Kỹ thuật ấp trứng chim

Trương Minh Vũ

Junior Member
Cho tôi được hỏi kỹ thuật ấp trứng gà và ấp trứng chim có khác nhau không?
Tôi định ấp thử trứng chim yến và nghiên cứu tìm thức ăn cho chim con mới trưởng thành.
Rất mong được sự quan tâm, chia sẽ của các Bạn.
 
Em hiểu các loài chim hay gà khi ấp trứng có nguyên tắc chung giông nhau, nếu khác chỉ khác các ngưỡng:
1. nhiệt độ ấp
2. Độ ẩm
3. Thời gian ấp
4. lượng oxy tiêu thụ (đảo gió trong máy ấp)

Em thi cứ theo tập tính, đặc điểm sinh học từng loài rồi tiến hành. Nếu đã có người nghiên cứu rồi thì đi làm thuê cho nguời ta một thời gian....... :mrgreen: Bác thấy đúng không;
Anh tham khảo hai bài báo này: Em lấy trên trang khoahoc.com.vn, mục ứng dụng thì phải; chúc anh thành công.... :p

bài thứ nhất:

Thuần dưỡng thành công chim yến - 27/6/2006 10h:1

Những thành công ban đầu của việc ấp nở bằng máy và nuôi khỏe mạnh yến đảo đang mở ra triển vọng nuôi yến như một loài gia cầm ở nước ta.

Vàng trắng


Mô hình nuôi chim yến trong nhà lấy tổ (Ảnh: tchdkh.org.vn)
Loài chim yến cho tổ ăn được và bổ dưỡng chỉ có ở Đông - Nam Á. Loài yến ở nước ta thường được gọi là yến hàng, làm tổ trong những hang động ở các núi đá vôi ven bờ biển hoặc trên đảo. Chúng chỉ ăn côn trùng đang bay hoặc còn sống, không ăn mồi chết. Yến hàng kết từng đôi, làm tổ (yến sào) bằng nước dãi của chúng, đông y gọi là "ngọc dịch" hay "huyền tương".

Yến sào nặng khoảng 7 - 15g, trông như những sợi miến khô kết lại, gắn vào vách đá. Yến hàng làm tổ từ giữa tháng Chạp đến đầu tháng 5 âm lịch, sau đó "ngọc dịch" của chúng bị khô, không làm tổ được nữa.

Người ta thu hoạch yến sào kỳ thứ nhất vào tháng 2, tháng 3 âm lịch, buộc yến phải làm lại tổ. Tổ yến kỳ hai thường nhỏ, mỏng, nhiều tạp chất, chất lượng kém so với kỳ đầu.

Ở nước ta, những nơi có nhiều hang yến nhất là các đảo ở vịnh Nha Trang và lân cận, Cù Lao Chàm ở Hội An, bán đảo Phương Mai ở Quy Nhơn...

Dựa vào mầu sắc, kích thước, yến sào được phân thành năm loại chính, theo giá trị từ cao xuống thấp là yến huyết (đỏ như máu), yến hồng (đỏ cam), yến quang (trắng ngà, nặng 8 - 10g), yến thiên (mầu tối hơn yến quang, nặng 6 - 7g), yến bài (tổ nhỏ, nặng 3 - 5g).

Ngoài ra còn có yến địa (dính rong rêu), yến muối (ngấm hơi nước biển), yến chảy (tổ bị ướt), yến mảnh, yến cám, yến xơ mướp...

Hiện nay, mỗi năm nước ta thu hoạch được hơn ba tấn yến sào, nhiều nhất là ở Khánh Hòa (xấp xỉ 2 tấn/năm), Hội An chừng 650 kg/năm và Quy Nhơn 450kg/năm.

Giá yến hồng và yến huyết từ 4.000 USD/kg đến trên 5.000 USD/kg, nhưng Hội An đã không còn 2 loại yến này từ trên 10 năm nay, ở Khánh Hòa cũng chỉ còn rất ít. Giá bán sỉ yến bài - thiên - quang từ 2.500 USD/kg đến 3.500USD/kg tùy loại và tùy xuất xứ yến sào Hội An được giá nhất.

Nuôi chim yến trong nhà

Yến hàng có một phân loài làm tổ trong nhà, nhỏ hơn và mầu lông tối hơn lông yến ở đảo. Nghề nuôi yến trong nhà hình thành từ cuối thế kỷ 19 ở Indonesia. Những ngôi nhà cho yến làm tổ (nhà yến) có đặc điểm chung là cũ, khoảng không lớn, độ ẩm cao, ít ánh sáng, tường thuận tiện cho yến bám làm tổ...

Vùng nuôi yến nhà là vùng đầm hồ có nhiều cây cối và côn trùng, thông thoáng. Để dụ yến vào nhà, tường, trần, xà nhà được bôi chất bẩn của yến hoặc hóa chất có mùi hấp dẫn chúng. Trong nhà yến, vào những dịp thích hợp người ta còn mở băng ghi âm tiếng yến tự nhiên gọi bầy, gọi bạn tình...

Ở Việt Nam, hiện có khoảng 20 ngôi nhà yến tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Hầu hết chủ những ngôi nhà may mắn có yến cư trú không can thiệp vào cuộc sống của đàn yến, chỉ thu hoạch tổ. Những nghiên cứu để chủ động nhân đàn yến chỉ mới bắt đầu gần đây.

Tại thị xã Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty TNHH Yến Việt thuê dài hạn rạp hát cũ Thanh Bình để giữ đàn yến đã ở dây từ năm 1999. Công ty còn mua ba ngôi nhà nữa, gắn tổ nhân tạo và làm tăng độ ẩm để dụ chim.

Nhưng dụ được yến tự nhiên vào nhà mới thành công một nửa. Không thể tăng nhanh số tổ yến trong nhà nếu chỉ trông chờ sự sinh sản tự nhiên của đàn yến ở đó. Sau nhiều lần cải tiến máy ấp nhập từ Indonesia cho phù hợp môi trường Việt Nam, mấy lứa ấp gần đây của Công ty Yên Việt, tỷ lệ chim nở đạt 95%. Tỷ lệ chim non trưởng thành khỏe mạnh ở đây đạt 50%, một trong những thức ăn chính mà các nhân viên ngày ba lần "mớm" cho yến non là trứng kiến.

Gần như cùng lúc với Công ty Yến Việt, Công ty Yến sào Khánh Hòa cũng nghiên cứu ấp nở và nuôi nhân tạo yến hàng đế lấy tổ. Từ ngôi nhà yến đầu tiên ở đường Thống Nhất, Nha Trang được phát hiện và giao cho Công ty Yến sào Khánh Hòa quản lý đầu năm 2004, đến nay Công ty Yến sào Khánh Hòa đã nhân đàn yến ra ba nhà, với 282 tổ, 950 con yến.



Anh Võ Thái Lâm, Giám đốc Cty Yến Việt - nơi nuôi yến trong nhà thành công.

Dựa vào kết quả nghiên cứu tập tính sinh học của yến hàng và các thử nghiệm nuôi yến hang động, Công ty đã chế tạo máy ấp trứng yến. Trong quá trình ấp, các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, chu kỳ đảo trứng được điều khiển tự động.

Tháng 4-2006, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã cho ấp ba đợt trứng yến, tỷ lệ nở đạt 78,4%. Bước đầu, chim non được nuôi trong máy nuôi do Công ty chế tạo đạt tỷ lệ khỏe mạnh 28%, lại giảm được sự vất vả của kỹ thuật viên.

Ông Lê Hữu Hoàng - Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa cho biết, Công ty đã xây dựng được quy chuẩn dinh dưỡng cho chim yến, từ đó chủng loại, lượng thức ăn và tần suất cho ăn được điều chỉnh phù hợp với từng nhóm yến non. Hàng trăm chim non đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa ký tổ với quần đàn tự nhiên trong các nhà yến.

"Nuôi thuần dưỡng yến hàng đã là điều trong tầm tay" - anh Võ Thái Lâm - Giám đốc Công ty Yến Việt tự tin nói. Anh cho biết, rất sẵn lòng phổ biến kinh nghiệm, bí quyết ấp nở và nuôi yến hàng trong nhà, để nhiều người cùng làm giàu.

Công ty Yến Việt đã bắt đầu thu hoạch những tổ yến đầu tiên để giới thiệu sản phẩm với đối tác. Công ty Yến sào Khánh Hòa cũng đang hoàn thiện quy trình ấp và nuôi chim yến, quy trình xây dựng ngôi nhà yến điển hình tại Việt Nam để sớm đưa ra ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Khi nuôi yến trong nhà trở thành nghề phổ biến, cũng không lo thiếu yến non, bởi nguồn trứng yến tự nhiên ở các đảo rất dồi dào, hiện nay vẫn phải đổ bỏ rất nhiều khi gỡ lấy tổ.

- Yến sào có nhiều đạm, acid min và nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người. Nó có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, điều hòa chức năng các cơ quan phủ tạng bị nhiễm độc, ổn định các chỉ tiêu huyết học, chống lão hóa... Yến sào cũng đang được nghiên cứu để điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS, vì trong đó có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên.

- Indonesia hiện có hơn 10.000 nhà yến, mỗi năm cho thu hoạch yến sào 4 lần, sản lượng trên 100 tấn. Sản lượng yến sào trong nhà ở mỗi nước Malaysia, Thái-lan cũng đạt khoảng 15-10 tấn/năm. Mỗi ngôi nhà yến thành công cho sản lượng bình quân 15-20 kg yến sào/năm, cá biệt lên tới 50 kg/năm. Những ngôi nhà yến còn là những điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách.


bài thứ hai:

Hoàn thiện quy trình ấp nở nhân tạo chim Yến - 17/6/2006 10h:25

Sau thời gian dài nghiên cứu, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện thành công đề tài khoa học Hoàn thiện quy trình ấp nở nhân tạo, và nuôi chim Yến con trong nhà.

Chim Yến được nở ra từ máy ấp nở chứ không phải từ mẹ chúng, bắt đầu thời kỳ chăm sóc chim con hết sức khó khăn, từ việc bảo đảm các yếu tố môi trường sống thật ổn định, cho đến việc vệ sinh, theo dõi cho chim ăn theo giờ. Đòi hỏi những công nhân, kỹ thuật viên làm việc một cách chính xác nhưng phải tỉ mỉ, và mang tính khoa học cao.

Chị Nguyễn Thị Lan - Cử nhân sinh học Công ty Yến sào Khánh Hòa cho biết: "Để chăm sóc chim tốt, trước hết phải dựa vào đặc tính sinh học của chúng. Qua theo dõi, chúng tôi biết được thời gian chim mẹ thường cho chim con ăn, từ đó lập ra kế hoạch cho ăn. Lúc chim còn nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng rất cao, đồng thời ăn mồi cũng nhiều. Dựa vào đó mà tính toán khẩu phần cho ăn, số lần cho ăn cho phù hợp".

Với công nghệ cho chim con nở ra từ máy ấp trứng do các kỹ sư của Công ty Yến sào nghiên cứu chế tạo, tỷ lệ trứng nở đạt gần 78,5% và tỷ lệ chim con nuôi thành công đạt trên 28%.

Không chỉ thành công trong công nghệ ấp nở nhân tạo, mà máy nuôi chim con lần đầu tiên cũng được nghiên cứu chế tạo tại Công ty. Như vậy, 2 trong 3 công đoạn nuôi chim Yến trong nhà để lấy tổ ở Việt Nam đã được giải quyết. Thời gian tới, những con chim Yến trưởng thành sẽ được đưa vào nuôi trong ngôi nhà Yến.




:p
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top