Những màn tỏ tình của động vật

00792

Moderator
Staff member

Nụ hôn của tình yêu đôi lứa, của mẹ dành cho con là những hình ảnh thú vị về động vật, được tạp chí National Geographic giới thiệu nhân dịp ngày tình yêu 14/2.

1.jpg

Tình cảm mẹ con lạc đà không bướu. Ảnh: Joseph Rescinito.

3.jpg

Sư tử biển mẹ dành nụ hôn âu yếm cho đứa con mới sinh ở đảo Galápagos. Ảnh: Oanne Lembeck.




7.jpg

Cách thể hiện tình cảm lãng mạn mà hai chú ngựa dành cho nhau. Ảnh: Anthony M Tortoriello II.

11.jpg

Hai chú bỏ say đắm trong nụ hôn. Ảnh: Fernando Villalobos.
12.jpg

Cặp sư tử voi mơn man nhau. Ảnh: lNeal Lillis.
19.jpg

Nụ hôn say đắm của đôi vẹt xanh. Ảnh: Choudhury Sarada Prasanna Nanda.
15.jpg

Nụ hôn của một chú chó dành cho một chú dê mới sinh. Ảnh: Eric Winters.
16.jpg

Hai anh em sư tử biển. Ảnh: Marie Destefanis.
17.jpg

Cách thể hiện tình yêu của loài đười ươi. Ảnh: Egan Chandra.
18.jpg

Cặp chồn Meerkat châu Phi với nụ hôn nhẹ nhàng. Ảnh: Gabriella Kiss
Theo Vnexpress:yeah:
 
Lộ diện thủy quái huyền bí tại Anh


Những hình ảnh rõ ràng nhất về “thủy quái” huyền bí tại hồ Windermere (Anh) đã được đăng trên tờ Daily Mail vào sáng nay (18/2).
thuyquai.jpg

(Hình ảnh được cho là thủy quái do Tom Pickles chụp lại)
Qua bức ảnh có thể thấy con vật kỳ quái trong truyền thuyết có lớp da màu đen và bốn cục bướu khổng lồ nổi lên trên mặt hồ trong sương mù.
Bức ảnh do Tom Pickles (23 tuổi) dùng điện thoại có chức năng ghi hình chụp lại. Tom cho biết vào lúc 10:53 ngày 11 tháng 2, một con vật khổng lồ dài bằng ba chiếc xe đột nhiên nổi lên trên hồ Windermere ngay trước mắt anh. Anh đã kịp chứng kiến 20 giây xuất hiện hiếm hoi của con vật kỳ lạ này. Căn cứ vào chiếc bóng của nó có thể phán đoán con vật này còn to hơn nhiều lần so với những gì anh nhìn thấy.
Sarah Harrington (23 tuổi) đi cùng Tom cho hay nó trông như một con rắn khổng lồ.
Đây là bức ảnh thứ 8 chụp hình ảnh tương tự như Brownessie xuất hiện trên hồ Windermer kể từ những năm 50 của thế kỷ trước. Tuy nhiên chưa có lần nào có đầy đủ cả hình ảnh và miêu tả cụ thể như thế này. Đáng tiếc là Tom và Sarah không kịp tìm thấy nút quay phim để thu lại toàn bộ khoảnh khắc xuất hiện của nó.
Bức ảnh của Tom hoàn tòan trùng khớp với những gì mà Steve Burnip, một giảng viên báo chí, đã từng miêu tả về con quái vật bên bờ hồ tại lâu đài Wray vào năm 2006.
Tuy nhiên, Giáo sư Ian Winfield tại trường đại học Lancaster lại cho rằng, loài động vật có thân hình dài bằng ba chiếc xe không thể tồn tại trong hồ Windermere.
Theo Vietnamnet
 
Phát hiện rùa luýt quý hiếm tại Indonesia

Các chuyên gia bảo tồn cho biết, họ vừa tìm thấy một con rùa luýt, loài rùa biển lớn nhất thế giới và đang có tên trong danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng, trên một bờ biển ở đảo Sumatra, Indonesia.
quyhiem.jpg

Rùa luýt có thể dài tới 3m khi trưởng thành - Ảnh: AP
rua.jpg
160810luyt02.jpg
Thông tin với AP ngày 17-2, chuyên gia bảo tồn Khairul Amra nói cùng với con rùa dài 2m này, họ cũng tìm thấy một tổ rùa có 65 cái trứng. Con rùa sau đó đã bơi xuống biển.
Rùa luýt xuất hiện trên Trái đất được hơn 100 triệu năm, là một trong những loài sống trên quy mô rộng nhất thế giới. Chúng có thể dài tới 3m khi trưởng thành, tuy nhiên dân số của chúng hiện đang bị suy giảm nhanh, chủ yếu do hoạt động đánh bắt cá và bị con người lấy trứng.
Theo TTO
 
Các loài động vật cũng có tình cảm như con người. Chỉ có con người chúng ta luôn không tôn trọng sự sinh tồn của các loài động vật khác thôi. Hy vọng chúng ta tới một ngày nào đó không phải chứng kiến tự tuyệt chủng của toàn bô sinh vật trên trái đất
 
Lòng vị tha ở ĐV


20034391_images61774_meerkat24.jpg
Meerkat, một trong những loài nổi tiếng vị tha. Thế giới sinh vật có thật nhiều bí ẩn kỳ thú. Chẳng hạn, tại sao loài meerkat (chồn đồng cỏ châu Phi), chim bói cá châu Úc và nhiều động vật sống theo cộng đồng lại "từ chối" cơ hội sinh sản của riêng mình để nuôi con cho thành viên khác? Cuộc nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học Anh và Scotland hợp tác thực hiện sẽ giúp chúng ta tìm ra câu trả lời.:yeah:
Từ lâu, giới nghiên cứu đã tranh cãi rất nhiều về hành vi "quên mình" này, bởi vì không ai xác định được liệu điều này có mang lại lợi ích trực tiếp cho chính bản thân kẻ "giàu lòng vị tha" hay không. Theo một số người, thực ra đây chỉ là hành vi động vật rèn luyện kỹ năng trông con sau này cho mình mà thôi. Những người khác lại cho rằng, hành động nuôi hộ con cái của họ hàng sinh tồn giúp động vật truyền một phần gene cho thế hệ sau. Theo thuật ngữ khoa học, đây là "thuyết chọn lọc họ hàng".
Các nhà nghiên cứu chọn ra 15 loài chim và 3 loài thú có vú để tiến hành thử nghiệm. Họ nhận thấy, những kẻ giúp đỡ rất giỏi phân biệt bà con xa với họ hàng gần, từ đấy chúng chọn ra những đối tượng phù hợp để giúp các thành viên khác trong cộng đồng duy trì nòi giống. Nhà sinh học tiến hóa Stuart West thuộc ĐH Edinburgh (Scotland) cho biết: "Chúng tôi biết rằng ở những loài mà lợi ích của hành vi giúp đỡ họ hàng mang lại nhiều lợi ích cho kẻ giúp đỡ, thì việc "ưu ái" trở nên rất phổ biến. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất về thuyết chọn lọc họ hàng".
Ngược lại với thuyết của Darwin?
Theo thuyết chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin, thành công về mặt di truyền của bất kỳ động vật nào cũng được đo bằng số lượng con mà nó nuôi được để truyền lại ADN. Tuy nhiên, có nhiều loài lại hy sinh cơ hội có con để nuôi nấng, chăm sóc và bảo vệ con cái đồng loại. Điển hình là loài chim giẻ cùi bụi rậm ở Florida, Mỹ. Cứ mỗi cặp chim trống mái nuôi con lại được 6 đồng loại "ở vậy" giúp đỡ. Thông thường, những kẻ "tốt bụng" là con của các lứa trước. Và các cặp được giúp đỡ thường thành công gấp rưỡi các cặp không được giúp đỡ trong việc nuôi con.
Trên thế giới, khoảng 220 loài chim và 120 loài thú có vú, trong đó có chó hoang châu Phi, tinh tinh, chuột chũi không lông, sư tử, chim ăn ong, chim bói cá châu Úc và chim chích Seychelles, đều ít nhiều có hành vi nuôi giúp con cho đồng loại. Nhiều khi, kẻ giúp đỡ quên cả việc tìm bạn tình cho riêng mình.
Chọn lọc họ hàng
Những năm 1960, các nhà nghiên cứu giải thích rằng hành vi giúp họ hàng nuôi con sẽ cho phép kẻ giúp đỡ gián tiếp truyền gene cho thế hệ sau, bởi vì giữa các cá thể có nhiều gene giống nhau. Theo West, cách giải thích này chỉ đúng đối với những côn trùng sống cộng đồng như ong mật và ong bắp cày mà thôi. Còn đối với động vật có xương sống thì khó có thể chấp nhận được. Ong thợ là nhân bản vô tính của ong chúa, nhưng lại không có khả năng sinh sản. Như vậy, chúng chỉ có thể truyền gene của mình qua con cháu của ong chúa. Còn chim và động vật có vú thì khác, bởi vì chúng hoàn toàn có thể sinh sản. Bởi vậy, khi giúp đỡ đồng loại, chúng phải chấp nhận hy sinh.
Những người phản bác thuyết chọn lọc họ hàng lại cho rằng, động vật có xương sống được lợi theo cách khác. Qua giúp đỡ đồng loại, chúng có thể học được những kỹ năng cần thiết cho việc nuôi con sau này, tránh khỏi bị thú dữ ăn thịt, nâng cao vị thế trong cộng đồng và dễ dàng tìm được "bạn tình".:rose:
Để chứng minh cho thuyết chọn lọc họ hàng, West và một đồng nghiệp quyết định quan sát các loài có khả năng phân biệt thành viên gia đình với họ hàng xa và các đồng loại không quen biết. Trong số các loài đem thử nghiệm, có những loài nổi tiếng "vị tha" như chồn lùn, meerkat, chim giẻ cùi bụi rậm Florida, chim xanh Tây Mỹ và ác là Australia. Sử dụng phương pháp thống kê và so sánh dữ liệu thu thập được, hai nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, loài nào phân biệt đồng loại tốt nhất và ưu tiên giúp đỡ cho họ hàng gần gũi đều được lợi nhiều nhất.
West nói: "Mức ưu tiên giúp đỡ hoàn toàn phụ thuộc vào lợi ích mà kẻ giúp đỡ đạt được. Các loài nuôi được nhiều con như bói cá và chim chích Seychelles đều là những loài có khả năng nhận biết họ hàng giỏi nhất. Nếu không, chúng sẽ tạo cơ hội cho loài khác phát triển".
(Khánh Hà - Theo National Geographic):socool:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top