Past exam papers của trường Melbourne uni

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Các bạn vào đây có thể tải về Past exam papers của trường Melbourne Uni để xem format exam của nó thế nào? Xin cho vài nhận xét đánh giá nhé. (xem ở mục Medicine, Dentistry and Health sciences)
Việt nam hồi xưa có bộ đề, tôi hồi học đại học có past exam papers. May thì khi mình thi nó không đổi format, vậy là trúng tủ khoảng 20%. Không may thì trật hết tủ - có thể rớt gần cả lớp.

Melbourn University past exam papers

Bài thi tuy có vẻ rất dễ đối với một số bạn, nhưng nên nhớ là chúng tôi chỉ được học 12 tuần và chủ yếu là cái mới ?và tốc độ nước rút ở 4 tuần cuối (sau Easter) khiến nhiều người bối rối. Dù sao được 100% cũng là một kỳ công đấy...các bạn sinh viên thử làm xem.
 
Thủy mới xem phần Microbio, Botany, Pathology và Genetics. Mình không được xem chương trình học nên khó nhận xét cách đưa ra vấn đề ở các câu hỏi mang tính chất tổng quát hay suy luận. Mình cho rằng dạng đề thi thế này chủ yếu dành cho sinh viên năm thứ 3. Có nhiều câu hỏi khá hay, với thời gian 3h, có lẽ làm được khoảng 80-90%
Đề thi ở nước ngoài nói chung rất dài, bao quát rất nhiều vấn đề khác nhau, thú thực bản thân mình cũng rất hiếm khi làm đến câu cuối cùng (đi đến đích chứ chưa xét làm đúng/sai đâu nhé). Học biology, vừa phải có tư duy logic rõ ràng như học toán, lý, vừa phải có khả năng diễn đạt và cách trình bày như đối với các môn xã hội nên sinh viên nhà mình học bằng tiếng anh, pháp cũng vất vả lắm. ?
Format đề thi ở Pháp hơi khác một chút, so sánh cụ thể với hai trường mình học : đề thi đưa ra dưới dạng một vấn đề khoa học mà một nhà nghiên cứu sẽ phải đối diện. Đề thi cũng bao gồm rất nhiều câu hỏi, phải hiểu và biết vận dụng các kiến thức đã học ở bộ môn này để trả lời. Đôi khi họ trích dẫn một phần kết quả từ các công trình nghiên cứu khoa học để đánh giá mức độ hiểu bài và cách tiếp cận vấn đề của sinh viên. Nói một cách hình ảnh hơn : vấn đề đưa ra trong đề thi là một đề tài nghiên cứu nho nhỏ, các kiến thức học trong môn học cũng như đọc thêm ở ngoài giống như các tài liệu tham khảo, anh phải hiểu và biết cách vận dụng để giải quyết vấn đề của mình. Đề bài thường có nhiều câu hỏi, mức độ khó tăng dần theo cấp số nhân ?:!: Mình còn không có Reading time nữa cơ, năm đầu tiên phải mất 30'-50'đọc mỗi cái đề bài thôi đấy. Ở Úc chắc cũng như ở Pháp, không có câu hỏi hay đề cương ôn tập đâu, học ít, học nhiều, đâu là vấn đề quan trọng là do mình quyết định vì mỗi môn học do rất nhiều giáo sư dạy, phần chuyên môn của họ nên người ta nói nhiều lắm ?:!:
 
Ừ, loại để mở (ra một vấn đề khoa học để tìm tự xoay xở) hồi xưa tôi chúa ghét (vì chẳng tủ được, và lại càng không thích hợp cho kiểu học cram :)

Có thể nói đề thi của tụi nó ra cũng có chủ đích: anh học cram tốt (đọc hết cuốn textbook và nắm các ý chính) thì được khoảng 50-60 %, 30% là detail được hạn chế lại trong chương trình dạy. 10% còn lại là khả năng tự vận dụng kiến thức. Như vậy học sinh chỉ học lecture note được khoảng 60-75%, có đọc thêm sách được khoảng 75-90%. Trên 90% nói chung là học xong có thể làm trợ giảng cho năm sau hoặc làm assistant cho GS.

Hồi đầu mới vào học thì note taking là kỹ năng quan trọng nhất. Cái này làm sinh viên quốc tế thiệt thòi vì nghe kém. Sau nay GS cứ thảy note lên mạng cho download về thế là điểm được cải thiện ngay.
 
Ví dụ như trường Université Paris Sud mình đang học, không phải giáo sư nào cũng đưa bài giảng online đâu, họ cũng chỉ đưa các hình ảnh và sơ đồ dạng power point mà họ trình bày trên lớp thui còn các phần nhận xét, so sánh, tổng hợp này nọ thì phải tự ghi chép trong lúc họ giảng bài. Chưa kể các chuyện về bản quyền và kinh phí này nọ, nhiều vị chỉ phát cho sinh viên một phần note dưới ?dạng bản photo đen trắng thôi à.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top