Phương pháp dạy sinh học ở trường phổ thông

Hiện nay có nhiều triết lý về phương pháp dạy học sinh học cho học sinh phổ thông. Theo em được biết ở một số nơi được đào tạo phương pháp dạy học tích cực phát huy tinh thàn ham học hỏi và tò mò (là bản tính tự nhiên của mỗi học sinh) để truyền đạt phương pháp tư duy. Trong thực tế các thầy các cô, các anh các chị có áp dụng phương pháp kích thích óc tò mò và niềm đam mê cho học sinh không ạ?

Nhưng có một thực tế là mặc dù sinh viên sư phạm được học về phương pháp dạy học mới nhưng khi đi dạy thì lại không làm theo phương pháp đó vì phân phối chương trình không cho phép, không có hướng dẫn cụ thể mà dạy học sinh học ở trường phổ thông chỉ chú ý tới mức độ thuộc bài của học sinh (phần lớn là theo kiểu vẹt) chứ ít khi chú ý đến thay đổi nhận thức của học sinh, làm học sinh thêm yêu môn khoa học đầy hấp dẫn và thú vị này.

Em còn nhớ hồi em học phổ thông thì sinh học được coi là môn phụ (đối với các bạn thi khối A,D,C) và học được chăng hay chớ, nghe đến bài tập di truyền là xanh xám mặt mày rồi, nghe đến nó là đã sợ bảo bài tập di truyền rất khó, nhưng thật ra nó không đến nỗi khó như vậy mà bài tập di truyền ở phổ thông chủ yếu áp dụng công thức là ra. Vậy em muốn hỏi các thầy các cô, các anh các chị đã và sẽ làm gì để giải thích cho học sinh hiểu ra là bài tập sinh không hề khó, mà cái khó là ta không chịu suy nghĩ và không muốn suy nghĩ.

Em được nghe kể một trường hợp không biết có phải truyện tiếu lâm không: Đó là có một học sinh lớp 12 mà khi nhìn thấy con bò và con lợn thì nhảy lên thích thú và hỏi nó là con gì? Sao trông nó to thế? Nó đẹp thế, lại hôi rình... chả giống trong sách gì cả. Liệu điều này có thực ko? Hay chỉ là chuyện tiếu lâm nói cho vui.

Nếu nó là thực thì quả là một điều đáng báo động.

Trong cái link của ĐH Cần Thơ ở trên có đoạn
Trong dạy học sinh học cần truyền thụ cho học sinh kiến thức cơ bản về sinh giới một cách vững chắc,đó chính là những khái niệm sinh học . Ðồng thời còn làm rõ khả năng vận dụng những kiến thức này trong đời sống. Học sinh phải được làm quen với các phương pháp và biện pháp kỹ thuật khoa học tự nhiên. Cầøn phối hợp thống nhất giữa truyền thụ kiến thức với phát triển năng lực và giáo dục. Kiến thức đạt được là cơ sở cho sự hoạt động có mục đích, cho hướng nghiệp một cách có ý thức khi chọn nghề cũng như cho nghề nghiệp tương lai và khả năng hình thành, phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.

Vậy đã bao giờ các thầy các cô, các anh các chị và các bạn đã thực hiện điều này chưa? Và trong mục đích đó thì đạt được bao nhiêu %.
Mong được tiếp thu ý kiến và kinh nghiệm thực tế của các thầy , các cô và các anh các chị và các bạn.
 
Học sinh ở trường em gần như học sinh đều phải tự mình học và kiếm tài liệu lấy
Tài liệu các cô có phát nhưng em thấy chẳng đầy đủ gì cả mà chỉ như chép lại từ SGK thôi
Các cô dạy sinh ở lớp đã chán mà dạy trong đội tuyển thì còn chán hơn nữa....
Học sinh được hẹn là 7h có mặt vậy mà chẳng thấy cô đâu -> ở đến 8h thì có thông báo là cô đi ăn đám cưới rồi...><
Gần như giáo viên sinh trường em ko ai muốn dạy cả!!!!
Với những người ko muốn học thì ko sao nhưng ngay cả những người muốn học mà bị đối xử như vậy thì thật là bất công quá!!!!
 
Còn mình thì chán lắm.Làm đi làm lại ba cái bài tập chán ngấy,mình sẵn sàng tinh thần ngủ :D
Thường trong giờ sinh mình hay ngồi tự chế bài làm còn hay hơn chép bài của mấy thầy cô.Mấy ông bả toàn lấy trong sách tham khảo thôi.Kiếm trong sách tham khảo bán ngoài nhà sách nát mắt cũng không ra loại bài nào nhìn có vẻ hay hay.
?Nếu rảnh thử post lên đây nhờ mọi người sửa giùm cái đề. :)
 
Thực trạng dạy học sinh học ở VN đáng buồn vậy sao? mà cũng phải thôi, khi nền GD còn quá nhiều bất cập. Tôi nhớ năm ngoái hình như có topic bàn luận về vấn để dạy học sinh học rồi thì phải. ?Cũng có nhiều điều đáng bàn lắm ?:lol:
?Bản thân tôi ?chuẩn bị nửa tháng nữa là ra trường và trở thành 1 giáo viên dạy Sinh đấy. Nhưng tôi vẫn ko dám định hình cho mình 1 phương pháp dạy học cụ thể bởi nhiều lí do
1- Dạy theo kiểu phổ thông từ trước đến này : đọc và chép? liệu chúng tôi có làm được hay ko? tôi chắc chắn là ko. Bởi vì bản thân chúng tôi ko được đào tạo theo kiểu đó. Cái chúng tôi muốn là sử dụng những pp dạy học tích cực để kích thích sự tìm tòi chủ động của HS chứ ko muốn HS học 1 cách thụ động
2- Dạy học tích cực nhưng liệu có thể làm được hay ko? liệu khi ra trường chúng tôi có thể có điều kiện sử dụng pp đó ko? khi chương trình thì quá nặng, cơ sở vật chất thì quá nghèo nàn? pp dạy học cũ thì quá lạc hậu, quan hệ giữa GV mới ra trường và GV kinh nghiệm lâu năm thì hết sức nhạy cảm....

? Đã có trường hợp "dở khóc dở cười " của chị khóa trên tôi, Khi dạy 1 bài sinh học có GV bộ môn dự giờ. Cuối giờ góp ý xảy ra tranh luận: GV chị bạn tôi i dạy sai kiến thức... Chị bạn tôi ko biết phải giải thích kiểu gì để cho cô giáo đó hiểu rằng những gì chị dạy hoàn toàn đúng , chỉ có điều cô giáo đó ko cập nhật thông tin, ko tìm tòi nên ko hiểu mà thôi. Cuối cùng chị phải về trường nhờ thầy giáo tổ trưởng tổ phương pháp khoa tôi xin ý kiến. ?Đúng là chuyện cười nhưng thật. Phản ánh đội ngũ giáo viên già ?bảo thủ kinh khung, nên SV tụi tôi đi thực tập sư phạm thì cũng chả dám ?lôi cái mớ pp tích cực ra để dạy, coi chừng cháy giáo án+ điểm kém thì nguy to, đôi khi vẫn phải trung thành với lối dạy học cổ truyền ở VN...hik

?Bàn ra thì hàng trăm lí do, nhưng với ?kiểu GD của VN thì biết bao giờ mới thực sự là GD? 1 nền GD toàn diện nhưng lỗ chỗ hổng. HS học theo kiểu nhổi nhét, ép buộc, học lệch, học tủ. vì thế chẳng lạ lẫm gì khi thấy các em HS các khối khác nhìn môn sinh của chúng ta như môn tử thần, nhìn những bài tập di truyền 1 cách phức tạp và rắc rối. Theo tôi, trước tiên GV phải làm sao để HS yêu thích môn SInh, nhìn môn Sinh dưới 1 góc độ của 1 môn học hiểu biết khoa học chứ ko phải 1 môn học bắt buộc khô khan, học sinh học ?các em sẽ tìm hiểu được nhiều điều thú vị trong thế giới sống của chúng ta ... đưa những bài lí thuyết vào thực tế quan sát, bằng hiện tượng,...đó cũng chính là 1 pp tích cực mà người GV dạy Sinh có thể làm để giảm bớt nỗi "sợ hãi" của bất kì em HS nào đối với môn SInh. Nói thì dễ nhưng làm cũng khó lắm ?:oops:
 
nghe em nói mà thật khổ.

vậy tui hỏi em, sau này em có dám dạy HS em chữ DNA và RNA kô hay vẫn ADN và ARN????
 
Tuy thầy cô giáo trẻ có biết nhiều thông tin hơn thật nhưng kỹ năng trình bày thì vẫn còn phải học các thầy cô già đấy. Việc dạy là một nghệ thuật không phải ai cũng học ra là làm được mà tùy thuộc vào năng khiếu & kinh nghiệm. Nước ngoài vẫn có nhiều giáo sư "ít cập nhật" (ví dụ không biết sử dụng máy tính", nhưng cách họ truyền đạt thì vẫn rất hay vì nó thân thiện, dễ nắm bắt và dễ nhớ (ví dụ các bài vè, các mẹo mực khi nắm bắt & nhớ các vấn đề). Dạy học tuy có nhiều mục đích sâu xa khác nhưng cái bên ngoài của nó (phong thái của ông thầy, khả năng gây ấn tượng với học trò bằng trí nhớ...) cũng rất quan trọng.

Các bạn trẻ ra trường cần cẩn thận: không phải cứ bơm thật nhiều kiến thức mới vào là học sinh thích. Ta cần cẩn thận khi truyền đạt kiến thức mới. Nó phải tương thích với nền kiến thức cũ nếu không học sinh sẽ loạn (nói chung phải biết gấp nhiều lần những gì ta định nói & phải nắm bắt được tổng quan của nó). Nếu học sinh tò mò thì ta có thể giải đáp riêng, tránh gây nhiễu trên bộ phận lớn. Nói chung vì không thay đổi được chương trình giảng dạy nên ta nên chuyển biến nó trong một chừng mực có thể. Ví dụ: vận dụng cách thức & kinh nghiệm của mình làm học sinh nắm bài nhanh hơn, cách đánh giá toàn diện, chủ động cũng giúp học sinh thích thú hơn. Nên coi trọng thái độ học vì điểm của học sinh nhưng định hướng cho nó lành mạnh. Hiện tượng "nước đến chân mới nhảy" là phổ biến nên giúp học sinh khắc phục (phụ đạo nhiều vào cuối kỳ...) thay vì chỉ phê phán miệng.

Một trong nhưng điều trăn trở của tôi là "làm sao kiến thức đó chuyển thành nhận thức". Ví dụ học sinh học nhiều về các vi trùng vi khuẩn gây bệnh nhưng điều đó có khiến họ sống vệ sinh hơn không? Và nhiều điều cao siêu hơn nữa (ví dụ về tâm sinh lý tuổi mới lớn, ...v.v). Làm thế nào để kích thích quá trình chuyển kiến thức thành nhận thứ là một thử thách lớn với giáo dục ở mọi nơi, tuy nhiên có lẽ ở VN thì thấy rõ nhất.

Vấn đề quan hệ với lớp người già thì các bạn nên nhìn nhận nó theo một hướng khác. Mối quan hệ này rõ ràng không mang tính chuyên môn (các ông thầy già bực mình vì thái độ & cách cư xử của các bạn nhiều hơn là việc họ sai kiến thức) & nó cũng giống như trong gia đình bạn vậy thôi (có khi nào bạn cãi nhau với bố mẹ về quan niệm sống hiện nay chưa...?). Và không phải ai già cũng bảo thủ.

Để tránh nhàm chán việc mở rộng kiến thức bằng giao lưu với đồng nghiệp & học sinh, đi học sau đại học...v.v sẽ giúp giáo viên có nhiều cách nghĩ mới hơn. Ưu thế của người trẻ là ít tự ái, ham học hỏi, sẽ được học sinh quý mến hơn. Nói chung làm giáo viên giỏi phổ thông khó hơn nhiều so với giáo viên đại học vì nó còn liên quan đến vấn đề mẫu mực, mô phạm cho học sinh nữa. Chúc các bạn giáo viên tương lai vượt qua được các cửa ải này.

Đối với các bạn học sinh tôi có mấy ý kiến thế này: Nếu có năng lực các bạn nên tập tổng quan kiến thức, ngẫm nghĩ về một vấn đề nào đó trong thời gian rỗi thay vì đi làm quá nhiều bài tập di truyền (ví dụ các bạn đọc một bài báo về cúm gia cầm, các bạn vận dụng được kiến thức như thế nào để giải thích cho một layman hiểu vấn đề đó). Các bạn sẽ thấy người giỏi sau này là những người nắm bắt nhanh, hiểu biết rộng chứ không phải những người thành thạo kỹ năng giải quyết một vấn đề nào đó.
Mà nếu có làm bài tập các bạn cũng nên làm theo tinh thần "mastery" (nắm bắt cốt lõi, thầy) thay vì pedantry (máy móc, thợ). Làm thợ cũng tốt vì nếu làm rất giỏi trông vào cũng chẳng khác thầy lắm nhưng với thời gian sẽ bộc lộ ra hết thôi. (tất nhiên để thi đại học đậu ta nên tạm chấp nhận làm thợ vài tháng ?:D )
 
he he he, vì người trẻ tuổi thường nghĩ họ làm được rất nhiều việc mà họ quên đi rằng những người lớn cũng đã có thời trẻ và đương nhiên họ vấp váp cũng ko phải ít, nên cách nhìn và cái nhìn của họ thường bao quát hơn, rộng hơn và vị tha hơn. Người trẻ luôn luôn muốn "chứng tỏ" năng lực của mình là ko thua kém các vị cao niên hơn hẳn các vị về kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng sư phạm mà mình vừa học ở nhà trường ra đem áp dụng khéo léo tài tình mà ?:mrgreen: . Nhưng kiến thức ko quan trọng, hôm nay nó đúng nhưng ngày mai có thể nó sai đó là sự phát triển tất yếu của lịch sử quan trọng là cách nhìn sự việc và đưa ra giải pháp hợp lý. Ở Việt Nam ít thấy những cuốn sách giới thiệu về những thế hệ đi trước ở các trường, các chuyên ngành, nêu bật vai trò và những cống hiến của họ, do ít được tiếp cận hoặc tiếp cận một cách chung chung nên người trẻ dường như hoàn toàn ko biết và cũng ko muốn tìm hiểu những điều đó để nhìn ra tầm vóc và trải nghiệm của những người đi trước, (vì điều này tốn rất nhiều thời gian và công sức).

Học sinh có thể ko thể chịu được khi thầy cô lớn tuổi dạy sai đoạn này đoạn kia trong sách, nó mâu thuẫn với những gì mà bạn đó hiểu. Đó là chuyện thường chả có gì phải băn khoăn cả, vì chúng ta được dạy theo "gương" của các danh nhân được viết trong sách giáo khoa rằng: Một mình ông ta có quan điểm đúng, một mình chống lại tất cả những hiểu lầm, rằng thời gian sẽ trả lời xem ai đúng ai sai thẳng tưng, người sai sẽ phải thế này thế nọ thế kia... Trong khoa học thực nghiệm, nghiên cứu thì nó được khuyến khích nhưng trong giáo dục và trong ứng xử giữa giáo viên và học sinh thì điều này rất nguy hiểm vì sao thì mọi người rõ hơn em rồi ?:oops: ?em còn bé mà :mrgreen:

Để kiến thức chuyển thành nhận thức thì nó phải gắn với những gì gần gũi và hữu ích đối với người đó. Chẳng hạn khi dạy cấu tạo giải phẫu của ếch chẳng hạn thì thay vì mớ kiến thức giải phẫu học rằng nó có bao nhiêu cái xương, xương này có tác dụng gì? Tại sao nó lại có mấy cái đó. Thì em nghĩ thử dạy khác đi một chút rằng: Món ếch rán chẳng hạn các em đã bao giờ ăn chưa? Ngon nhất là cái đùi đúng ko? chà, tẩm bột rán mới ngon làm sao? Các em có để ý làm thế nào để vặt được cái đùi ra khỏi con ếch dễ nhất khi ăn món này ko? đại loại như thế, nhưng phải gắn với cái gì dễ hình dung và nhiều bạn đã làm rồi hoặc thử những cái đó rồi. Việc liên tưởng này chẳng đơn giản chút nào cả nhưng có thể thỉnh thoảng áp dụng một số bài trong cả năm học thì vẫn được.

Nhưng điều quan trọng nhất là đức tính chuẩn mực, lối cư xử mẫu mực của người giáo viên vì phần lớn thầy cô giáo là thần tượng của các em, các em sợ thầy cô giáo hơn cả sợ ngáo ộp hay bị ăn roi, ăn mắng của bố mẹ. Cho nên thầy cô phải hết sức cẩn thận.

Về lương lậu xin miễn bàn ở đây. Vì đó là vấn đề nổi cộm của bất cứ một ngành nào ở nước ta.
 
Ở ĐH bạn có thể tự do sáng tạo trong cách truyền đạt, kiến thức càng cũ càng bị coi thường (trứ ?mấy môn kô thể thay đổi như phân loại chẳng hạn, bạn kô thể tự ý chế tên con này con kia) và kiến thức mới kô có nghĩa là bộp chộp.

Nhưng ở PTTH thì khác, tui dám khẳng định rằng nền giáo dục phổ thông chúng ta sẽ chẳng thể nào tiến lên nỗi khi mà chữ ADN vẫn còn trong sách GK. Điểm mấu chôt này tưởng nhỏ nhưng chính nó thể hiện mạnh mẽ nhất sự bảo thủ, trì trệ, kô dám sửa sai, kô chấp nhận cái mới của nền GD nói chung và các cây đa cây đề nói riêng.

To Hiền: Tui ủng hộ sự mạnnh dạn của các SV ngành sư phạm dám đột phá cái thành lũy trì trệ những cá nhân bảo thủ, kô cập nhật thông tin nhưng lại thừa quyền hành để phê điểm xấu cho ai phản đối mình.
 
Hêhe: nhắc lại cái vụ DNA hay ADN mà cũng phải có đến hội thảo này hội thảo nọ đấy. Thật hết biết. Sao các cây đa cây đề không dùng MS Word để mỗi lânhf đánh ADN nó cho luôn thành AND cho khỏe nhỉ ?:D
 
Về phương pháp học và dạy có quyển: Học và dạy cách học. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên). NXB: ĐHSP, 2004. Quyển này dạy về cách hành tư duy và cách dạy thế nào để các học sinh đến nghiên cứu sinh nắm được.

Nhưng quyển này khó xơi lắm, em đọc 7 lần, chép những đoạn quan trọng của chương học cách học mà cũng chả hiểu mấy, phiền thật.
 
@Minh: Cách học dễ hiểu nhất là xâm nhập thực tế. Vd như khi chúng ta ngồi đọc 1 quyển pp giảng dạy, rất tâm đắc với cách lập luận đưa ra nhưng khi đứng trên bục giảng, để vận dụng được những cái chúng ta chiêm nghiệm vào bài giảng thì cũng là điều đáng bàn. Ko cẩn thận thì giáo án cháy khét lẹt :mrgreen: (kinh nghiệm xương máu của tớ đợt đi thực tập đây, còn sau này khi đi dạy chính thức thì ko còn quá quan trong giờ giấc nữa, nhưng cái tôi nói là kĩ năng )
@ anh lonxon( thích gọi tên anh vậy hơn ?:oops: ): Hình như e trả lời câu hỏi của anh rùi ?chứ nhỉ, tìm hoài ko thấy lại...hik(chắc do lỗi mạng): ?lẽ dĩ nhiên là em sẽ dạy HS theo những gì e biết và những thông tin e cập nhật được
?Còn chuyện ?làm sao để dạy tốt thì xin các bác bộ GD cứ làm sao để ngành GD "tốt" thì sẽok thôi, "nồi ?hỏng thì làm sao nấu cơm ngon" được ?:oops:
 
Em ko có ý định theo ngành sư phạm để dạy người khác, sách dạy cách học (cách học thôi nhé, vì em ko có ý định đi dạy người khác) ?như thế nào thì em cũng biết và có đọc vài quyển: biển học vô bờ, tôi tự học, cách mạng học tập... nhưng thấy quyển học và dạy cách học là hay nhất hướng dẫn cụ thể rõ ràng về từng công việc "bếp núc" của học như thế nào thì quyển Học và dạy cách học là hay nhất nhưng thực hiện chả dễ chút nào.

Em thích nhất câu này của cuốn sách: người dạy tốt thì phải là người tự học tốt và là một tấm gương của tự học thì mới có thể dạy người khác cách tự học được, có biết tự học như thế nào thì mới dạy người khác biết cách tự học được.

Nhưng chả đơn giản khi thực hiện những lời khuyên về pp ghi chép, pp học bài, ghi bài, cách vận dụng, cách sắp xếp tư liệu và cách học tiếng anh theo kiểu "tập trung cao độ", cách hành tư duy sao cho đạt được học ở mọi chỗ, mọi nơi, mọi pp, mọi hoàn cảnh, mọi người và qua mọi nội dung của quyển đó cả.
 
Mình đồng ý,chẳng thực tế chút nào.
Mình nhớ từng đọc đâu trong di truyền học của phạm thành hổ,người ta vẫn không tin mấy cái định luật di truyền mãi tới khi công trình của watson và F.crick được công bố xa gần cho bà con trăm họ rõ.Thi xong đại học,cậu qua bên tạp chí di truyền học ứng dụng đọc bài kỹ thuật PCR ƯD xác định QLDT bệnh gì về hemoglobin ấy.Bài đó mình đọc rồi nhưng chẳng nhớ nó nằm ở quý nào năm nào.
 
Công nhận ý kiến của các em hoàn toàn đúng. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các thầy cô hướng ra đề thi tương lai sắp tới. Sắp tới sẽ hạn chế ra những bài tập di truyền rắc rối nhưng ko thực tế. ? Mà thay vào đó là những kiến thức, bài tập sinh học ?thực tế hơn
?Nhưng tất cả vẫn còn ở tương lai ( xa hay gần là phụ thuộc vào các bác bên bộ GD )
 
Coi bộ mấy anh chị học môn sinh sướng thiệt ! Ở trường em có cái kiểu mỗi người mối cách dạy ! Em ớn học vi sinh lắm, cảm giác không chắc ăn , giờ hong đủ can đảm thi nà !
 
Chào chị Hiền,
Chị đọc sgk 10 banKHTN mới chưa?
Em muốn nghe ý kiến của chị về cách dạy phần hô hấp,quang hơp (đặc biệt là phần cơ chế ấy ạ)
Nếu kiểm tra 1 tiết phần này chị xử sao ?
Khổ ải cơ chế chắc chị em mình đã rõ thế còn tụi nhỏ chị sắp dạy?
À,hay là bác mèo blindcat giải hộ em câu này luôn đi ạ.
Nam mô a di đà phật,cơ chế là bể khổ quay đầu là bờ,ha ha
 
hehe, chị chưa ngó qua cuốn SGK sinh 10 ban KNTN được, dạo này hơi bận. Mà hình như mấy nhóc HS của chị chưa mua được sách GK thì phải. Khổ lắm cơ, bộ GD thay sách. HS và GV phải chạy theo bộ thôi.
EM hỏi vậy chị phải tức tốc đi lùng coi sao mới được, chị sẽ có câu trả lời cho em sau nhe, okie?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top