Ốc Sên Là Loài "Bò Sát"????

thanhphonginangiang

Senior Member
Các bạn cho mình hỏi. Các loài động vật khi di chuyển cơ thể sát mặt đất là động vật bò sát hả?
Ốc sên có phải là loài bò sát không????? Loài Bò sát thì nhất thiết là có xương sống không????:hum::hum::hum::hum::hum::hum::hum::hum:
 
Động vật bò sát (danh pháp khoa học: Reptilia) là các động vật bốn chân có màng ối (nghĩa là các phôi thai được bao bọc trong màng ối. Ngày nay, chúng còn lại các đại diện của 4 bộ còn sống sót là:

Crocodilia (các loài cá sấu thực sự, cá sấu caiman và cá sấu Mỹ): 23 loài

Sphenodontia (các loài tuatara ở New Zealand): 2 loài
Squamata (các loài thằn lằn, rắn và amphisbaenia ("bò sát giống bọ")): khoảng 7.600 loài
Testudines (các loài rùa, ba ba, vích, đồi mồi v.v): khoảng 300 loài
Động vật bò sát được tìm thấy gần như ở mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực, mặc dù khu vực phân bổ chính của chúng là các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mặc dù tất cả hoạt động trao đổi chất trong các tế bào sản sinh ra một nguồn năng lượng nhất định, nhưng phần lớn các loài bò sát ngày nay không sản sinh ra đủ năng lượng để duy trì một thân nhiệt ổn định và vì thế chúng còn được gọi là "động vật máu lạnh" (ectothermic), ngoại lệ duy nhất là rùa da (Dermochelys coriacea). Thay vì thế, chúng dựa trên việc thu và mất nhiệt từ môi trường để điều chỉnh nhiệt độ bên trong của chúng, chẳng hạn bằng cách di chuyển ra chỗ có ánh nắng hay chỗ có bóng râm, hoặc bằng cách tuần hoàn máu có ưu đãi — chuyển máu nóng vào phần trung tâm của cơ thể, trong khi đẩy máu lạnh ra các khu vực ngoại biên. Trong môi trường sinh sống tự nhiên của chúng, phần lớn các loài là rất lão luyện trong công việc này, và chúng có thể thường xuyên duy trì nhiệt đọ tại các cơ quan trung tâm trong một phạm vi dao động nhỏ, khi so sánh với các loài động vật có vú và chim, hai nhóm còn sống sót của "động vật máu nóng". Trong khi sự thiếu hụt cơ chế điều chỉnh thân nhiệt bên trong đã làm chúng phải chịu một cái giá đáng kể cho việc này thông qua các hành vi, thì ở mặt khác nó cũng đem lại một số lợi ích đáng kể như cho phép động vật bò sát có thể tồn tại ở những khu vực ít thức ăn hơn so với các loài chim và động vật có vú có kích thước tương đương, là những động vật phải dành hầu hết nguồn năng lượng thu nạp được cho việc giữ ấm cơ thể. Trong khi về cơ bản thì động vật máu nóng di chuyển nhanh hơn so với động vật máu lạnh thì những loài thằn lằn, cá sấu hay rắn khi tấn công con mồi lại là những động vật di chuyển cực nhanh.

Ngoại trừ một số ít thành viên trong bộ Rùa (Testudines), thì tất cả các loài bò sát đều có vảy che phủ.


Phần lớn các loài bò sát là động vật đẻ trứng. Tuy nhiên, nhiều loài trong nhóm Squamata lại có khả năng sinh ra con non. Điều này có thể là thông qua cơ chế đẻ trứng thai (nghĩa là con non phát triển trong vỏ trứng bên trong cơ thể mẹ trước khi sinh ra), hoặc đẻ con (con non được sinh ra không cần trứng có vỏ chứa canxi). Nhiều loài đẻ con nuôi dưỡng bào thai của chúng thông qua các dạng nhau thai khác nhau, tương tự như ở động vật có vú (Pianka & Vitt, 2003, các trang 116-118). Chúng thường cũng có sự chăm sóc ban đầu đáng kể cho các con non mới sinh.


Phân loại bò sát


Từ quan điểm của phân loại học cổ điển, bò sát bao gồm tất cả các loài động vật có màng ối còn lại sau khi trừ đi chim và động vật có vú. Vì thế bò sát đã được định nghĩa như là một tập hợp các loài động vật bao gồm cá sấu, cá sấu Mỹ, tuatara, thằn lằn, rắn, thằn lằn có gai, rùa, được nhóm cùng nhau như là lớp Reptilia (từ tiếng Latinh repere, "trườn, bò"). Nó vẫn là định nghĩa thông thường của thuật ngữ này.


Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều nhà phân loại học đã bắt đầu cho rằng các đơn vị phân loại phải đảm bảo yếu tố đơn ngành, nghĩa là đơn vị phân loại đó phải bao gồm tất cả các hậu duệ từ một dạng cụ thể nào đó. Bò sát theo như định nghĩa ở phần trên là một nhóm cận ngành, do nó đã loại ra cả chim và động vật có vú, mặc dù cả hai lớp này cũng đều phát triển và tiến hóa từ bò sát nguyên thủy. Colin Tudge đã viết (bản dịch):


Động vật có vú là một nhánh đơn ngành, và vì thế các nhà miêu tả nhánh học là vui mừng khi biết rằng đơn vị phân loại truyền thống Mammalia; và cả chim đều là các nhánh đơn ngành, nói chung được quy cho đơn vị phân loại chính thức Aves. Mammalia và Aves trên thực tế là các phân nhánh trong nhánh lớn của Amniota (động vật có màng ối). Nhưng lớp truyền thống Reptilia lại không phải là một nhánh đơn ngành. Nó chỉ đơn thuần là một đoạn của nhánh Amniota: đoạn này là phần còn lại sau khi đã loại trừ Mammalia và Aves. Nó không thể được định nghĩa theo các đặc trưng được chia sẻ trong nhóm đang nghiên cứu mà không có ở các nhóm ngoài, theo như đúng cách. Thay vì thế, nó được định nghĩa bằng tổ hợp của các đặc trưng mà nó có lẫn với các đặc trưng mà nó không có: Bò sát là động vật có màng ối, không có cả lông mao lẫn lông vũ. Tốt nhất, các nhà miêu tả theo nhánh gợi ý là chúng ta nên nói về lớp Reptilia truyền thống là 'các động vật có màng ối, không là chim và không là động vật có vú'. (Tudge, trang 85)

Với cùng dấu hiệu đó, lớp Amphibia (động vật lưỡng cư) trở thành Amphibia*, do từ một số động vật lưỡng cư cổ đại đã sinh ra tất cả các động vật có màng ối; và ngành Crustacea (động vật giáp xác) trở thành Crustacea*, do từ nó có thể đã sinh ra côn trùng và động vật nhiều chân (động vật trăm chân và nghìn chân). Nếu chúng ta tin, giống như một số (không phải tất cả) các nhà động vật học đã tin, thì động vật nhiều chân đã sinh ra côn trùng, khi đó họ phải gọi chúng là Myriapoda*....bằng quy ước này thì Reptilia không có dấu hoa thị là từ đồng nghĩa với Amniota, và bao gồm cả chim và động vật có vú, trong đó Reptilia* nghĩa là các động vật có màng ối không là chim, không là động vật có vú. (Tudge, trang 85)
Các dẫn chiếu gần đây ở cấp độ đại học, chẳng hạn Benton (2004) [1], đã đưa ra một thỏa hiệp khác bằng cách áp dụng các cấp bậc truyền thống để chấp nhận các mối quan hệ phát sinh loài. Trong trường hợp này, bò sát thuộc về lớp Sauropsida (mặt thằn lằn), và các bò sát giống như động vật có vú thuộc về lớp Synapsida (một cung bên hay cung thú), với chim và động vật có vú đã tách ra thành các lớp truyền thống của chúng.

Các nhóm bò sát

Phân loại dưới đây là sự mở rộng của lớp Reptilia để chứa cả các tổ tiên đã tuyệt chủng của chim và động vật có vú, phù hợp với quan điểm của phát sinh loài học. Như vậy, nó là tương đương với Động vật có màng ối (Amniota).

Lớp Synapsida: Mặt thú

Bộ Pelycosauria*
Bộ Therapsida
Lớp Mammalia
Lớp Sauropsida: Mặt thằn lằn
Họ Captorhinidae (tuyệt chủng)
Họ Protorothyrididae - Hylonomus (tuyệt chủng)
Phân lớp Anapsida
Họ Mesosauridae (tuyệt chủng)
Bộ Procolophonia - bao gồm cả Pareiasaur (tuyệt chủng)
Bộ Testudines - Các loài rùa, ba ba, vích, đồi mồi
Phân lớp Diapsida
Siêu bộ Ichthyopterygia - Ichthyosaur (tuyệt chủng)
Cận lớp Lepidosauromorpha
Siêu bộ Sauropterygia - Plesiosaur (tuyệt chủng)
Siêu bộ Lepidosauria
Bộ Sphenodontia - Tuatara
Bộ Squamata - Thằn lằn và rắn
Cận lớp Archosauromorpha
Bộ Crocodilia - Cá sấu
Bộ Pterosauria - Pterodactyl (tuyệt chủng)
Siêu bộ Dinosauria - Khủng long
Lớp Aves - Chim
 
:yeah: Còn về việc bò sát có nhất thiết phải là Đv có xương sống, thì ta có thể lấy VD chứng minh ngay là con rắn chẳng han. Nó vẫn có xương dù rằng k có xương chân hay các xương phát triển như các loài khác nhưng nó vẫn có xương sống mềm dẻo:dance: để bò đi như bạn thấy đấy! Theo các tài liệu thì bò sát còn là loại vật có xương đầu tiên để thích nghi với đời sống trên cạn nữa!
 
Bạn ơi mình muốn biết rằng ốc sên có phải là động vật bò sát không thôi...bạn viết nhiều quá, nhưng mình đọc vẫn không hiểu...
 
Bạn ơi mình muốn biết rằng ốc sên có phải là động vật bò sát không thôi...bạn viết nhiều quá, nhưng mình đọc vẫn không hiểu...

Ốc sên thuộc ngành thân mềm (Mollusca), lớp chân bụng (Gastropoda) chứ không phải thuộc lớp bò sát (Reptilia) bạn ơi. Thân!
 
Nhưng khi nó di chuyển thì cơ thể nó sát đất mà....

Không nhất thiết phải di chuyển sát đất là loài bò sát đâu?? Ốc sên thuộc loại thân mềm, giống như các loại ốc khác mà thôi! Các loại ốc kia cũng bo.. sát đất đấy!!:rose:
 
Cái tên Bò sát chỉ là từ do VN mình dịch ra và gán vào cho nó thôi; mấy từ này chủ yếu xuất phát từ đặc điểm hình thái hay tập quán sống của nhóm sinh vật đó (kiểu như Da gai, Chân khớp, Thân mềm, Thân lỗ .... ) =)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top