Đinh Văn Khương
Senior Member
Thứ Hai, 19/06/2006, 05:07 (GMT+7)
Lại đùa dai quá cỡ !
Trèo tường ném đáp án môn hóa vào phòng thi cho thí sinh tại hội đồng thi Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Thạch Thất, Hà Tây
TT - Một hội đồng thi - hội đồng thi (HĐT) tốt nghiệp bổ túc THPT đặt tại Trường THCS Trừ Văn Thố, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang - mà có đến 536/541 thí sinh (TS) có bài thi giống nhau!
Hầu hết bài thi ở 23 phòng thi đều giống nhau như khuôn đúc từ chi tiết sai sót đến trật tự bài làm của TS. Nếu không có sự trợ giúp, không có sự đồng lõa của “những người không đi thi”, chắc chắn không thể xảy ra vụ việc kỳ lạ như thế. Quả là trò đùa quá cỡ!
Nhưng đùa dai hơn, phải kể đến tình trạng hỗn loạn, bát nháo diễn ra ở các HĐT tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây mấy năm gần đây.
Tại sao lực lượng công an, dân phòng... hiện diện rất hùng hậu nhưng đề thi vẫn lọt ra ngoài chỉ sau vài phút tính giờ làm bài, rồi nhiều nhóm người lập tức tập trung giải đề thi ngay trước cổng HĐT một cách công khai để người nhà leo vào ném “phao” cho TS...?
Hành vi ngang nhiên ngay giữa ban ngày ấy liệu các cán bộ trực tiếp thi hành nhiệm vụ ở HĐT (như: công an, dân phòng, bảo vệ HĐT, chủ tịch HĐT, giám thị coi thi, giám thị hành lang…) có biết không? Câu trả lời là có.
Vậy tại sao họ không thực hiện chức trách của mình, ít nhất là ngăn cản TS nhận “phao” từ người nhà và chép bài giải ấy vào giấy thi? Câu hỏi này đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời. Và, trò đùa này cứ lặp đi lặp lại, năm này sang năm khác.
Chuyện khôi hài là Hà Tây lại dẫn đầu trong số các tỉnh, TP đã công bố với tỉ lệ đậu tốt nghiệp 99,27%; còn thống kê bước đầu của hội đồng chấm thi bổ túc THPT Tiền Giang thì HĐT Trường Trừ Văn Thố có đến 99%TS đỗ tốt nghiệp (!). Những con số ấy quả là đùa dai một cách đầy thách thức!
Nếu suy xét nguyên nhân sâu xa, có thể các nhà nghiên cứu giáo dục sẽ đưa ra những luận cứ về chương trình, nội dung giáo dục quá nặng nề, rằng phương pháp giảng dạy của giáo viên quá nhàm chán không mang lại sự hứng thú học tập cho HS, rằng phương pháp kiểm tra, đánh giá… còn nhiều bất cập khiến HS phải tìm đến những trò gian lận thi cử.
Điều đó có thể không sai, nhưng nếu không có sự dễ dãi, sự “tiếp tay” của các “thế lực” ở phòng thi, liệu hàng loạt các hình thức tiêu cực trong thi cử có diễn ra một cách công khai, trót lọt?
Lại thêm những câu hỏi nhức nhối: Tại sao tỉ lệ tốt nghiệp ảo vẫn được công nhận? Và cá nhân, đơn vị vi phạm qui chế thi, vi phạm qui chế coi thi… vẫn không bị xử lý theo qui chế hiện hành?
Có phải vì phân cấp quản lý mà Bộ GD-ĐT đành bó tay, không thể xử lý như cách nói của một quan chức đầu ngành? Nếu bộ bó tay thì phải có UBND tỉnh, sở GD-ĐT hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật ra tay chứ ? Nếu không, thi cử sẽ tiếp tục chỉ là một trò đùa và còn đùa dai chưa biết đến cỡ nào!
HOÀNG HƯƠNG (tuoitreonline)
Lại đùa dai quá cỡ !
Trèo tường ném đáp án môn hóa vào phòng thi cho thí sinh tại hội đồng thi Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Thạch Thất, Hà Tây
TT - Một hội đồng thi - hội đồng thi (HĐT) tốt nghiệp bổ túc THPT đặt tại Trường THCS Trừ Văn Thố, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang - mà có đến 536/541 thí sinh (TS) có bài thi giống nhau!
Hầu hết bài thi ở 23 phòng thi đều giống nhau như khuôn đúc từ chi tiết sai sót đến trật tự bài làm của TS. Nếu không có sự trợ giúp, không có sự đồng lõa của “những người không đi thi”, chắc chắn không thể xảy ra vụ việc kỳ lạ như thế. Quả là trò đùa quá cỡ!
Nhưng đùa dai hơn, phải kể đến tình trạng hỗn loạn, bát nháo diễn ra ở các HĐT tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây mấy năm gần đây.
Tại sao lực lượng công an, dân phòng... hiện diện rất hùng hậu nhưng đề thi vẫn lọt ra ngoài chỉ sau vài phút tính giờ làm bài, rồi nhiều nhóm người lập tức tập trung giải đề thi ngay trước cổng HĐT một cách công khai để người nhà leo vào ném “phao” cho TS...?
Hành vi ngang nhiên ngay giữa ban ngày ấy liệu các cán bộ trực tiếp thi hành nhiệm vụ ở HĐT (như: công an, dân phòng, bảo vệ HĐT, chủ tịch HĐT, giám thị coi thi, giám thị hành lang…) có biết không? Câu trả lời là có.
Vậy tại sao họ không thực hiện chức trách của mình, ít nhất là ngăn cản TS nhận “phao” từ người nhà và chép bài giải ấy vào giấy thi? Câu hỏi này đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời. Và, trò đùa này cứ lặp đi lặp lại, năm này sang năm khác.
Chuyện khôi hài là Hà Tây lại dẫn đầu trong số các tỉnh, TP đã công bố với tỉ lệ đậu tốt nghiệp 99,27%; còn thống kê bước đầu của hội đồng chấm thi bổ túc THPT Tiền Giang thì HĐT Trường Trừ Văn Thố có đến 99%TS đỗ tốt nghiệp (!). Những con số ấy quả là đùa dai một cách đầy thách thức!
Nếu suy xét nguyên nhân sâu xa, có thể các nhà nghiên cứu giáo dục sẽ đưa ra những luận cứ về chương trình, nội dung giáo dục quá nặng nề, rằng phương pháp giảng dạy của giáo viên quá nhàm chán không mang lại sự hứng thú học tập cho HS, rằng phương pháp kiểm tra, đánh giá… còn nhiều bất cập khiến HS phải tìm đến những trò gian lận thi cử.
Điều đó có thể không sai, nhưng nếu không có sự dễ dãi, sự “tiếp tay” của các “thế lực” ở phòng thi, liệu hàng loạt các hình thức tiêu cực trong thi cử có diễn ra một cách công khai, trót lọt?
Lại thêm những câu hỏi nhức nhối: Tại sao tỉ lệ tốt nghiệp ảo vẫn được công nhận? Và cá nhân, đơn vị vi phạm qui chế thi, vi phạm qui chế coi thi… vẫn không bị xử lý theo qui chế hiện hành?
Có phải vì phân cấp quản lý mà Bộ GD-ĐT đành bó tay, không thể xử lý như cách nói của một quan chức đầu ngành? Nếu bộ bó tay thì phải có UBND tỉnh, sở GD-ĐT hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật ra tay chứ ? Nếu không, thi cử sẽ tiếp tục chỉ là một trò đùa và còn đùa dai chưa biết đến cỡ nào!
HOÀNG HƯƠNG (tuoitreonline)