10 vạn câu hỏi vì sao?

Hoàng Đức Minh

Senior Member
Staff member
Tại sao vết thương sắp lành thì thấy ngứa?

Hiện tượng này rất hay gặp, nhưng cần phải biết rằng nó chỉ đúng với những vết thương lớn và sâu, còn những vết thương nhỏ sắp khỏi thì không có cảm giác đó.

Vì vết thương của biểu bì dựa vào sinh phát tầng của da mới khỏi được, nó không chạm đến thần kinh, không thể có bất kỳ cảm giác ngứa ngáy nào hết và cũng không có sẹo. Nhưng vết thương sâu vào trong da thì tình hình lại khác, vì nó đã tổn thương đến bắp thịt và thần kinh. Muốn chữa khỏi vết thương này, cần phải mọc thêm lớp kết đế mới, vết sẹo sau đó cũng như vậy. Huyết quản của tổ chức kết đế mới mọc rất sát nhau, thần kinh mới cũng nằm ở trong đó, rất dễ bị kích thích, phát sinh cảm giác ngứa là lẽ tự nhiên.

Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao

Nguồn: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/Ban-co-biet/2006/04/3B9E94A5/

Câu hỏi đặt ra thêm là: khi xước nông thì khi lành có gây ngứa nữa ko. Nếu dị vật còn ở trong đó thì tình hình sẽ thế nào?

Nếu vi khuẩn xâm nhập vào đó với số lượng đủ lớn sẽ xảy ra hiện tượng gì?

Giải thích vì sao khi bị thương thì phải băng vết thương lại
 
Tại sao vẩy cá phát sáng?


(thomas.voirol)
Trong lớp da thật và trên dưới những cái vẩy có phân bố rất nhiều tế bào sắc tố và tế bào ánh sáng. Nhưng nếu chỉ có tế bào sắc tố thôi thì không thể làm con cá hiện ra với màu sắc sán lạn như vậy được.

Trong lớp da của cá, còn có một loại tế bào ánh sáng, trong các tế bào này có bao hàm chất phân chim, chất phân rùa là những tinh thể không màu hoặc màu trắng, chúng tích tụ ở trong tế bào. Khi ánh sáng chiếu đến thân con cá, thông qua sự phản xạ và can thiệp của những tinh thể trong tế bào, ánh hiện lên trước mắt chúng ta liền trở thành ánh sáng lấp lánh như bạc. Cho nên vẩy cá sáng lấp lánh, chủ yếu nhờ tác dụng của các tế bào ánh sáng.

(Theo Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/Ban-co-biet/2006/04/3B9E886B/

nghe nói còn có loại cá chuyển gen phát sáng cả trong bóng tối, không hiểu người ta làm thế nào nhỉ?
 
Râu mèo để làm gì?

Ban đêm, mèo bận rộn trèo lên, nhảy xuống, rượt về phía Đông, lao về phía Tây, khẩn trương nhanh nhẹn vô cùng. Nhưng nếu bạn cắt trụi râu của nó, mèo sẽ trở nên đần thộn hẳn.

Bạn đã có kinh nghiệm như thế này: Có một con nhặng đậu trên lông mày bạn, và bạn lập tức xua nó đi. Việc này là thế nào?

Thì ra những cái lông mày vừa nhỏ vừa mềm này lại là từng cái trụ đòn bẩy nhỏ, khi nhặng rơi lên đó, làm những cái đòn bẩy động đậy, phần gốc đòn chuyển với tốc độ nhanh như chớp qua nhiều lớp lưới thần kinh phức tạp, báo lên "bộ tư lệnh" - trung khu thần kinh, và tay bèn xua nhặng đi.

Tác dụng của râu mèo có điểm giống như lông mày của người. Trong đêm, trời tối đen như mực, trước khi mèo muốn chạy qua vách hang, nếu râu chạm được vào sát cửa hang thì nó được mách bảo rằng cửa hang nhỏ, rằng trong hang hẹp không có cách nào chạy nhanh hoặc rất khó qua; nếu râu không chạm đến mép cửa hang thì nó hiểu là cái hang này to, lòng hang rộng. Khoảng cách giữa hai ngọn râu mèo bằng vành rộng của thân nó. Râu mèo trở thành hai "compa" sống.

(Theo sách Chìa khoá vàng)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/Ban-co-biet/2006/02/3B9E6027/ ?

Câu hỏi thêm là: có phải râu chó, râu chuột chũi, râu của các con vật khác mà hay chui rúc cũng như vậy ko?
 
Tại sao nên xếp hồng với lê khi giấm?

Quả chín thoát ra nhiều khí ethylene.
Kinh nghiệm dân gian cho thấy, khi ngắt những trái hồng xanh về giấm thường rất lâu chín. Nhưng nếu người ta để vào mấy quả lê hay vài quả hồng chín thì những quả xanh cũng mau chín hơn hẳn.

Trong mỗi quả xanh đều có một loại axit gây chua, chát. Ví dụ trong hồng có axit tanin, táo có axit malic, quýt, chanh có axit xitric... Khi quả chín, các axit này bị phân hủy dần và vị chua, chát sẽ mất đi. Màu quả cũng chuyển từ xanh qua vàng.

Bình thường, chỉ cần chờ đợi thì quả xanh nào rồi cũng chín, nhưng không phải ai cũng kiên nhẫn được như vậy. Mặc khác, đến vụ người ta muốn thu hoạch một lần nhiều quả chín. Vì thế cần có cách làm chúng chín nhanh hơn, đó là nghệ thuật giấm hoa quả. Trước thế kỷ 20, người ta không hiểu vì sao khi đưa một vài quả chín vào đám quả xanh thì quá trình chín diễn ra nhanh hơn.

Mọi bí mật được hé mở khi nhà hóa học Svet tìm ra phương pháp sắc ký - tức là phương pháp xác định thành phần các chất khí. Đo đạc cho thấy quả chín thường thoát ra khí ethylene. Một số quả như lê, táo chín nhanh hơn các quả hồng, mận. Chúng cũng giải phóng nhiều ethylene hơn. Loại khí này có cấu trúc phân tử gồm một nguyên tử carbon và 4 nguyên tử hydro. Nó có tính hoạt động hóa học tương đối mạnh, xúc tiến hoạt động hô hấp của cây, khiến ôxy dễ lọt qua lớp vỏ vào quả hơn, và quả cũng chín nhanh hơn. Chính vì vậy, khi xếp mấy quả lê hoặc vài quả hồng chín vào một rổ hồng xanh thì có thể tiết kiệm được thời gian giấm.

(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/Ban-co-biet/2002/04/3B9BB3E9/

Câu hỏi đặt ra thêm là: Bạn biết quả nào để với quả nào thì nó lâu chín ko? Giải thích.

Gửi thử vài bài copy vậy thôi, nếu anh chị em nào hứng thú thì xin mời tiếp tục trả lời và đặt câu hỏi.
 
Theo em nghĩ thì :
Câu1:
? ? ? ? ? Khi xước nông thì khi lành sẽ ko bị ngứa vi:còn những vết thương nhỏ sắp khỏi thì không có cảm giác đó.
Vì vết thương của biểu bì dựa vào sinh phát tầng của da mới khỏi được, nó không chạm đến thần kinh, không thể có bất kỳ cảm giác ngứa ngáy nào hết và cũng không có sẹo (em cũng thấy trên thực tế như thế)
? ? ? ? ? Nếu vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nhỏ với số lượng nhiều thì nó sé có nguy cơ rất lớn trở thanh cết thương to hơn .Vậy nên sẽ lâu khỏi hơn .Khi sắp khỏi cũng sẽ gây ngứa
? ? ? ? ? Băng vết thương để vi khuẩn khỏi xâm nhập vào

Câu3:
? ? ? ? ? Râu chó sẽ ko có chức năng đó ,vì râu nó ko dài như râu mèo
? ? ? ? ? Mỗi con vật có 1 đặc điểm thích nghi riêng,nên có lẽ ko phải râu con nào cũng có tác dụng như râu mèo(người chảng hạn).Mà máy ông già có bộ râu dài....để làm gì thế mọi người?
 
Câu 4
Quả xanh : + Để với quả chín sẽ nhanh chín
? ? ? ? ? ? ? ? ? + Để với quả xanh sẽ lâu chín hơn
? ? ? ? ? ? ? ? ? + Để với quả chóng chín sẽ nhanh chín hơn để với quả lâu chín hoặc để 1 mình
Do như trên đã giải thích ,nó ko tạo khí etylen(-kích thích quả chín)
Còn nếu nói từng loại cụ thề thì chắc là nhiều lắm(vì loài cây Việt Nam đâu có ít).Nhưng ngoài việc để hồng với lê/táo ở trên thì em cũng chưa biết thêm quả nào
 
10 vạn câu hỏi vì sao

bao nhieu % năng lượng được cơ thể sử dung khi tiêu thụ một đơn vị thức ăn?

Đây là một câu hỏi hay và khó trả lời.

Protein có thể làm gia tăng chỉ số trao đổi chất tới mức 30% trong khi cacbohdrat chỉ làm tăng chỉ số này trong khoảng 5-6%.

Nói chung,hiệu suất trao đổi chất của quá trình biến đổi năng lượng thức ăn sang dang năng lượng mà cơ thể xài được tối đa là 40%
Jill Irvin
Staff and Nutrition,Ohio University
nguồn:www.madsci.org
 
Râu chó sẽ ko có chức năng đó ,vì râu nó ko dài như râu mèo ?

Hôm nào rảnh thì đo thử nhé, xem nó có dài hơn chiều ngang của con chó ko? Nhưng nhớ cẩn thận kẻo bị nó xơi vài miếng đó.

Hôm nào tóm được con chuột thì cũng thử quan sát xem thế nào nhé :D
 
Chó là bạn của em nên ko sợ bị nó đớp
Nhưng mà có vẻ như râu nó có khoảng cách giữa hai ngọn râu chó ko bằng vành rộng của thân nó đâu!
 
Cơ thể sống lớn nhất trái đất ?

có lẽ là cá voi.Nhiều nhà sinh học biển cãi lí rằng mực khổng lồ lớn hơn.Các nhà thực vật học đã tìm thấy một loại nấm lớn sống ngầm ở bang michigan lớn cỡ 1,6 triệu phút vuông,nặng khoảng 200,000 pound

Roger Raimist
Pro.Biological Sciences
 
10 vạn câu hỏi vì sao

Tổng chiều dài ADN trong một tế bào người
(3x10^9 cặp base)x(3,4 angxtron cho mỗi cặp base) = 10,200,000,000 angxtron
1 angxtron = 0,00000001 m
===>1,02 m xấp xỉ 40 inch

Brian Cobb
Madsci Admin
 
Ấu trùng của côn trùng sinh trưởng đến một thời kỳ nhất định, do bị ảnh hưởng của chất kích tố lột xác do cơ quan nội tiết phân tách ra, khiến cho lớp da cũ tách rời khỏi tế bào của lớp da thật.
Mọi người ơi ,liệu có loại côn trùng nào ko lột xác ko nhỉ?
Nếu nó ko lột xác thì điều gì sẽ xảy ra?
 
Tui kô rành về côn trùng học, sẽ có chuyên gia khác giúp bạn, tui coi lại kiến thức thì có mấy điểm thế này
Trang http://insected.arizona.edu/insectinfo.htm thì cho là có ?có 3 dạng biến thái ở côn trùng:

biến thái hoàn toàn (metamorphis)
biến thái kô hoàn toàn (incomplete metamorphis )
Không biến thái (Ametabolous) mà ví dụ là nhóm bọ đuôi bật (bọ 3 đuôi???)


Nhưng trang http://www.caf.wvu.edu/~forage/4002.htm lại phân chia kỹ hơn

Nhóm 1: Biến thái đơn giản gồm 3 nhóm nhỏ
- kô biến thái
- biến thái kô trọn vẹn
- biến thài từng bước

Nhóm 2: Biến thái toàn diện


vậy câu trả lời đã rõ và tui nghĩ tui kô cần cung cấp các tài liệu khác cho bạn

P/S: bạn mở giùm tui sách giáo khoa sinh học 7 hay 8 gì đó mà có phần Côn trùng xem coi các tác giả viết phần bến thái thế nào. Tui kô tin là bạn kô còn giữ mấy cuốn sách này và tui chờ câu trả lời của bạn.

to Minh và Hiển: việc 2 em sưu tập các câu hỏi sinh học lý thú là rất cần thiết nó giúp ích mở mang kiến thức chi mọi đối tượng, tuy vậy tui thấy hình thức copy and paste sẽ kô hiệu quả do bên vnexpress người ta sắp xếp hợp lý rồi, mình bê về đây nó sẽ như 1 đống đồ linh tinh lại kô biết sắp xếp như thế nào do vậy hai em cần bàn bạc tìm cách nào tối ưu hoá việc tận dụng "10 vạn câu hỏi tại sao" sao ?cho hợp lý nhất cũng như khai thác madsic.org tốt nhất.
 
Anh Dũng ơi! Ở quyển sinh học lớp 7 họ chẳng nói gì nhiều đâu chỉ là phân chia ra biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn toàn vậy thôi còn mấy cái còn lại em chẳng thấy liên quan lắm.
Bài của anh toàn chữ tiếng anh em không hiểu ai làm ơn dịch dùm em được không(chỉ tóm tắt ý chính thôi cũng được).
Thanks.
 
Vậy ta có thể tập hợp theo các chủ đề sau:

1. Tại sao về các loài động vật, thực vật thông dụng gần gũi, liên quan tới ta hàng ngày. Mỗi cái làm riêng một topic (nếu có tên khoa học nữa thì tốt)

2. top 10 những cái nhất của các loài động vật, thực vật. Ví dụ: 10 con có tốc độ nhanh nhất. Cây hoa bé nhất, động vật khỏe nhất, động vật chạy nhanh nhất (nhớ không nhầm thì hình như là một loài côn trùng gì đó mà tốc độ có thể lên tới 480 km/h (nhanh hơn cả chim cắt, chim cắt đứng hàng thứ 2 thôi nhé) khi qui đổi ra kích thước cơ thể)

3. Những câu hỏi dạng khác mà giờ vẫn chưa nghĩ ra mục để cho vào.

Có lẽ cái này làm ở thư viện khoa học thì tiện hơn. ý kiến mọi người thế nào?
 
tôi đồng ý là bạn nên chuyển qua thuvienkhoahoc của Hiếu, ở đây ta chỉ nên đưa ra bàn bạc phân tích các câu hỏi,; tinh đúng-sai của câu trả ?lời hay đề ra câu hỏi mớii mà thôi.
 
Nguyễn Thị Thùy Linh said:
Anh Dũng ơi! Ở quyển sinh học lớp 7 họ chẳng nói gì nhiều đâu chỉ là phân chia ra biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn toàn vậy thôi còn mấy cái còn lại em chẳng thấy liên quan lắm.
Bài của anh toàn chữ tiếng anh em không hiểu ai làm ơn dịch dùm em được không(chỉ tóm tắt ý chính thôi cũng được).
Thanks.

The name of this type of metamorphosis means literally no metamorphosis. This may seem a bit strange at first but is very descriptive. In this example the body changes in size but there is little change) in form. The individual which hatches from the egg looks very much like a small adult but, of course, is not sexually mature. A series of molts, each with an increase in body size, ultimately results in the adult.

Examples are primitive, wingless insects such as springtails (Order Collembola) and silverfish (Order Thysanura).

http://www.uwrf.edu/~W1083004/333/metamorph.html

Tên ametabolous của dạng biến thái này nghĩa đen là kô thay đổi hình thái. Điều này có thể gây ngạc nhiên khi lần đầu tiên nghe đến nó, nhưng tự thân nó đã nói lên điều muốn nói. Trong dạng biến thái này, côn trùng thay đổi kích thước nhưng không thay đổi hình thái. Con non sau khi nở ra từ trứng sẽ có hình thái ngoài rất giống con trưởng thành nhưng dĩ nhiên là chưa trưởng thành sinh dục. Sau một chuỗi lột xác, cơ thể sẽ gia tăng kích thước, cuối cùng đạt được trạng thái con trưởng thành hoàn toàn.

Ví dụ như nhóm côn trùng nguyên thuỷ (cổ xơ), không cánh như bọ đuôi bật, bọ ba đuôi, bọ bạc (bộ Collembola và Thysanura).

em coi link để thấy hình minh hoạ.

Tui dịch đến đây thì lùng bùng: không hiểu em muốn hỏi côn trùng kô biến thái hay côn trùng không lột xác???? Chắc là tui bộp chộp kô coi kỹ câu hỏi và tra kỹ thuật ngữ..

Sau đó tui coi kỹ, nhất là con bọ bạc (silverfish - mà có tên phóng viên vnexpress hay vnn nào đó dịch là cá bạc)

silverfish


common name for primitive, wingless insects of the family Lepismatidae. The silverfish, which has two long antennae and three long tail bristles, is named for its covering of tiny, silvery scales. It develops directly in six or more molts into an adult about 1/2 in. (1.27 cm) long. It has chewing mouthparts set in a head cavity and eats starch from book bindings, wallpaper, and clothing. The silverfish is common indoors in cool, damp places such as basements. The firebrat, in the same taxonomic family, is found in warm places, e.g., near steampipes and boilers. Silverfish are classified in the phylum Arthropoda, class Insecta, order Thysanura, family Lepismatidae.

http://www.bartleby.com/65/si/silverfi.html

Đoạn tui tô đậm nói rằng con bọ bạc phát triển trực tiếp qua 6 lần ?lột xác (hoặc hơn) ?để trở thành con trưởng thành.

Hơn nữa tui coi kỹ lại về côn trùng thì họ nhấn mạnh rằng bọn côn trùng PHẢI lột xác mới trưởng thành.

Nhưng vài tài liệu khẳng định có nhóm côn trùng hoãn sự lột ?xác khá lâu tức là chúng sống trên 1 năm hoặc hơn mà kô cần lột xác

Ví dụ

Bed bugs can survive without molting for a year or longer
http://lo.redjupiter.com/gems/lisc/BedBugsDescriptionBiology.doc.


bed bug là con rệp đó em.

Vậy nay tui điều chỉnh lại câu trả lời:

- Có nhóm côn trùng không biến thái.
- nhưng kô có nhòm côn trùng nào lại kô lột xác, chúng chỉ trì hoãn quá trình lột xác mà thôi, và chỉ khi chúng thật sự trưởng thành thì mới kô lột xác thêm nữa.

Mong các anh chị em khác, bổ sung hoặc chỉnh sửa thêm.

To admin kỹ thuật: em tách câu hỏi của Linh và câu trời của tui ra khỏi topic 10 vạn câu hỏi để làm 1 topic mới.
 
Tại sao cua lại nhả bọt?



Cua là loài động vật giáp xác sống trong nước, nó giống như cá cũng dùng mang để thở. Tuy vậy, mang của cua không mọc ở hai bên đầu mà là do rất nhiều miếng xốp mềm giống như hải miên hợp thành, mọc ở hai bên phía trên của cơ thể, bề mặt được bao phủ bởi vỏ cứng.

Khi cua sống trong nước, từ phần càng cua và phần chân gốc hút nước sạch vào (ôxy hoà tan trong nước sẽ đi vào trong máu của mao mạch mang), sau khi chạy qua mang được nhả ra bởi giác quan hai bên miệng.

Tuy cua thường sống trong nước nhưng nó lại khác với cá, nó thường xuyên bò lên đất liền tìm kiếm thức ăn, ngoài ra sau khi rời khỏi nước nó cũng không bị chết khô. Đấy là do trong mang của cua dự trữ rất nhiều nước, khi rời khỏi nước vẫn như ở trong nước vậy. Nó cũng có thể không ngừng thở, hít vào một số lượng lớn không khí, nhả ra bởi giác quan 2 bên miệng. Bởi vì không khí mà nó hít vào tương đối lớn, hàm lượng nước và không khí trong mang có chứa cùng nhả ra đã hình thành vô số những bọt khí, càng ngày càng nhiều, do vậy phía trước miệng đùn thành rất nhiều bọt màu trắng.

(Theo sách Động Vật)
 
Vì sao ớt cay?


Cái vị bốc lửa của ớt thực ra là một mẹo tiến hoá được dùng để chặn đứng các con thú định ăn quả và phá huỷ hạt của chúng. Nhưng khéo thay, tạo hoá vẫn còn chừa lại loài chim, vốn "tỉnh bơ" trước vị cay, có thể ăn được thứ quả khó nuốt này và truyền nòi giống của ớt đi xa hơn.

Điều này giúp đảm bảo sự sống còn của họ nhà ớt. Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Montana và Đại học Bắc Arozina (Mỹ) đã tìm thấy trong ớt chất capsaicin khiến nó có vị cay nóng đặc biệt. Chất này kích thích các vùng da và lưỡi, vốn là nơi cảm nhận cái nóng và đau, đánh lừa não rằng nó đang “đốt cháy” da. Capsaicin khiến thú phải chạy xa nhưng lại không hề hấn gì với chim.

Khi tìm hiểu thói quen ăn uống của động vật sống xung quanh vùng có nhiều ớt mọc ở miền Nam Arizona, người ta đã thấy chuột và các loài gặm nhấm sa mạc không hề động đến thứ quả này nhưng lại chén ngon lành các hoa quả khác. Trong khi đó, chim gần như độc quyền với món ớt.

Phát hiện này có thể mở ra những phương thức mới kiểm soát hiệu quả các loài chim gây hại cho cây trồng, hoặc chế ra thứ hạt đặc biệt để tiêu diệt động vật có hại mà không ảnh hưởng đến các loài chim.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top