công thức tính tần số hoán vị gen của 3 gen

fall_river_9x

Senior Member
giả sửu cho 3 gen A, B, C nằm trên cùng một NSt, a,b,c nằm trên cùng một nhiễm sắc thể tuơng đồng với NST kia, và có hiện tượng trao đổi trao đổi chéo ở cả hai chỗ lần lượt ở 2alen vd trao đổi chéo cặp ab, cặp bc thì tần số hoán vi gen được tính như thế nào ?(y)
mình không biết diễn đạt như thế nào nữa, mong là mọi ng sẽ hiểu ý của mình
 
Dùng công thức bình thường đó

bài của bạn có ra f1 cụ thể hem??? nếu có thì chỉ cần tính % cá thể mang gen hoán vị
 
với 3 cặp gen dị hợp nằm trên 1 cặp NST tương đồng với kg ABC/abc. Sẽ có các TH hoán vị sau: hoán vị cặp Aa và Bb, Cc và Aa, và trao đổi kép Aa, Cc với Bb .
Với tần số trao đổi chéo ở 1 cặp thì tính bình thường. Còn đối với tần số trao đổi chéo kép Aa, Cc với Bb thì tính = tích 2 tần số hoán vị mỗi cái.
 
Các khái niệm dùng để chỉ các quá trình trên đó là: trao đổi chéo tại một điểm, trao đổi chéo tại 2 điểm cùng lúc (rất ít xài vì không có ý nghĩa), và trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc. Các đề bài chính xác người ta sẽ dùng các thuật ngữ như vậy. Tuy nhiên nếu học sâu hơn thì nên chú ý đến hệ số trùng hợp trong trao đổi chéo kép.
 
Các khái niệm dùng để chỉ các quá trình trên đó là: trao đổi chéo tại một điểm, trao đổi chéo tại 2 điểm cùng lúc (rất ít xài vì không có ý nghĩa), và trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc. Các đề bài chính xác người ta sẽ dùng các thuật ngữ như vậy. Tuy nhiên nếu học sâu hơn thì nên chú ý đến hệ số trùng hợp trong trao đổi chéo kép.

Bạn cho hỏi thêm chút, thông cảm mình không học cơ bản nên có thể câu hỏi đơn giản quá...
Trao đổi chéo một điểm và hai điểm mà bạn nói đến bạn có thể mô tả cụ thể hơn không? Mình hiểu trao đổi chéo trong quá trình tiếp hợp có thể thực hiện đối với một gene, hoặc một đoạn nhiễm sắc thể có chứa vài gene. "Một điểm" và "hai điểm" mà bạn nói đến tương ứng với gì nhỉ?
Ngoài ra để tính tần số trao đổi chéo theo mình hiểu cần phải có dữ kiện về tần số các kiểu gene tái tổ hợp, hoặc mô hình gì đó. Ở đây đề bài không cho gì cả thì ta "tính bình thường" theo bạn zuz như thế nào được nhỉ?
 
Bạn cho hỏi thêm chút, thông cảm mình không học cơ bản nên có thể câu hỏi đơn giản quá...
Trao đổi chéo một điểm và hai điểm mà bạn nói đến bạn có thể mô tả cụ thể hơn không? Mình hiểu trao đổi chéo trong quá trình tiếp hợp có thể thực hiện đối với một gene, hoặc một đoạn nhiễm sắc thể có chứa vài gene. "Một điểm" và "hai điểm" mà bạn nói đến tương ứng với gì nhỉ?
Ngoài ra để tính tần số trao đổi chéo theo mình hiểu cần phải có dữ kiện về tần số các kiểu gene tái tổ hợp, hoặc mô hình gì đó. Ở đây đề bài không cho gì cả thì ta "tính bình thường" theo bạn zuz như thế nào được nhỉ?
Tính bình thường ở đây là khi có các dữ kiện cụ thể ta có thể dùng số liệu đó để áp dụng bt. Bình thường ở đây là thông thường phổ thông chỉ học trao đổi chéo ở 2 gen.
Còn đối với 3 gen thì tần số trao đổi chéo kép dc tính = tích tần số trao đổi chéo đơn.
 
Bạn cho hỏi thêm chút, thông cảm mình không học cơ bản nên có thể câu hỏi đơn giản quá...
Trao đổi chéo một điểm và hai điểm mà bạn nói đến bạn có thể mô tả cụ thể hơn không? Mình hiểu trao đổi chéo trong quá trình tiếp hợp có thể thực hiện đối với một gene, hoặc một đoạn nhiễm sắc thể có chứa vài gene. "Một điểm" và "hai điểm" mà bạn nói đến tương ứng với gì nhỉ?

Một bài mình từng viết:

"Đầu tiên mình muốn nói là chúng ta thống nhất theo kiến thức phổ thông, khi xét trao đổi chéo ta sẽ xét tới cặp alen chứ không nhắc tới đoạn NST, vì nếu nói tới đoạn NST thì nó không có ý nghĩa trong bài tập, mà cũng vượt quá những kiến thức phổ thông.

Mình sẽ nói về các khái niệm phổ thông:
- Trao chéo tại 2 điểm cùng lúc là sự trao đổi chéo ( đối với 3 cặp alen trên cùng một NST ) của 2 cặp alen diễn ra đồng thời, cùng lúc không phân theo thứ tự thời gian. Vì vậy chúng chỉ tạo thêm một cặp giao tử mới, cái này không có ý nghĩa nên rất ít xài. Vậy công thức số giao tử của nó luôn là 2^(n+k).
- Trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc là sự hoán vị của 2 trong 3 cặp gen, tuy nhiên sự hoán vị xảy ra không cùng lúc, và xét vào các thời điểm hoặc các không gian khác nhau, vì vậy có thể xảy ra tất cả các trường hợp mà chúng tạo ra khác nhau. Công thức tính sẽ là 2^(n+2k). (bạn có thể kiểm chứng tuy nhiên phổ thông thì không dùng nhiều lắm đâu)
- Trao đổi chéo kép có nghĩa là hoán vị liên quan tới 2 cặp NST (có nghĩa là 3 cặp) khác với trao đổi chéo đơn. Nó xuất hiện trong cả 2 trường hợp trên và mô hình chung nó là trường hợp 1 nhưng tên gọi khác là nó có xuất hiện trong TH 2. Còn công thưc lý thuyết về tần số sẽ là : f={ tích tần số TĐC đơn}"
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top