Tại sao ? Tại sao ?....

ta có thể giải thích rằng đó là trong các loài cây họ đậu đó có chứa các vi khuẩn có khả năng cố định Nitơ ở trong không khí,

Xúc tác cho quá trình cố định N
2 là enzim nitrogenaza. Thực chất của quá trình này là sự tạo phức của N2 (như là một phối tử) với hợp chất chứa kim loại chuyển tiếp (Mo và V) có trong thành phần của vi khuẩn.Sau khi Nitơ được giữ lại trong vi sinh vật , nó sẽ tiếp tục bị chuyển hóa thành các dạng đạm khác nhau dưới tác dụng của các enzim

Một số loài vi khuẩn khác thuộc giống rhizobium mặc dù tự mình không cố định được nitơ không khí, nhưng lại có khả năng làm được việc này nhờ hợp tác với tế bào của rễ cây họ đậu hay một vài loại rau củ khác. Vi khuẩn xâm nhập vào rễ cây và kích thích cây họ đậu hình thành các nốt sần ở rễ. Sự hợp tác của tế bào cây họ đậu và tế bào vi khuẩn để có khả năng cố định đạm là một quá trình không thể thực hiện được một mình. Vì vậy các cây họ đậu thường được trồng để phục hồi độ phì nhiêu của đất sau khi loài cây khác được trồng ở đó nhiều vụ. Những nốt sần vi khuẩn đó có khả năng cố định được trên 150kg N/ha/năm, gấp nhiều lần sự cố định N của vi khuẩn đất (18kg/ha/năm).


Mặc dù nitơ chiếm 4/5 khí của khí quyển, nhưng chỉ có một vài loại thực vật có khả năng dùng được nitơ phân tử. Khi các cơ thể của vi khuẩn cố định nitơ chết, các amino axit được đồng hóa thành amoniac và sau đó được biến đổi sang nitrit và nitrat nhờ các vi khuẩn nitrit và nitrat hóa.
 
Báo cáo

Tác dụng phủ đất chống xói mòn giữ ẩm và cải tạo đất của họ cây đậu nói chung và cây lạc nói riêng đang được viện tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và phát huy mở rộng diện tích áp dụng. Như mô hình trồng xen lạc với sắn ở Hồng Tiến, Sơn Dương, Tuyên Quang, 100% nông dân lựa chọn cách trồng hai hàng lạc xen giữa hai hàng sắn, vì mỗi ha lãi cao nhất 19 triệu đồng, hơn trồng sắn thuần 12 triệu đồng, lại phủ đất tốt nhất để hạn chế đến mức thấp nhất do trồng sắn làm cho đất mặt bị rửa trôi, khi năng suất sắn càng cao, càng đào bới nhiều, đất càng bị rửa trôi thoái hóa. Ðặc biệt là, viện đang tích cực mở rộng diện tích trồng lạc dại lưu niên, vì phủ đất chống xói mòn và giữ ẩm tốt nhất, sinh khối làm phân xanh trả lại đất nhiều, người trồng bỏ công ít mà có lãi thuần cao hơn cả lạc củ.
Lạc dại lưu niên có những ưu điểm của cây lạc hằng năm như nốt sần cố định đạm cho cây trồng, có sinh khối lớn làm phân xanh, lại có nhiều ưu điểm vượt trội khác. Ưu điểm thứ nhất là "lưu niên", có thể trồng bằng cành để nhân giống nhanh, trồng bằng hạt có bộ rễ phát triển tốt hơn. Mỗi kg giống hom lạc dại hiện có giá khoảng 15.000 đồng, cứ 10 kg hom nhân được độ 50 m2, cứ khoảng ba tháng lại cắt nhân tiếp ra diện tích gấp ba lần. Cũng như nhiều cây dại khác, lạc dại có tính thích ứng và chịu đựng hạn và lạnh cao, sinh trưởng tốt được cả ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, vùng cao mà cây vẫn ra hoa vàng dịu quanh năm đẹp mắt. Trồng xen dưới bóng râm của cây cao hơn vẫn phát triển tốt hơn nhiều cây khác. Ðặc biệt là, có thể cắt dây lá lạc dại thường xuyên, để có hom trồng mới phủ đất, và làm thức ăn cho gà, vịt, lợn, cá.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top