Double haploid maize from anther culture

tại sao cây ngô 2n được tái sinh từ hạt phấn ngô 1n có tỉ lệ gen dị hợp tử rất cao? Theo kết quả thực tế phân tích bằng SSR tỉ lệ dị hợp tử ở mức locus lên dến 25%???
 
Tái sinh từ hạt phấn ngô 1n nghĩa là sao? Tưởng tái sinh thì nó phải là 2n thì mới tái sinh được chứ?

hạt phấn là 1n, tuy nhiên trong kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật thì ở 1 đk môi trường nhất định người ta có thể làm cho hạt phấn tái sinh và phân chia. Tuy nhiên, để có thể tạo thành cây con thì ng ta thường xử lý colchicine để đa bội hóa thành dòng diploid => cây bình thường.

Nếu dùng SSR để xác định tính dị hợp của cây ngô thì tôi ko biết có phải là good idea k? vì SSR là những vùng lặp nhỏ mà cây ngô thì có số lượng transposon và tính linh động genome cực cao trong thực vật. Theo tôi, nghiên cứu của bạn cần phải kiểm chứng lại bằng RFLP?
 
Thank you for your attention!
Mục đích thí nghiệm của tôi là tạo ra dòng thuần hay còn gọi là dòng đơn bội kép (double haploid lines) bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn. Đây la một phương pháp rất hữu hiệu và được sử dụng rộng dãi đối với nhiều loại cây trồng đặc biệt là ngô và lúa mì. Việc sử lý colchicine chỉ để làm tăng tần số đa bội trong quá trình nuôi cấy. Trong TN, chúng tôi không sử dụng colchicine mà sự lượng bội ?là hoàn toàn tự nhiên.
Vấn đề ở đây là tôi muốn đề cập đến cơ chế nào kiểm soát sự nhân đôi trong quá trình lưỡng bội từ bộ NST đơn bội n thành 2n mà làm xuất hiện nhiều cặp gen dị hợp???Về lý thuyết nuôi cấy bao phấn và hạt phấn tách rời sẽ thu được cây đơn bội kép (double haploid) với độ thuần di truyền (tỉ lệ đồng hợp tử) rất cao. Trong thực tế khi đánh giá ngoài đồng ruộng đã cho thấy có nhiều trượng hợp không thu được cây đơn bội kép ( F2 phân li mạnh).
Ở mức phân tử xét trên nhiều locus SSR, các trình tự lặp lại rất đa dạng có độ dài ngắn khác nhau. Như vậy trong qua trình nhân đôi, sao chép đã xẩy ra hiện tượng gì???
Khác nhau ở trình tự lặp ảnh hưởng gì đến sự kiểm soát các tính trạng? các anh có tài liệu gì nói về sự khác nhau của các trình tự lặp liên quan đến tính trạng không??? Khi trình từ lặp quá nhiều thì sao???Quá ngăn thì sao??
Rất mong nhận được sự trao đổi từ các anh chị có chuyên sâu về vấn đề này.
 
Trước tiên tôi muốn nhắc lại chủ đề này.

http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=464

Điều rút ra ở đây là mặc dù bộ môn di truyền là 1 bộ môn lâu đời các các quy luật di truyền trong SGK tưởng chừng như là "hoàn mỹ" nhưng vẫn còn rất nhiều các hiện tượng di truyền có thể diễn ra ko thường xuyên nhưng vẫn là đất cho các nhà di truyền học nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng như nghiên cứu ở trên hay thí nghiệm Mendel thì những nghiên cứu này cần phải tiến hành trên quy mô đủ lớn để xác định đc tần suất và quy luật của nó.

Vấn đề ở đây là tôi muốn đề cập đến cơ chế nào kiểm soát sự nhân đôi trong quá trình lưỡng bội từ bộ NST đơn bội n thành 2n mà làm xuất hiện nhiều cặp gen dị hợp???Về lý thuyết nuôi cấy bao phấn và hạt phấn tách rời sẽ thu được cây đơn bội kép (double haploid) với độ thuần di truyền (tỉ lệ đồng hợp tử) rất cao. Trong thực tế khi đánh giá ngoài đồng ruộng đã cho thấy có nhiều trượng hợp không thu được cây đơn bội kép ( F2 phân li mạnh).

Đối tượng và vấn đề nghiên cứu của bạn Khoa nêu đây khiến tôi mường tượng (giả thuyết) đến 1 cơ chế trong tự nhiên khi một loài muốn tăng tần số di hợp hoặc tần số đột biến của gene pool tránh nguy cơ thoái hóa gene vì dòng thuần. Trong trường hợp này,

1) sinh vật có thể sử dụng 1 loại DNA polymerase hiếm gặp nhưng có tần số sai hỏng cao, hoặc ko có cơ chế đọc sửa => tương tự error-prone DNA polymerase ở VK. Nhưng điều này chắc chỉ phù hợp với đối tượng genome nhỏ

2) kích hoạt 1 cách chọn lọc các loại DNase làm mất tính ổn định của genome => các integrase, recombinase. Một số mô hình hoạt động đã tìm thấy trên nấm men, bạn có thể tham khảo

Ở mức phân tử xét trên nhiều locus SSR, các trình tự lặp lại rất đa dạng có độ dài ngắn khác nhau. Như vậy trong qua trình nhân đôi, sao chép đã xẩy ra hiện tượng gì???
Khác nhau ở trình tự lặp ảnh hưởng gì đến sự kiểm soát các tính trạng? các anh có tài liệu gì nói về sự khác nhau của các trình tự lặp liên quan đến tính trạng không??? Khi trình từ lặp quá nhiều thì sao???Quá ngăn thì sao??

việc đầu tiên đòi hỏi là bạn phải tiến hành khảo sát trên số lượng locus đủ lớn. Sao cho bạn tính được mật độ locus nghiên cứu / cM. Thông thường các SSR có thể nằm ở ngoài gene, nhưng cá biệt có trường hợp nằm trong intron và tham gia điều hòa gene. Tuy nhiên, các locus SSR có thể đồng phân ly với các gene quy định tính trạng nông sản trong 1 nhóm gene liên kết. Độ dài SSR hoàn toàn ko liên quan gì gene nếu nó ko có chức năng điều hòa gene.

Chúc nghiên cứu của bạn thành công. Hy vọng kết quả nghiên cứu có thể publish trên 1 tạp chí tầm cỡ quốc tế.

PS. Bạn có phải đang làm trong PTN trọng điểm Nuôi cấy mô TB của sếp Vịnh, sếp Hàm ko?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top