thành nhiên liệu sinh học

00792

Moderator
Staff member
:socool:
Các nhà khoa học thuộc viện Hóa học, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã sản xuất thành công nhiên liệu sinh học từ dầu thực vật thải.
dau.jpg

Dầu thực vật (dầu ăn) đã qua sử dụng có thể được thu gom lai để xử lý,
chế biến thành liệu sinh học.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, dầu ăn khi đun đi đun lại nhiều lần ở nhiệt độ cao sẽ bị ôxy hóa và polyme hóa nên mất dinh dưỡng, đặc biệt, khi thức ăn bị cháy đen trong môi trường dầu sẽ trở thành cặn cacbon, là nguyên nhân gây bệnh ung thư, tim mạch, bệnh Parkinson, mất trí và những bệnh liên quan đến gan.
Th.S Trần Quang Vinh, viện Hóa học cho biết, bên cạnh việc gây tác hại rất xấu đến sức khỏe con người, việc thải thẳng dầu thực vật thải ra môi trường cũng gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí nghiêm trọng. Trong khi đó, dầu thực vật thải có thành phần tương tự như dầu thực vật, rất phù hợp để ứng dụng làm nguồn sinh khối cho chế tạo nhiên liệu sinh học.
KS. Nguyễn Thị Thanh Loan, viện Hóa học cho rằng dầu thực vật thải đã qua chế biến có thành phần phức tạp, ngoài dầu mỡ còn chứa nhiều tạp chất như muối, tạp chất cơ học, cặn cacbon, nước, đường... Do đó, trước khi cracking (quá trình phản ứng hóa học nhằm phá vỡ chuỗi hydrocacbon dài thành các hydrocacbon ngắn), dầu thực vật thải cần được xử lý loại bỏ tạp chất.
Kết quả thu được sau quá trình cracking dầu thực vật thải là khí khô (chứa chủ yếu các khí H2, CO, CO2, CH4, C2H6, C2H4), khí hóa lỏng, và xăng. Những sản phẩm này hoàn toàn có thể sử dụng được và có chất lượng tốt.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, bên cạnh việc biến dầu thực vật thải thành nhiên liệu sinh học phục vụ đời sống con người, đề tài còn tối ưu hóa nguồn nguyên liệu xúc tác bằng cách sử dụng nguồn silic được chiết tách từ trấu, một loại sản phẩm nông nghiệp rẻ tiền, sẵn có ở Việt Nam.
PGS.TS Lê Thị Hoài Nam, chủ nhiệm đề tài cho biết các sản phẩm thu được có thể áp dụng làm nhiên liệu sinh học gốc pha cùng các loại nhiên liệu từ dầu mỏ trên thị trường sẽ làm cho chất lượng nhiên liệu tốt hơn. Nếu được sản xuất ở quy mô công nghiệp có thể hạ được giá thành nhiên liệu. Đồng thời, mở ra hướng nghiên cứu sản xuất nhiên liệu từ các loại dầu thực vật không ăn được như dầu cọ, dầu Jatropha.
Ở Việt Nam những năm qua, lượng nhập khẩu xăng dầu liên tục tăng, trung bình từ 7-9%/năm. Theo thống kê, năm 2010, Việt Nam nhập khoảng 16,5 triệu tấn xăng dầu các loại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước vào khoảng 17 triệu tấn.
Theo Đất việt:dance:
 
Thuốc chống ung thư: Cuộc thử nghiệm thần kỳ


Cho đến ngày này, để đối phó với căn bệnh ung thư, nhiều biện pháp đã xuất hiện. Xét về cơ bản thì điều trị ung thư bao gồm 4 biện pháp chính: phẫu thuật, tia xạ, hoá chất và miễn dịch. Mặc dù có những tác dụng phụ hệ trọng nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các hoá chất trị liệu ung thư trong tiến trình đẩy lùi chứng bệnh nan y này.
ungthu3.JPG
Tế bào “hủy diệt”
Đặc điểm thứ nhất của tế bào ung thư là tốc độ sinh sản nhanh và khả năng sinh tồn mạnh mẽ. Chúng sinh sản liên tục và hầu như không có thời gian nghỉ. Không những vậy, chúng còn có khả năng lấy chất dinh dưỡng từ tế bào lành xung quanh và thậm chí là lấy hết. Nếu để dễ hình tượng hoá người ta gọi những tế bào này là những tế bào “kẻ cắp” tham lam. Dinh dưỡng càng nhiều chúng càng lấy nhiều và sinh sản càng nhanh. Thế nên, tốc độ sinh sản của tế bào ung thư vượt xa cách biệt so với tế bào thông thường. Mặt khác, chúng lại có khả năng kích thích sinh tạo mạch máu để nuôi dưỡng cho chính nó. Vì thế mà chúng có thể sinh tồn ngay cả khi cơ thể người bệnh bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng.
ungthu2.JPG

Một tế bào ung thư đang phân chia.
Đặc điểm thứ hai đó là khả năng thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể. Các tế bào khỏe mạnh phải liên kết chặt chẽ với những tế bào “hàng xóm” khác để tồn tại. Chúng liên kết với nhau để cùng sinh tồn cấu trúc nên cơ quan. Chúng luôn gửi - nhận những thông tin kiểm soát của nhau. Một tế bào này không thể phát triển quá mức xâm lấn chỗ và không gian của tế bào bên cạnh. Những thông điệp này luôn được gửi qua những tiểu thể liên kết, nhưng chất cytokin do tế bào tiết ra. Nhưng tế bào ung thư có khả năng đặc biệt, chúng tồn tại nhưng không cần liên kết với những tế bào xung quanh và thoát khỏi sự kiểm soát mô cũng như sự kiểm duyệt của cơ thể.
Đặc điểm thứ ba, những tế bào ung thư lại có khả năng phát tán khắp nơi trong cơ thể.Nếu một tế bào bình thường mà bị đứt liên kết mô với tế bào bên cạnh, ngay tức khắc, chúng không thể tồn tại vì chúng mất môi trường nuôi dưỡng. Nhưng với tế bào ung thư thì điều này không phải là trở ngại lớn lắm. Chúng có khả năng tự tách ra khỏi mô và luôn có xu hướng tự tách ra khỏi quần thể cũ, trôi nổi trong máu và bạch huyết, tự dừng lại ở bất cứ nơi nào trên đường chúng qua. Khi dừng lại, chúng có khả năng bám dính, bắt chặt vào mô và tái tạo một khối mới như khối ban đầu mặc dù ở cách xa. Khả năng siêu phàm này của tế bào ung thư được y học gọi là di căn.
Dược học đi đến đâu?
Mới chỉ xuất hiện được hơn 3 thập kỷ nhưng ngành dược trị liệu ung thư đã bào chế ra nhiều sản phẩm có tác dụng điều trị tương đối hiệu quả. Các hoá chất trị liệu ung thư có thể được sử dụng như một liệu pháp đơn độc hay như một liệu pháp kết hợp để điều trị bệnh. Dù như thế nào thì dược học ung thư cũng có những ưu thế mà các biện pháp khác khó mà có được.
Dưới góc độ lâm sàng, các hoá chất trị liệu ung thư bao gồm 4 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là các tác nhân alkyl hoá bao gồm những chất có khả năng chuyển nhóm alkyl vào các phân tử sinh học làm suy giảm chức năng các phân tử này. Alkyl AND sẽ dẫn đến chết tế bào và tế bào ung thư do đó sẽ bị tiêu diệt. Nhóm thứ hai là các thuốc kháng chuyển hoá. Đây là những tác nhân hoá học làm thay đổi quá trình sinh tổng hợp các vật chất di truyền (nuclotid và nucleic), do đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh sản tế bào. Nhóm thứ ba là các allkaloid thực vật như vinblastine, vincristine, bleomycin, dactinomycin, daunorubicin, doxorubicin, etoposide, idarubicin... Các thuốc này được chiết xuất từ thực vật. Nhóm thứ 4 là các chất có nguồn gốc hormon nhằm làm giảm nồng độ hormon tại khối ung thư. Nhóm này được sử dụng nhằm tiêu diệt những khối u mà sự sinh tồn phụ thuộc hormon như ung thư vú, ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng.
Và cuộc thử nghiệm thần kỳ
ungthu.JPG

Fingolimod được sử dụng như một chất ức chế miễn dịch.
Tại Viện nghiên cứu Centenary, người ta đã thử nghiệm tế bào ung thư buồng trứng với cisplatin và một dược chất đầy hứa hẹn mới là FTY720. FTY720 vẫn được biết đến với cái tên fingolimod, một dẫn xuất tổng hợp của sphingosine, từ lâu được sử dụng như một chất ức chế miễn dịch dùng để điều trị tình trạng thải ghép, điều trị các bệnh như đa xơ cứng và nhiều bệnh tự miễn khác. Nó cũng được sử dụng trong hỗ trợ điều trị một số loại ung thư. Và lần này nó được thử nghiệm để tìm hiểu cơ chế kháng thuốc.
Nhưng một sự may mắn và một thành công khoa học đã xuất hiện. Các nhà khoa học thấy rằng, FTY720 không những có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư buồng trứng thông thường mà còn có tác dụng tiêu dịêt cả những tế bào ung thư buồng trứng đã kháng hoàn toàn với hoá chất ung thư, mà cụ thể trong thí nghiệm này là kháng với cisplatine, làm cho chúng không thể kháng cự, sửa chữa hay tái sinh. Điều đặc biệt là người ta còn phát hiện ra một cách thức mới tiêu diệt tế bào ung thư. Bởi những hoá chất thông thường tiêu diệt tế bào đều chung một cơ chế cuối cùng là khởi động chu trình chết tế bào theo chương trình gắn liền với các men caspase, một men phân hủy protein. Nhưng FTY720 lại có thể khởi động quá trình này độc lập với men caspase, nghĩa là không có những men này quá trình này vẫn được thực hiện. Điều này là vô cùng có ý nghĩa vì như thế chúng ta không những đem lại cơ hội điều trị cho những bệnh nhân ung thư đã kháng điều trị mà còn mở ra một lĩnh vực mới trong nghiên cứu bào chế dược liệu trị ung thư theo một phương thức mới.
Với những thí nghiệm như thế này, chúng ta hy vọng không xa nữa sẽ mở được cánh cửa đẩy bí mật tiêu diệt vĩnh viễn và hoàn toàn tế bào ung thư, không những với tế bào ung thư buồng trứng mà còn nhiều loại ung thư khác nữa.
Theo Sức khỏe Đời sống
 
Nhật Bản: Tạo ra tinh trùng từ tế bào gốc đa năng

Các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã lên kế hoạch chế tạo tế bào sinh sản từ tế bào gốc đa năng (iPS) - loại tế bào có khả năng biến đổi thành nhiều tổ chức tế bào khác nhau - trong môi trường phòng thí nghiệm.
tebao.jpg
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) ngày 18/2 đã nghiệm thu kế hoạch nghiên cứu khoa học của nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Keio.
Các nhà khoa học ở Đại học Keio đã tiến hành nghiên cứu trên nhằm xác định cơ chế hình thành tế bào sinh sản ở động vật.
Các nhà khoa học Nhật Bản hy vọng có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu trên nhằm tìm ra phương thuốc hữu hiệu chữa trị chứng vô sinh, căn bệnh cướp đi niềm hạnh phúc của hàng triệu cặp vợ chồng trên thế giới.
Tuy nhiên, hiện tại MEXT có quy định cấm mọi hoạt động cho thụ tinh trứng và tinh trùng nhân tạo ở người.:yeah:
Theo giáo sư Okano, ban đầu Đại học Keio có kế hoạch phối hợp cùng một cơ quan y tế thuộc bộ để tiến hành nghiên cứu trên song do bị hiểu nhầm rằng, đây là hoạt động nghiên cứu tế bào phục vụ cho điều trị vô sinh nên đã tách ra làm riêng.
Theo Vietnam+
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,914
Latest member
23winpayless
Back
Top