old

Em nghĩ làm như thế số bài cũng tăng lên vô hạn và hết đường tìm được. Chỉ có hoạt động theo kiểu gần đây của answer. Khi đó trong một thread, câu trả lời được rate cao đi lên trên cùng. Tuy nhiên nhược điểm và ưu điểm là thread không được và bị chạy lung tung từ việc này sang việc khác như forums. Câu hỏi được search và có câu trả lời tương ứng. Đôi khi em thấy chạy lung tung thế mới hay.
 
Hiện các trang quản lý link, tài liệu trực tuyến thì có nhiều. Bản chất là:
Anh A, trong quá trình tìm tài liệu --> thấy bài báo này hay --> save lại, gõ tag --> và có thể tuỳ chọn share danh sách các bài báo trong kho của mình cho mọi người.

Tuy nhiên, nó không giải quyết triệt để ở chỗ:

Anh A: có tài liệu về 1 chủ đề mà anh ta nghĩ là đồng nghiệp của anh A ở lĩnh vực khác quan tâm ---> làm sao anh ta đẩy nó cho đồng nghiệp mình?

Anh B: đang cần tìm tài liệu về nghề nghiệp science illustrator ---> ảnh sẽ dễ dàng tìm được nhờ google. Tuy nhiên nếu có 1 website trung gian chứa tài liệu về lĩnh vực đó, do một vài người hiểu được tầm quan trọng của lĩnh vực đó, upload lên ---> anh B vào xem sẽ nhanh hơn chứ.

Trang Answer.com thì hoạt động cũng cùng ý tưởng này. Nhưng xét kĩ thì nó là website, giống như yahoo answer, người dùng đặt câu hỏi ---> nhận được câu trả lời.

Còn hệ thống mình nói nó giống như trang Khoahoc.com.vn vậy, nhưng thay vì do ban biên tập (1 nhóm nhỏ người) lọc tin đưa lên thì ở đây do cộng đồng mạng lọc tin (theo cách riêng từng người đưa lên).

Dựa vào comment ở mỗi tin mà ta biết tin tức đó đáng được giữ lại trên website hay sau 1 thời gian thì xoá đi cho đỡ chật.

Nó sẽ có tác dụng như sau:

+ Chị B làm về lĩnh vực nhân giống cây cắt cành ở 1 viện sinh học.
+ Chị B vì nhiều lý do ko có thời gian lọc tin tức về thành tựu mới nhất của lĩnh vực mình làm (về mảng xuất nhập khẩu, thị trường tiêu thụ, chuyển gen....).
+ Chị B chỉ việc lên website ABC, search từ khoá: "nhân giống cây cắt cành"
+ Ngay lập tức: các mẫu tin (link đến nguồn gốc, link download pdf) liên quan sẽ xuất hiện.
+ Chị B thấy nhiều quá, ngộp quá. Nên mới xếp hạng nó theo kiểu:
----- nhiều người comment nhất (chắc là bài viết gây dư luận)
----- lĩnh vực kinh tế-marketing (bài báo về cây cắt cành ở góc độ kinh tế)
----- lĩnh vực hợp tác nghiên cứu, thành tựu bên Maylaysia (những bài báo viết về tình hình cây cắt cành ở nước bạn...)

+ Nhờ có những thông tin như vậy, chị B nắm được tốt hơn lĩnh vực cây cắt cành rộng hơn. Không còn phụ thuộc nhiều vào các tạp chí chuyên ngành nữa (vốn chứa những bài viết cũng được chọn lọc do 1 nhóm những chuyên gia trong lĩnh vực đó).


+ Hệ thống lọc tin, tôi đề cập ở đây, đòi hỏi mẫu tin sau khi được đưa lên, các bạn có nhu cầu sẽ search và đọc nó. Sau đó comment và đánh dấu vào những thể loại mà mẫu tin nên thuộc về ---> phương pháp phân loại tin tức dựa trên tri thức của đám đông sẽ chính xác hơn phân loại tin tức dựa trên tri thức của vài chuyên gia.

+ Lâu năm dài tháng thì database đúng là ngồn ngộn thật. Nhưng mình nhìn nhận nó như cách sắp xếp cơ sở dữ liệu của trang website chia sẻ torrent, theprivatebay.org vậy. Chỉ cần search với từ khoá, ra bài viết (có lời mào đầu bằng tiếng Việt là thấy thân quen), rank theo độ hữu ích, download về và xem, sau đó comment về nội dung để yêu cầu xoá hay giữ.

Cũng thú vị lắm chứ đúng ko nào :)

Hiểu về tinh thần (đoạn bôi đen) nhưng nhớ đến 1 câu thảo luận nào đó trên Wikipedia "Chân lý (sự thật) là thông qua biểu quyết (số đông)?" Nói chung là cái cần là phải có 1 core team tầm 5 -7 ng thì làm cái gì cũng dễ.

Bạn xem trang lácải.org chưa? (ko có ý gì đâu) nhưng trang đó thiết kế giống giống như ý tưởng của bạn nhưng trong lĩnh vực điểm báo, vote, comment
 
Bắt đầu với các bài báo thì hơi mông lung quá, nhưng nếu khởi động với sách và blog, wiki thì sao nhỉ? (VD: Thêm chức năng cho phép người đọc tự bổ sung thể loại/tag vào các bài viết trên VLOS của anh Hiếu ^^ Tất nhiên ở dạng suggestion, sau đó core team sẽ đánh giá và quyết định accept hay reject)
 
@Thành: ngay cả sách anh cũng thấy quá nhiều. Có 1 số blog của các bác làm Toán, KHMT cũng tạo các list những sách cần đọc. Nhưng thực tế a nghĩ cũng khó có ng nào cầm tay chỉ lối cho chính xác nhu cầu của mình ngoài chính bản thân mình.

A thì muốn tạo cái list những nhà khoa học VN đang làm việc trong và ngoài nước, chuyên ngành và danh sách công bố KH của họ. Cái này để phục vụ việc hợp tác trong và ngoài nước tốt hơn.
 
Hãy suy nghĩ và tưởng tượng thêm những mặt hạn chế của 1 hệ thống lọc tin sử dụng bộ lọc riêng của đám đông. Chúng ta sẽ lọc 1 lần, hay lọc liên tục, lọc lại từ cái đã được lọc cẩn thận hay chỉ là lọc thô?

Cơ sở khoa học của việc duyệt tin là dựa vào đâu? Nhu cầu đại chúng hay nhu cầu hàn lâm? Tin tức duyệt xong đến với tay của những người có tiền, thiếu ý tưởng bằng con đường nào?

Khả năng thương mại hoá ra sao? Và cơ sở dữ liệu lưu trữ như thế nào, kết hợp giữa torrent (peer to peer), mediafire (3rd party) hay mua 1 server thật khủng để chứa dữ liệu?

theo ý kiến của tôi

1, ko nên lọc tin. Dùng vote và rank cùng với editor selection để định hướng bạn đọc

2, nhu cầu và chất lượng dựa vào nến tảng ng đóng góp

3, nên tránh vi phạm bản quyền ngay từ đầu
 
-----------------
Vấn đề 1: Về gửi bài viết chia sẻ: giả sử tôi có acc của trang Nature và tôi download 1 file pdf (có giá 15$) về máy tính. Sau đó tôi upload file pdf này lên hệ thống, kèm theo review của tôi về nội dung bài viết. Xong.


-------------------
Vấn đề 2: Về tính ẩn danh của nhóm chuyên gia: liệu có ép buộc chuyên gia gửi bài phải công khai tên tuổi, học vị?

Vấn đề 1: Mục đích không biện minh được cho hành động. Tùy thuộc nơi giữ bản quyền họ release tác phẩm theo giấy phép nào mà mình phải tuân thủ theo đó.

Theo anh cái quý nhất của ta là những comments của chuyên gia = tiếng Việt. Còn việc download tiện lợi cho người đọc thật nhưng lại nguy hiểm cho cả hệ thống. Nếu ng đọc muốn hỗ trợ download thì có thể request rồi mình có cộng tác viên up lên 3rd party sites chứ ko để file bản quyền trên server. Điều này còn giúp tăng tương tác của ng đọc với website chứ ko kiểu ăn sẵn.

Vấn đề 2: Theo anh thì cái khó khăn nhất là tập hợp được 1 số nhất định chuyên gia về 1 vài ngành. Cái gì là động lực để họ đóng góp bất vụ lợi cho website. Ngoài yếu tố thiện nguyện ra thì sức ảnh hưởng lên cộng đồng chuyên ngành cũng là 1 yếu tố. Thế nên anh thiên về việc công khai không chỉ họ tên, địa chỉ nơi làm việc, chuyên ngành sở trường mà còn chụp 1 cái ảnh thật đẹp up lên mới là đúng nghĩa. Việc đăng ký tham gia nhóm "chuyên gia" thì cũng chỉ làm đơn giản như là gửi CV (có địa chỉ điện thoại liên lạc) có kèm ảnh.
 
[1]. Về vấn đề request bài viết rồi nhờ cộng tác viên up lên mediafire (3rd party) thì em cũng muốn làm rõ:

+ Người đọc khi search ra bài viết. Họ sẽ thấy những gì?


a) Tiêu đề mẫu tin
b) Abstract mẫu tin
c) Comment của chuyên gia (review, lời giới thiệu về mẫu tin)
d) Link đến bài báo gốc của nhà xuất bản
e) Các comment khác của người xem
f) Các thể loại (tag/keyword) của mẫu tin => hệ thống phân loại ngữ nghĩa hợp lý
g) Các mẫu tin khác gợi ý đọc (xem thêm)
h) Các thành viên đã chú ý đến mẫu tin (là cơ sở để hình thành các nhóm cùng interest)

Như vậy, mục link download là người đọc thấy liền link download đó rồi download về máy liền ngay tức thời hay phải request và chờ vài ngày để cộng tác viên download bài?

Về bản chất thì cộng tác viên cũng hành động là lên trang Nature, dùng acc download bài về, rồi upload lên cho người xem. Như vậy, hành vi đó vẫn bị coi là vi phạm bản quyền?

Hay cụ thể hơn, khi trang Sciencedirect họ phát hiện hệ thống mình hoạt động lách luật theo kiểu đó, họ vẫn có cơ sở để kiện hệ thống mình? hay kiện cộng tác viên upload bài lên 3rd party?

Liệu chúng ta có áp dụng cùng lý luận của những website chia sẻ nhạc về vấn đề bản quyền trong việc cho thành viên upload tự do lên hệ thống như hiện nay? Hay dùng lý luận của các trang torrent để lách luật (chuyển giao tài liệu peer-to-peer là vi phạm bản quyền của người sử dụng chứ ko phải do hệ thống)?

Về mặt nguyên tắc chúng ta không khuyến khích việc này và không trả lương cho CTV để làm việc đó. Người đọc muốn xin file thì cần phải để lại tên hoặc email liên lạc. Chúng ta chú trọng vào những đóng góp về review
còn những readers có động lực riêng để lấy những gì họ cần.

[2]. Về vấn đề tập hợp CV chuyên gia hay động lực để họ đóng góp, thì mình xem trang wikipedia/VN là một ví dụ.

Tôi ko thấy mình cần tập hợp CV làm gì cả. Anh muốn viết review với tên tuổi rõ ràng? Hay nộp cho tôi CV và hình của anh. Việc xác minh CV quá tốn thời gian công sức nên ko cần thiết khi site mới ở giai đoạn xây dựng. Với lại tôi không nhìn thấy động lực phá hoại nào có thể có ở đây.

+ Wikipedia đòi hỏi phải trình bày theo 1 qui chuẩn nhất định (chuẩn wiki), việc này đòi hỏi người cung cấp tin (vốn có lòng thành) hơi nản, vì họ phải trình bày cái họ muốn cho không (tài liệu, kiến thức của mình) theo chuẩn của hệ thống thì bài viết mới được đăng ---> ko có ai đầu tư trí lực thiện nguyện lâu dài cho hệ thống như vậy (trừ khi, phải có lương bổng hay trợ cấp, hoặc việc đó đánh dấu uy tín khoa học cho chuyên gia).

Nên có chuẩn. Đấy vừa là động lực vừa là thách thức cho các reviewers. Wikipedia vẫn sống nghĩa là động lực và thách thức vẫn còn nguyên giá trị.

+ Wikipedia không cho phép thể hiện ngay comment của reader về mẫu tin đang xem, dẫn đến khi tôi đang coi thông tin về vấn đề sinh học gì đó. Tôi muốn đặt câu hỏi ngay về cách người viết trình bày, nhưng chẳng thể đặt câu hỏi được. Việc tìm hiểu, tham gia ở diễn đàn wiki... gì đó, làm cho tôi thấy mất cái hứng tò mò khoa học. Xin nhấn mạnh, cái hứng thú rất rất quan trọng đối với làm những công việc đòi hỏi lao động trí óc, đặc biệt là bạn trẻ ngày nay sự kiên nhẫn hơi bị ít ---> phải tạo một hệ thống sao cho kẻ nào muốn tranh luận khoa học có thể post ngay comment của mình để khởi phát một dòng tranh luận làm sáng tỏ vấn đề cho kẻ đó.

VLOS đã phát triển 1 vài extension cho phép hiển thị nhanh comment để tạo cảm giác hứng thú kiểu này.

+ Wikepedia cũng đấu tranh giữa việc cho ẩn danh hay cho hiện danh tính. Và tôi tuy ko biết chuyện nội cung như thế nào, nhưng khi lên đọc bài viết thì hoàn toàn ko biết bài viết đó do chuyên gia nào viết ---> Làm cho mẫu tin ít mang tính kết nối giữa người đọc và người viết bài. Đâu phải người xem lên mạng tìm mẫu tin khoa học chỉ để được thoả trí tò mò của mình về học thuật, họ còn muốn bắt chuyện và trao đổi với người trong nghề về cái vấn đề nóng bỏng mình đang tìm hiểu ---> Việc ẩn danh, theo tôi, xét về lâu dài, nếu thực hiện được thì chỉ biến hệ thống mình thành 1 trình duyệt tin bài đơn thuần chứ ko giúp nảy nở mối quan hệ giữa cộng đồng khoa học với cộng đồng doanh nghiệp, người dân....

WP có triết lý phát triển khác nên có cách tiếp cận khác. Như nói ở trên tôi ủng hộ việc công khai danh tính.

+ Thật ra khi tôi nghĩ ra ý tưởng này, tôi cũng liên hệ đến sự nhập nhằng về tình hình thiếu thông tin ngày nay là mảnh đất dồi dào, màu mở cho những tay cò, môi giới trong kinh doanh, công nghệ hay khoa học. Cái này gây bức xúc lắm, vì những tay cò vì biết được thêm 1 tí thông tin hơn kẻ khác, có 1 tí mối quan hệ với giới hàn lâm mà làm mưa làm gió, chi phối doanh nghiệp trong việc mở rộng cải tiến công nghệ, nghiên cứu chẳng hạn (tôi đang nói là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn có tiền thì đi đến ngay viện nghiên cứu làm việc hay thuê chuyên gia luôn rồi).

+ Nếu hệ thống hoạt động tốt, thì về mảng R&D của 1 doanh nghiệp nhỏ sản xuất chế phẩm phân giải ammonia chẳng hạn, người ta chỉ cần tuyển 1 kĩ sư có khả năng đọc hiểu tài liệu tiếng anh (ko đòi hỏi cao, ko cần phải nghe-nói như người bản xứ). Ông kĩ sư này cũng chỉ cần biết đến hệ thống lọc tin này là đủ. Và ông ta theo dõi tin tức về lĩnh vực công ty mình đang hoạt động, hiện nay có thông tin khoa học gì mới ko, do chuyên gia vi sinh nào ở VN đang nghiên cứu, đang giới thiệu.... Tự ông ta đủ sức dựa trên những thông tin mẫu tin cung cấp (do cung cấp đúng bài mà) sẽ đưa ra qui trình cải tiến sản xuất (nhiệt độ, pH khác chút xíu theo lời khuyên của chuyên gia trong mẫu tin đưa ra) mà ko phải thông qua việc liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học vốn nhiêu khê thủ tục và những chi phí trung gian tốn kém. ---> Xin nhấn mạnh là nếu muốn nghiên cứu sâu để làm công nghệ thì vẫn phải qua trường đại học, nhưng chỉ cần thông tin ở mức chỉ đường đi buôn thì đọc tin tức tiếng Anh, tiếng Việt qua trang này là đủ xài (để mò tiếp hay biến hoá thêm).

+ Hệ thống được xây dựng sẽ đụng chạm quyền lợi của giới tư vấn công nghệ trung gian. Tôi ko hình dung mâu thuẫn sẽ như thế nào, nhưng tôi biết là hệ thống này sẽ ko dễ được ngay cả giới chuyên gia ủng hộ đâu. Vì rõ ràng, trong thời đại thông tin ngày nay, ai biết được sớm hơn kẻ khác, đúng hơn kẻ khác thì là người chiến thắng!!! Hệ thống này đã san bằng lợi thế cạnh tranh giữa kẻ có khả năng mò thông tin và người ko có acc trong tay ---> bị chống đối dữ dội!

+ Hệ thống này xây dựng xong, đã đặt những kĩ sư, doanh nghiệp, nông dân trong tình trạng "hết đổ thừa" do thiếu thông tin mà phát triển chậm, bắt buộc đã đến giai đoạn anh phải xoắn tay lên làm, bởi vì doanh nghiệp đối thủ cũng đang làm theo bài mà hệ thống cung cấp --> cạnh tranh khốc liệt và lại xuất hiện nhiều mẫu thông tin mật, ko công bố khác (tạo lợi thế cạnh tranh) ---> lại đưa lên hệ thống những thông tin mật này ---> tôi đề nghị khi xây dựng policy, chúng ta phải có một core team làm việc duyệt tin sau đó mới cho publish (giống wikileak vậy) để tránh cung cấp nhiều mẫu tin công nghệ nhạy cảm.

Đó chỉ là những cân nhắc lợi hại mà tôi có thể nghĩ ra. Các anh chị có thể đánh giá một cách khách quan rằng về cơ bản, tổng mức thiệt hại gây ra cho nhóm lợi ích ở nước ta liệu lớn hơn hay nhỏ hơn tổng mức lợi ích mà hệ thống này giúp thúc đẩy nền công nghệ nước nhà?

Tôi không thấy đây là vấn đề lắm. Chúng ta xây dựng là 1 hệ thống các chuyên gia. Nghĩa là tạo cầu nối giữa chuyên gia và thị trường (industry/ research institutions/ educational institutions). Tôi ko cho rằng kiểu làm ăn chộp giật sẽ còn đất sống trong vài năm tới. Chúng ta phải hướng tới những hợp tác khoa học minh bạch, tin cậy và bền vững.

Chúng ta, hay ai trong chúng ta, đủ tư cách đứng ra định hướng một hệ thống lọc tin mang tính cách mạng như vậy? Giống như tổng biên tập vậy? Vì kẻ có ý tưởng chưa chắc là kẻ đủ sức làm được (vì muốn làm được phải có thần khí giống như ông tướng vậy, chứ nếu làm lơ mơ là dính đến kiện tụng, ồn ào khác nữa).

Về mặt kỹ thuật có 2 thách thức:

1. Phải là social network based system (nghĩa là có các mối quan hệ friend - friend; reviewer - follower; group member shared common interest).

2. Giao diện thân thiện nhưng phân loại (hệ thống ngữ nghĩa /sematic graph) phải hợp lý và khoa học

Thế nên trước hết muốn làm phải

1. tập hợp anh em có năng lực và quyết tâm (cái này khó nhất)

2. thử nghiệm ở quy mô nhỏ để học hỏi, giải quyết vấn đề phát sinh, làm rõ hơn mục tiêu, hướng tiếp cận và các add values của hệ thống (kiểu như bản beta)

Về mặt kỹ thuật thì tôi ko rành nhưng tôi có 1 delicated server riêng cho VLOS có thể chia sẻ tài nguyên cho dự án, và VLOS có 1 vài coders có sở trường làm việc với mediawiki và đã có kinh nghiệm phát triển 1 số extension cho social network và comment / voting systems. Họ có thể có hỗ trợ nhất định nếu hệ thống xây dựng trên nền tảng mediawiki.
 
Tôi rút lại những đề nghị tham gia vào ý tưởng của VLOS và cá nhân tôi. Tôi không muốn nhận rủi ro do server và địa chỉ liên lạc đặt ở nước ngoài.
 
Đọc trao đổi của các anh tôi thấy cảm phục và học hỏi được nhiều điều về cách thức mà các anh nghĩ và đóng góp cho cộng đồng. Tôi tin là những việc ích lợi cho cộng đồng thì trước sau nhất định sẽ được nhiều người có khả năng ủng hộ và tham gia cộng tác. Do năng lực và hiểu biết hạn hẹp nên hiện tại tôi chưa biết ý kiến gì để trao đổi cùng với các anh về việc này.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top